Phụ nữ mang thai có bị rong kinh không?

Phụ nữ mang thai có bị rong kinh không?

bác sĩ Lê Thị Quyên-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
bác sĩ Lê Thị Quyên-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đang mang thai có bị rong kinh không? BSCKII Lê Thị Quyên sẽ giải đáp cho chị em trong bài viết này.

Nhiều chị em, đặc biệt là các mẹ chuẩn bị mang thai lần đầu tiên có thể sẽ thắc mắc đang mang thai có bị rong kinh không? Các chị em cùng tìm hiểu bài viết dưới đây là hiểu đúng về vấn đề này nhé.

1. Đang mang thai có bị rong kinh không?

Nhiều chị em lần đầu làm mẹ có thể có thắc mắc mang thai có bị rong kinh không hay rong kinh là có thai không? Câu trả lời là không có. Kinh nguyệt hay rong kinh chỉ xuất hiện khi trứng không được thụ tinh với tinh trùng.

Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, theo sinh lý bình thường, ở cuối chu kỳ kinh nồng độ các hormone sinh dục là estrogen và progesterone sẽ giảm xuống, niêm mạc tử cung không còn được nuôi dưỡng sẽ bong ra, tạo thành kinh nguyệt.

Nếu quá trình thụ tinh diễn ra thành công, phôi làm tổ ở tử cung sẽ tiết ra hCG duy trình nồng độ các hormone sinh dục để nuôi dưỡng niêm mạc tử cung dày lên, niêm mạc không bong dẫn tới không có kinh nguyệt. Đây cũng là lý do chính cho việc coi trễ kinh là dấu hiệu mang thai.

Mang thai có bị rong kinh không? Thụ tinh thành công sẽ không có kinh nguyệt hoặc rong kinh
Mang thai có bị rong kinh không? Thụ tinh thành công sẽ không có kinh nguyệt hoặc rong kinh

Chị em đang có hiện tượng rong kinh cũng sẽ không có thai vì rong kinh làm niêm mạc tử cung không đảm bảo cho việc làm tổ của phôi cũng như làm tinh trùng và trứng không thể thụ tinh được.

Tuy nhiên, thực tế mang thai có bị rong kinh không là không có nhưng các mẹ khi có em bé vẫn có thể ra máu âm đạo vì các lý do khác. Trong thai kỳ, nếu có các dấu hiệu bất thường nào, mẹ bầu đều cần phải lưu ý và đi khám lại ngay. 

2. Âm đạo thay đổi như thế nào khi mang thai?

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi để thích nghi với việc nuôi dưỡng em bé trong bụng mẹ. Tuy nhiên mang thai có bị rong kinh không là điều không xảy ra. Một trong những bộ phận có sự thay đổi là âm đạo, bao gồm:

  • Tăng tiết dịch âm đạo: dịch âm đạo có thể trong hoặc trắng đục, thường không mùi, cận ngày sinh có thể đặc và dính hơn; nguyên nhân là do tăng nồng độ estrogen và progesterone trong máu và tăng lượng máu tới âm đạo
  • Giãn tĩnh mạch âm hộ: tăng lượng máu tới âm đạo và tốc độ máu lưu thông giảm do tử cung chèn ép tĩnh mạch chủ dưới có thể gây ra giãn tĩnh mạch âm hộ làm tăng áp lực khiến mẹ bầu thấy khó chịu ở vùng kín. Tuy nhiên đa số tình trạng này sẽ biến mất sau sinh vài tuần..
  • Tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo: nồng độ hormone sinh dục thay đổi khi mang thai sẽ dẫn tới thay đổi pH âm đạo làm mẹ bầu tăng nguy cơ nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn âm đạo,… 
  • Âm đạo sưng to: để hỗ trợ em bé lớn lên thì lượng máu tới tử cung và phần phụ cũng sẽ tăng lên, từ đó sẽ làm âm đạo tăng kích thước và thay đổi màu sắc 
  • Ra máu âm đạo: trong thời gian 3 tháng đầu, đây có thể là một hiện tượng bình thường vì phôi tới làm tổ ở niêm mạc tử cung (máu báo thai) hoặc có thể là dấu hiệu của sảy thai nếu ra máu âm đạo kèm ra mô tử cung và có đau vùng bụng dưới. Ra máu ở 3 tháng giữa và cuối sẽ đều là dấu hiệu bất thường nguy hiểm của dọa sảy thai, sinh non, rau tiền đạo,… nên mẹ bầu cần phải đi khám ngay. Còn nếu mẹ bầu thấy dịch âm đạo nhầy hồng gần tới ngày sinh thì cần đến viện ngay để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

Mang thai có bị rong kinh không? Sự thay đổi âm đạo khi mang thai có thể là bình thường nhưng mẹ bầu nào thấy có các biểu hiện bất thường như dịch âm đạo có màu vàng, nâu, đen hay kèm đau bụng,… cần tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị, tránh gây nguy hiểm cho mẹ và bé. 

