Phân tích dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý hay gặp và rất dễ tái phát. Vậy có những dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Điều trị viêm lộ tuyến là vấn đề được chị em quan tâm hiện nay. Vậy dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì? Cùng tìm hiểu dấu hiệu khỏi cũng như những điểm cần lưu ý khi theo dõi điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung qua bài viết dưới đây nhé!

1. Những phương pháp điều trị viêm lộ tuyến thường được áp dụng

Cổ tử cung là bộ phận tiếp xúc với âm đạo (cơ quan dạng ống nối giữa bộ phận sinh dục ngoài và tử cung) và thân tử cung (vùng tử cung ở bên trên, có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi trong suốt thai kỳ). Bình thường, cổ tử cung được cấu tạo từ hai loại tế bào đó là:

  • Tế bào biểu mô tuyến: là tế bào ở bên trong cổ tử cung, có nhiệm vụ tiết ra chất nhầy giúp duy trì pH âm đạo ở mức bình thường. Việc làm này giúp bảo vệ âm đạo khỏi các vi sinh vật gây hại.
  • Tế bào biểu mô lát: bao phủ bên ngoài cổ tử cung. Lớp tế bào này không có khả năng tiết dịch, có tác dụng bảo vệ cổ tử cung khỏi những tác hại xấu từ môi trường.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng tế bào biểu mô tuyến phát triển bất thường ra bên ngoài thay thế vị trí của tế bào biểu mô lát.

Những tế bào tuyến ở vị trí này vẫn tiếp tục tiết dịch tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây hại như virus, vi khuẩn, nấm phát triển và gây viêm nhiễm ở cổ tử cung.

Căn cứ vào nguyên nhân gây viêm lộ tuyến và những dấu hiệu lâm sàng người bệnh gặp phải, bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp điều trị như điều trị bằng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa.

Điều trị bằng thuốc là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong thời điểm hiện tại. Mặc dù đây chỉ là phương pháp điều trị mang tính chất tạm thời nhưng sẽ giúp tiêu diệt được những vi sinh vật gây viêm ở cổ tử cung. Cụ thể là:

  • Thuốc đặt âm đạo: thuốc có cấu tạo giống viên đạn. Sau khi vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, người bệnh sẽ được đặt thuốc vào âm đạo. Những loại thuốc này giúp tiêu diệt nấm và một số loại vi sinh vật khác.
  • Kháng sinh toàn thân: trong trường hợp viêm nhiễm nặng ảnh hưởng toàn thân, bác sĩ có thể chỉ định dùng phối hợp với kháng sinh để tiêu diệt tốt hơn căn nguyên gây bệnh.
  • Gel rửa và bôi: chất nhầy từ gel có thể giúp giảm cảm giác ngứa rát vùng kín, tạo tâm lý thoải mái và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Sau khi đã ổn định tình trạng viêm, bác sĩ sẽ quyết định điều trị triệt để tình trạng lộ tuyến bằng can thiệp ngoại khoa. Một số biện pháp thường được áp dụng hiện nay là:

  • Đốt điện: sử dụng dòng điện có năng lượng cao để phá hủy vùng cấu trúc lộ tuyến ở cổ tử cung. Phương pháp này giúp điều trị hiệu quả nhưng có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như đau, chít hẹp lỗ cổ tử cung.
  • Đốt laser: phương pháp này tương tự như phương pháp đốt điện nhưng thay vì sử dụng dòng điện, bác sĩ sẽ sử dụng tia Laser để tiêu diệt vùng lộ tuyến tại cổ tử cung.
  • Áp lạnh: sử dụng khí N2O ở nhiệt độ thấp để đông cứng và làm chết những tế bào lộ tuyến giúp cho các tế bào lát phát triển và hồi phục. Đây là một phương pháp hiệu quả nhưng cũng tồn tại nhiều rủi ro như sẹo lành chậm, tiết dịch nhiều, lỗ cổ tử cung bị chít hẹp.

Thời gian và hiệu quả điều trị phụ thuộc khá nhiều vào bác sĩ cũng như phương pháp được áp dụng. Vì vậy, khi đi khám tình trạng lộ tuyến, người bệnh cần phải cân nhắc lựa chọn phòng khám uy tín và bác sĩ kinh nghiệm để được điều trị cũng như theo dõi sát sao các dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Một số phương pháp điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung hiện nay
Một số phương pháp điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung hiện nay

2. Phân tích dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung

Sau khi điều trị, một trong những cơ sở để khẳng định khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung là các triệu chứng lâm sàng được cải thiện. Một số triệu chứng mà người bệnh cần theo dõi trong quá trình điều trị là:

