Quy trình cấy que tránh thai như thế nào?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Quy trình cấy que tránh thai như thế nào? Chị em có cần lưu ý gì không? Bài viết sau sẽ giải đáp thông tin chi tiết.

Quy trình cấy que tránh thai thường chỉ mất khoảng 10-15 phút, cần thực hiện đúng các bước để đảm bảo an toàn. Đặc biệt, các bước trong quy trình cấy que tránh thai cần được thực hiện bởi bác sĩ nhằm tránh xảy ra rủi ro ngoài ý muốn.

1. Tìm hiểu về que tránh thai

1.1. Que tránh thai là gì?

Que tránh thai là một thanh nhựa mềm, mỏng, dài khoảng 4cm. Bên trong que chứa hoạt chất progestin, được cấy vào dưới da cánh tay. Các hoạt chất này sẽ được giải phóng từ từ vào cơ thể, giúp ngăn ngừa thai nghén trong thời gian dài.

1.2. Các loại que cấy tránh thai phổ biến

Hiện nay có 2 loại que cấy tránh thai phổ biến nhất:

  • Que Implanon: chỉ gồm 1 que duy nhất, có tác dụng trong 3 năm. Tuy nhiên, giá thành của loại này khá cao, dao động từ 3-3.5 triệu đồng/que.
  • Que Femplant: gồm 2 que nhỏ, có tác dụng tránh thai trong 4-5 năm. Giá của loại này rẻ hơn Implanon, khoảng 1.5-2 triệu đồng/lần cấy.
Phân loại que cấy tránh thai
Phân loại que cấy tránh thai

1.3. Ưu điểm của phương pháp cấy que tránh thai

Khi thực hiện quy trình cấy que tránh thai, chị em có thể nhận được nhiều lợi ích vượt trội như:

  • Tiện lợi: chỉ cần cấy 1 lần và không cần dùng thêm biện pháp tránh thai nào khác.
  • Kín đáo: que được cấy dưới da cánh tay nên rất tế nhị, không lộ ra ngoài.
  • Hiệu quả dài lâu: trung bình mỗi que có thể có tác dụng tránh thai trong 3-6 năm.
  • Phù hợp với nhiều đối tượng: an toàn cho cả phụ nữ sau sinh và cho con bú.

1.4. Nhược điểm của phương pháp cấy que tránh thai

Bên cạnh ưu điểm, chị em cũng có thể gặp phải một số nhược điểm mặc dù thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình cấy que tránh thai như:

  • Chi phí cao hơn so với các biện pháp tránh thai khác.
  • Có thể gây ra tác dụng phụ như rong kinh, tăng cân, nổi mụn, mất ngủ…

2. Đối tượng nên và không nên cấy que tránh thai

2.1. Chỉ định

Những người nên dùng que tránh thai là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đã quan hệ tình dục và muốn tránh thai dài hạn. Ngoài ra, phụ nữ đang cho con bú, không có thời gian uống thuốc tránh thai thường xuyên hoặc phụ nữ muốn sử dụng một biện pháp tránh thai dài hạn có hồi phụ cũng là đối tượng thích hợp với que tránh thai. 

2.2. Chống chỉ định

Trước khi thực hiện, chị em nên tìm hiểu kỹ những ai không nên cấy que tránh thai. Một số đối tượng chống chỉ định tuyệt bao gồm:

  • Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ mang thai.
  • Người bị các bệnh lý liên quan đến gan, ung thư vú, ung thư tử cung.

Một số đối tượng chống chỉ định tương đối bao gồm:

  • Đang bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi.
  • Đang bị lupus ban đỏ hệ thống.
  • Chảy máu âm đạo bất thường chưa được chẩn đoán nguyên nhân.
  • Đã từng bị ung thư vú và không có biểu hiện tái phát trong vòng 5 năm trở lại. 
  • Có tiền sử vô kinh hoặc kỳ kinh bất thường. Phụ nữ có tiền sử kinh nguyệt không đều hoặc trên 45 tuổi không nên dùng Femplant.

Do đó, trước khi tiến hành quy trình cấy que tránh thai, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả của phương pháp này.

3. Các bước trong quy trình cấy que tránh thai

Quy trình cấy que tránh thai
Quy trình cấy que tránh thai

3.1. Thăm khám và tư vấn trước khi cấy que

Trước khi thực hiện quy trình cấy que tránh thai, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát để đánh giá bạn có phù hợp sử dụng biện pháp này hay không. Nếu đang mang thai hoặc có các vấn đề sức khỏe nhất định, chị em sẽ không nên cấy que.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ giải thích cặn kẽ về ưu nhược điểm của phương pháp này để bạn cân nhắc quyết định. Đồng thời, chị em cũng được kiểm tra kỹ nguồn gốc, chất lượng của que cấy trước khi sử dụng.

3.2. Tiến hành quy trình cấy que tránh thai

Bác sĩ sẽ sát khuẩn vùng da cánh tay và tiêm thuốc tê. Sau đó, que cấy sẽ được đưa vào dưới da bằng dụng cụ chuyên dụng. Quá trình này diễn ra khá nhanh, chỉ mất khoảng 10-15 phút.