3. Cách vệ sinh vùng kín khi mang thai

Ngoài tìm hiểu mang thai có bị rong kinh không, chị em cũng cần chú ý đến cách vệ sinh vùng kín khi mang bầu. Trong giai đoạn mang thai thì việc vệ sinh vùng kín rất quan trọng vì nó sẽ tránh được các nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa hay kích ứng do thay đổi nội tiết tố, từ đó có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé. Một số các biện pháp đơn giản mà mẹ bầu có thể thực hiện để vệ sinh vùng kín như:

  • Vệ sinh vùng kín chỉ từ 1-2 lần/ngày bằng nước ấm, sử dụng khăn sạch và mềm để thấm khô
  • Không nên sử dụng xà phòng hay sữa tắm, các sản phẩm vệ sinh có mùi hương để làm sạch vùng kín vì dễ gây kích ứng hoặc độ pH không thích hợp, nên chọn dung dịch vệ sinh dành riêng cho bà bầu có độ pH 3.5 – 4.5
  • Không thụt rửa âm đạo vì dễ gây tổn thương âm đạo hoặc viêm nhiễm vùng kín
  • Xịt rửa với áp lực trung bình, thâm khô và làm từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập ngược và âm đạo
  • Nên mặc quần lót và quần áo rộng rãi và có chất liệu mềm, thấm hút để giữ vùng kín luôn được khô thoáng
Quần lót rộng và mềm giúp âm đạo khô thoáng khi mang thai
Ngoài tìm hiểu mang thai có bị rong kinh không, chị em cũng cần chú ý đến cách vệ sinh vùng kín

Ngoài vấn đề vệ sinh vùng kín thì mẹ bầu cũng cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và uống lượng nước phù hợp để tăng sức đề kháng, hạn chế viêm nhiễm. Phụ nữ mang thai có bị rong kinh không sẽ không còn là nỗi lo nếu chị em thực hiện những biện pháp vệ sinh vùng kín đều đặn, hiệu quả.

4. Lời khuyên của bác sĩ

Bài viết đã trả lời cho câu hỏi mang thai có bị rong kinh không hay rong kinh là có thai không là không. Quá trình mang thai bình thường có thể có rất nhiều biến đổi về mặt thể chất của người mẹ nhưng việc xuất hiện kinh nguyệt trong quá trình có bầu là không xảy ra.

Nếu cần tư vấn riêng với bác sĩ liên hệ với phòng khám qua địa chỉ Zalo:

Để lại bình luận của bạn

bác sĩ Lê Thị Quyên-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
bác sĩ Lê Thị Quyên-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅



    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Thứ 2 – Chủ nhật
    • Từ 7:30 – 20:30

    Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Điều trị phụ khoa22

    Điều trị phụ khoa

    Theo dõi thai sản22

    Theo dõi thai sản

    Hỗ trợ sinh sản22

    Hỗ trợ sinh sản

    điều trị phụ khoa222

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề Có cách nào cho em bé ti sữa mẹ nhiều hơn không? của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP MẸ BẦU HÀ NỘI vào ngày 16/02/2025.
    Câu hỏi về vấn đề Tuần thai thứ 22 bị gò, đặt thuốc có đỡ không? của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP MẸ BẦU HÀ NỘI vào ngày 19/02/2025.
    Câu hỏi về vấn đề Bầu tháng thứ 4, nên phân bổ thời gian uống thuốc sắt, vitamin tổng hợp,… như thế nào? của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP MẸ BẦU HÀ NỘI vào ngày 19/02/2025.
    Câu hỏi về vấn đề Tầm bao nhiêu tuần sẽ hết nghén? của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP MẸ BẦU HÀ NỘI vào ngày 19/02/2025.