  • Dịch âm đạo dần trở về bình thường: thể tích giảm, dịch âm đạo có màu trắng và mùi hơi tanh.
  • Không còn chảy máu khi quan hệ tình dục: do phần cổ tử cung lại được tế bào biểu mô lát bảo vệ nên khi quan hệ phụ nữ không còn đau đớn hay chảy máu như khi mắc viêm lộ tuyến nữa.
  • Vùng kín không có mùi hôi: một trong những điểm khiến phụ nữ mắc viêm lộ tuyến không tự tin là do mùi bất thường từ vùng kín. Khi đã điều trị tốt tình trạng lộ tuyến, vùng kín sẽ không còn mùi hôi nữa.
  • Giảm ngứa âm đạo: sau khi đã tiêu diệt những nguyên nhân gây viêm cổ tử cung, tình trạng ngứa vùng kín sẽ được cải thiện.

Mặc dù, đây là những dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung khá chắc chắn nhưng để khẳng định chính xác đã khỏi viêm lộ tuyến chưa, người bệnh cần tái khám để bác sĩ quan sát trực tiếp vùng cổ tử cung cũng như lấy dịch xét nghiệm vùng này để khẳng định chính xác đã khỏi bệnh.

Dịch âm đạo trở về bình thường là dấu hiệu người bệnh khỏi bệnh viêm lộ tuyến
Dịch âm đạo trở về bình thường là dấu hiệu người bệnh khỏi bệnh viêm lộ tuyến

3. Khi nào cần liên hệ bác sĩ

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý hay gặp và rất dễ trở nên nặng hơn nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, người bệnh nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn hướng xử trí tiếp theo:

  • Khí hư ra nhiều hơn.
  • Khí hư có màu bất thường thậm chí là khí hư màu đen.
  • Khí hư có mùi bất thường.
  • Ngứa vùng kín dữ dội.
  • Chảy máu vùng kín.
  • Sốt.
  • Mệt mỏi.

Khi dịch âm đạo bất thường, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng hay gặp và rất dễ tái phát. Vì vậy, khi có những dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung, người bệnh cũng không nên chủ quan mà phải tiến hành chăm sóc vùng kín để tránh tái phát. Cụ thể là:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: rửa vùng kín bằng nước sạch hoặc các dung dịch ít gây kích ứng, không nên thụt rửa âm đạo hay ngâm vùng kín quá lâu để tránh vi sinh vật gây hại có cơ hội phát triển.
  • Giữ vùng kín khô thoáng: chọn quần lót khô thoáng, không quá bó. Ngoài ra, chị em nên lau khô vùng kín mỗi lần đi vệ sinh.
  • Quan hệ tình dục an toàn: chị em không nên quan hệ trong quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, khi quan hệ nên sử dụng bao cao su và không quan hệ nếu đối tác đang mắc những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai,…
  • Không nạo phá thai: sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả nếu không có ý định sinh con để tránh nạo phá thai ngoài ý muốn. Việc làm này có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung.
  • Khám phụ khoa định kỳ: đi khám theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc duy trì tần suất 6 tháng/lần.

4. Kết luận

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung. Đây là bệnh lý dễ mắc nhưng thời gian điều trị khỏi lại kéo dài.

Vì vậy, khi mắc bệnh, chị em nên tìm cho mình những phòng khám uy tín để được bác sĩ có chuyên môn theo dõi điều trị trong thời gian dài.

Chị em có thể tham gia vào Group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA để trao đổi với những người đã và đang điều trị viêm lộ tuyến cũng như nhận được tư vấn hiệu quả từ các bác sĩ có chuyên môn nhé!

Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Soi tươi huyết trắng để làm gì?

Nhiều chị em thắc mắc: “Soi tươi huyết trắng để làm gì?”. Đây là một xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý phụ khoa. Cùng bài viết tìm hiểu nhé.

Thông tin kiến thức
Hướng dẫn cách đọc kết quả soi tươi dịch âm đạo

Soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán mức độ viêm và tác nhân gây bệnh phụ khoa. Tìm hiểu cách đọc kết quả bình thường và bất thường để điều trị kịp thời.

Thông tin kiến thức
Clue cell trong kết quả soi tươi là gì?

Nhiều chị em khi nhận được kết quả xét nghiệm chưa nắm rõ Clue cell trong kết quả soi tươi là gì. Tìm hiểu ngay về Clue cell trong xét nghiệm soi tươi.

Thông tin kiến thức
Kinh nguyệt ra ít có sao không?

Kinh nguyệt ra ít là triệu chứng rất thường gặp ở chị em trong những ngày hành kinh. Cùng làm rõ nguyên nhân kinh nguyệt ra ít ở bài viết dưới!

All in one
Liên hệ