3.3. Theo dõi và chăm sóc sau khi cấy que

Sau khi cấy xong, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết thương, theo dõi các phản ứng (nếu có). Hầu hết trường hợp sẽ không gặp phản ứng nghiêm trọng và có thể về nhà ngay sau khi cấy xong.

Bạn sẽ được hẹn lịch tái khám để kiểm tra tình trạng que cấy. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ thông báo thời điểm que bắt đầu có tác dụng tránh thai và thời hạn sử dụng của que.

4. Lưu ý để đạt hiệu quả tránh thai tối ưu sau khi cấy que

Để quy trình cấy que tránh thai diễn ra tốt nhất, chị em phụ nữ cần:

  • Chọn địa chỉ cấy que tránh thai uy tín như bệnh viện, phòng khám chuyên khoa.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng cấy que, tránh sờ chạm, gây nhiễm trùng.
  • Tránh quan hệ tình dục hoặc dùng biện pháp tránh thai khác trong 7 ngày đầu sau khi cấy que.
  • Hạn chế nâng vác vật nặng sau khi cấy que.
  • Tái khám đúng hẹn để kiểm tra que cấy.
  • Tìm hiểu trước về các tác dụng phụ có thể gặp khi cấy que.

5. Quy trình tháo que tránh thai

Khi muốn dừng sử dụng que tránh thai, chị em sẽ phải tiến hành tháo que. Quy trình này tương tự quy trình cấy que tránh thai. Bác sĩ sẽ gây tê tại vị trí cấy que, sau đó rạch một đường nhỏ để lấy que cấy ra ngoài.

Thời gian tháo que cũng chỉ mất khoảng 10-15 phút. Sau khi tháo que, khả năng thụ thai của bạn sẽ dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, cơ thể cần khoảng 3-4 tuần để cân bằng nội tiết trở lại như ban đầu.

6. So sánh các phương pháp tránh thai

Que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai dài hạn, có hiệu quả cao và tiện lợi. So với các phương pháp khác như thuốc tránh thai hàng ngày, vòng tránh thai hay bao cao su, việc thực hiện quy trình cấy que tránh thai có nhiều ưu điểm nổi bật sau:

  • Hiệu quả cao, lên đến 99%
  • Chỉ cần tiến hành cấy que tránh thai một lần, hiệu lực kéo dài 3-5 năm
  • Không ảnh hưởng đến quan hệ tình dục
  • Có thể sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú

Tuy nhiên, que tránh thai cũng có một số nhược điểm như chi phí ban đầu cao hơn, cần thực hiện thủ thuật y tế và có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Phương phápTỷ lệ có thai nếu sử dụng tốt trong 1 năm đầuTỷ lệ có thai trong 1 năm đầu sử dụng Tỷ lệ phụ nữ lựa chọn sử dụng tiếp trong 1 nămLưu ý khi dùngNhược điểm đã qua chọn lọc
Biện pháp tránh thai nội tiết (hormone)
Thuốc tránh thai đường uống (OC)0,3%9%67%Uống mỗi ngày

(Thuốc viên chỉ chứa Progestin: uống 1 thời điểm trong ngày)

Buồn nôn, căng tức ngực, đầy hơi, đau đầu, tăng thuyên tắc huyết khối ở tĩnh mạch (thuốc tránh thai kết hợp), xuất huyết không rõ nguyên nhân (thuốc tránh thai chỉ chứa Progestin)
Miếng dán ngừa thai (chứa Estrogen và Progestin)0,3%9%67%Mỗi tuầnKhó chịu vùng dán, gây triệu chứng giống với thuốc ngừa thai đường uống 
Vòng tránh thai đặt âm đạo (chứa Estrogen và Progestin)0,3%9%67%Mỗi thángGây triệu chứng giống với thuốc ngừa thai đường uống
Tiêm Progestin0,2%6%56%Mỗi 3 thángTăng cân, tâm trạng thất thường, chảy máu bất thường, vô kinh
Cấy Progestin 0,05%0,05%84%Mỗi 3 năm 1 lầnVô kinh, tăng cân, đau đầu, chảy máu bất thường
Vòng ngừa thai đặt tử cung (IUD)Vòng ngừa thai 3 năm: 0,4%

Vòng ngừa thai 5 năm: 0,2%

Vòng ngừa thai 8 năm: 0,6%

9%78 – 80%Mỗi 3 năm, 5 năm hoặc 8 năm 1 lầnVô kinh, tụt vòng, rối loạn kinh nguyệt, thủng tử cung
Biện pháp tránh thai xung quanh cơ quan sinh dục
Bao cao su (nam)2%18%43%Khi quan hệ tình dụcDị ứng
Bao cao su

(nữ)

5%21%41%Khi quan hệ tình dụcDị ứng
Màng ngăn ngừa thai → diệt tinh trùng6%12%57%Đưa vào nhiều nhất 2 tiếng trước khi quan hệThỉnh thoảng âm đạo bị kích thích

