Quan hệ rồi không tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Chị em lo lắng quan hệ rồi không được tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các câu hỏi liên quan đến tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Chị em lo lắng quan hệ rồi không tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được. Bài viết dưới đây của Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa sẽ giúp các chị em giải đáp các câu hỏi liên quan đến tiêm phòng ngừa ung thư ở cổ tử cung.

1. Tại sao nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm đối với phụ nữ. Với 90% trường hợp mắc thì virus HPV là nguyên nhân chính gây ra bệnh này. 

Vi rút HPV có thể tự do phát triển trong cơ thể mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Virus HPV được chia thành hai nhóm là nguy cơ thấp và nguy cơ cao. Nhóm nguy cơ cao, đặc biệt là chủng HPV 16 và 18 sẽ có khả năng gây ra ung thư ở cổ tử cung. Chính vì vậy, việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung bằng vaccine HPV là rất cần thiết và cần được lan rộng trong cộng đồng, đến từng gia đình. 

Tiêm vaccine HPV có thể giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ở cổ tử cung. Đồng thời, bảo vệ sức khỏe của phụ nữ và đóng góp vào công cuộc phòng chống bệnh ung thư.

2. Vacxin tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là loại nào?

Vaccine HPV được khuyến nghị sử dụng cho trẻ em và người lớn trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi. Mặc dù vaccine có được cấp phép tiêm cho người đến 45 tuổi, nhưng thường không được khuyến nghị cho người trưởng thành từ 27 – 45 tuổi.

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung bằng vacine HPV là bảo vệ chính bản thân mình
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung bằng vacine HPV là bảo vệ chính bản thân mình

Thuốc tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung có các loại cụ thể như sau:

2.1. Vacxin Gardasil (Mỹ)

  • Phòng ngừa 4 chủng của virus HPV (6, 11, 16 và 18).
  • Độ tuổi tiêm cho các chị em phụ nữ từ 9 tuổi đến 26 tuổi.

Gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: Tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: Tiêm 2 tháng sau khi tiêm phòng mũi đầu tiên.
  • Mũi 3: Tiêm 6 tháng sau khi tiêm phòng mũi đầu tiên.

2.2. Vacxin Cervarix (Bỉ)

  • Phòng 2 chủng HPV (16 và 18).
  • Độ tuổi tiêm cho chị em phụ nữ từ 10 tuổi đến 25 tuổi.

Gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: Tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: Tiêm 1 tháng sau khi tiêm phòng mũi đầu tiên.
  • Mũi 3: Tiêm 6 tháng sau khi tiêm phòng mũi đầu tiên.

Thông thường, sau khi tiêm vaccine HPV nữ giới sẽ không gặp phản ứng phụ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ghi nhận các phản ứng từ nhẹ đến trung bình như: đỏ, đau hoặc sưng tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, mề đay, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, buồn nôn và nôn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, quá mẫn cảm với thuốc.

Sau khi tiêm vaccine HPV, chị em nên ngồi chờ 30 phút để theo dõi phản ứng phụ. Nếu không có hiện tượng bất thường, bác sĩ sẽ cho về nhà. Trong trường hợp xuất hiện phản ứng sau tiêm khi đã về nhà, cần thông báo cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được kiểm tra.

3. Đã quan hệ tình dục có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?

Con đường lây nhiễm virus HPV chủ yếu là thông qua quan hệ tình dục. Điều này khiến nhiều chị em phụ nữ thắc mắc liệu họ có thể tiêm vacxin HPV sau khi đã có quan hệ tình dục hay không?

Theo các chuyên gia y tế, việc tiêm vacxin HPV vẫn mang lại lợi ích lớn đối với những người chưa từng có quan hệ tình dục. Tuy nhiên, ngay cả đối với những người đã từng có quan hệ, việc tiêm vacxin HPV vẫn cực kỳ cần thiết vì:

  • Vacxin HPV có khả năng bảo vệ chống lại nhiều chủng virus HPV khác nhau.
  • Tiêm vacxin HPV giúp ngăn ngừa tái nhiễm virus HPV.
  • Đặc biệt, việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung sau khi đã có quan hệ tình dục không làm giảm hiệu quả của vacxin HPV.

Do đó, không có lí do để quá lo lắng. Chị em phụ nữ nên đi tiêm vacxin HPV càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của mình một cách toàn diện. Vacxin HPV có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan như ung thư ở cổ tử cung, mụn cóc sinh dục hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. 

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung sau khi quan hệ tình dục cần lưu ý những điều gì?
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung sau khi quan hệ tình dục cần lưu ý những điều gì?