Nhiễm trùng đường tiết niệu 

Bôi chất diệt tinh trùng vào mũ cổ tử cung10 – 13%18%Không cóĐưa vào trước khi quan hệ 15 phút – 40 tiếng (bôi trong âm đạo)Loét, kích ứng âm đạo

(giữ nguyên > 48 giờ)

Gel âm đạo điều chỉnh độ pH tránh thai7%14%Dùng trước khi quan hệ 1 tiếngNóng rát, nhiễm trùng, ngứa đường tiết niệu, âm đạo
Miếng xốp tránh thaiPhụ nữ chưa có con: 9%

Phụ nữ đã có con: 20%

Phụ nữ chưa có con: 12%

Phụ nữ đã có con: 24%

36%Đưa vào trước khi quan hệ nhiều nhất 24 tiếngDị ứng, khô, kích ứng âm đạo
Bọt, kem, thuốc đặt diệt tinh trùng18%28%Đặt ở âm đạo từ 10 – 30 phút và nhiều nhất 1 tiếng trước quan hệNóng rát, kích ứng âm đạo, nhiễm trùng, phát ban đường tiết niệu 
Khác
Vòng ngừa thai bằng đồng đặt tử cung 0,6%9%78 – 80%Mỗi 10 năm 1 lầnThủng tử cung, đau vùng chậu, rối loạn kinh nguyệt, tụt vòng tự nhiên
Ngừa thai tự nhiên (canh và tính ngày rụng trứng) 4%24%47%Không có tác dụng không mong muốn tại chỗ, toàn thân đáng kể
Xuất tinh ngoài4%22%46%Dùng khi quan hệ tình dục
Ngừa thai vĩnh viễn – triệt sản 
Thắt ống dẫn trứng0,5%9%100%Trong phòng mổ Vĩnh viễn
Thắt ống dẫn tinh0,15%9%100%Trong bệnh viện có gây tê cục bộVĩnh viễn

7. Địa điểm cấy que tránh thai uy tín

Ngoài tuân thủ các bước trong quy trình cấy que tránh thai, chị em cần lựa chọn địa điểm cấy que tránh thai uy tín. Một số tiêu chí cần lưu ý khi chọn cơ sở y tế bao gồm:

  • Có giấy phép hoạt động và bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm
  • Trang thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo vô trùng
  • Sử dụng que tránh thai chính hãng, còn hạn sử dụng
  • Tư vấn và thăm khám kỹ lưỡng trước khi thực hiện thủ thuật
  • Hướng dẫn cụ thể về chăm sóc và theo dõi sau khi cấy que tránh thai

Chị em có thể tham khảo và tìm đến Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa với các ưu điểm nổi trội sau:

  • Là cơ sở y tế, phòng khám được cấp phép và hoạt động của Sở y tế
  • Có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, đã từng đưa ra các chẩn đoán chính xác và thực hiện thành công cho nhiều khách hàng trước đó
  • Áp dụng phương pháp hiện đại, đã qua thử nghiệm và cho hiệu quả tích cực, an toàn
  • Môi trường thăm khám, thực hiện sạch sẽ, trang khang, hiện đại
  • Trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đem tới hiệu quả tối đa cho điều trị 
  • Chi phí khám trị bệnh minh bạch

Chị em có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ phụ khoa hoặc tìm hiểu qua các phản hồi của người đã sử dụng dịch vụ để chọn được địa điểm thực hiện quy trình cấy que tránh thai uy tín.

Trên đây là những thông tin quan trọng về quy trình cấy que tránh thai, đối tượng phù hợp và lưu ý khi lựa chọn biện pháp này. Cấy que tránh thai là giải pháp an toàn, hiệu quả giúp phụ nữ chủ động trong kế hoạch sinh sản.

Để đạt hiệu quả tối ưu, chị em nên cân nhắc kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến bác sĩ và chọn địa điểm cấy que tránh thai uy tín. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào chị em hãy đặt lịch thăm khám tại đây để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ và tư vấn kịp thời!

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Cấy que tránh thai có làm giảm ham muốn không?

    “Cấy que tránh thai có làm giảm ham muốn không?” là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này qua bài sau.

    Thông tin kiến thức
    Khi nào nên tháo que tránh thai? Có đau không?

    Tháo que tránh thai là một quy trình đơn giản, nhanh chóng. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết về quy trình tháo que tránh thai để các chị em có góc nhìn rõ hơn.

    Thông tin kiến thức
    Cấy que tránh thai có đau không?

    Cấy que tránh thai là biện pháp ngừa thai hiệu quả, tuy nhiên nhiều chị em vẫn lo lắng liệu cấy que tránh thai có đau không và các tác dụng phụ có thể xảy ra.

    Thông tin kiến thức
    Cấy que tránh thai bị rong kinh? Có nguy hiểm không?

    Cấy que tránh thai bị rong kinh, có nguy hiểm không là băn khoăn của các chị em. Bài viết sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp chị em có góc nhìn rõ hơn.

    All in one
    Liên hệ