4. Hiệu quả của vacxin HPV với người đã quan hệ

Tiêm vắc xin phòng virus HPV sau khi đã có quan hệ tình dục vẫn có hiệu quả phòng ngừa tốt với các chủng virus mà các chị em chưa bị nhiễm trước đây. Vắc xin HPV bảo vệ cơ thể bằng cách kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại các chủng virus HPV gây bệnh.

Các chị em phụ nữ đã quan hệ tình dục nhưng tiêm vắc xin phòng HPV vẫn đem lại nhiều lợi ích. Đầu tiên, nó giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm các chủng virus HPV mà các chị em chưa từng tiếp xúc. Thứ hai, vắc xin có thể bảo vệ phụ nữ khỏi các chủng virus HPV khác trong vắc xin mà các chị em vẫn có thể tiếp xúc trong tương lai.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến nghị rằng việc tiêm vắc xin phòng HPV nên được thực hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi đến độ tuổi và chưa có quan hệ tình dục. Bởi chúng sẽ giúp xây dựng kháng thể và bảo vệ tốt nhất cho cơ thể trước khi tiếp xúc với virus HPV. Trong trường hợp đã có quan hệ tình dục trước khi tiêm vắc xin HPV, bạn vẫn có thể tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ giảm do cơ thể đã tiếp xúc với các chủng virus HPV. 

Do đó, việc tiêm vắc xin phòng HPV được xem là một phần quan trọng giúp phòng ngừa sức khỏe một cách toàn diện. Đồng thời, kết hợp sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục và thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ liên quan đến HPV cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

5. Lời khuyên của bác sĩ

Khi đã quan hệ tình dục và quyết định tiêm vắc xin HPV, có một số lưu ý dành cho các chị em cần nhớ:

  • Kiêng quan hệ không an toàn ngay sau khi tiêm vắc xin

Vắc xin HPV cần một thời gian ít nhất là 2 tuần để phát triển kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại các chủng virus HPV có trong vắc xin. Do đó, trong thời gian này, nên kiên nhẫn và sử dụng các biện pháp an toàn như bao cao su để tránh lây nhiễm các chủng virus không có trong vắc xin và các bệnh liên quan đến đường tình dục nguy hiểm khác như HIV, lậu, giang mai, Chlamydia,…

  • Hoàn thành các mũi tiêm vắc xin trước khi mang thai

Vắc xin HPV không được khuyến nghị tiêm cho phụ nữ đang mang thai. Do đó, nếu bạn đã tiêm vắc xin HPV và sau đó phát hiện mình có thai, hãy thông báo cho bác sĩ sản khoa để được tư vấn và tiếp tục theo dõi sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin không là lý do để chấm dứt thai kỳ.

  • Tiêm vắc xin HPV sau khi đã quan hệ có thể được thực hiện

Vắc xin HPV không chỉ dành cho những người chưa từng quan hệ tình dục mà còn dành cho những người đã có quan hệ. Việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm và bảo vệ cơ thể khỏi những chủng virus HPV khác có trong vắc xin.

Nếu các chị em vẫn còn những thắc mắc cần được giải đáp về vấn đề tiêm ngừa ung thư cổ tử cung hay sức khỏe sinh sản nói chung thì hãy tham gia group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI để được các bác sĩ chuyên môn hỗ trợ giải đáp chi tiết nhất!

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Soi tươi huyết trắng để làm gì?

Nhiều chị em thắc mắc: “Soi tươi huyết trắng để làm gì?”. Đây là một xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý phụ khoa. Cùng bài viết tìm hiểu nhé.

Thông tin kiến thức
Hướng dẫn cách đọc kết quả soi tươi dịch âm đạo

Soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán mức độ viêm và tác nhân gây bệnh phụ khoa. Tìm hiểu cách đọc kết quả bình thường và bất thường để điều trị kịp thời.

Thông tin kiến thức
Clue cell trong kết quả soi tươi là gì?

Nhiều chị em khi nhận được kết quả xét nghiệm chưa nắm rõ Clue cell trong kết quả soi tươi là gì. Tìm hiểu ngay về Clue cell trong xét nghiệm soi tươi.

Thông tin kiến thức
Kinh nguyệt ra ít có sao không?

Kinh nguyệt ra ít là triệu chứng rất thường gặp ở chị em trong những ngày hành kinh. Cùng làm rõ nguyên nhân kinh nguyệt ra ít ở bài viết dưới!

All in one
Liên hệ