Quy trình siêu âm ổ bụng tại phòng khám Phụ Sản 1 thế nào?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Siêu âm ổ bụng là kỹ thuật chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến gan, tụy, lách, thận… Tìm hiểu quy trình siêu âm và các lưu ý thường gặp tại phòng khám Phụ Sản 1.

Siêu âm ổ bụng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, giúp đánh giá tình trạng các cơ quan như gan, tụy, lách, thận, buồng trứngtử cung. Quy trình siêu âm bao gồm những gì, khi thực hiện cần lưu ý gì, chọn địa điểm siêu âm nào uy tín?

1. Giải thích thuật ngữ siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng là một phương pháp quan sát các cơ quan nội tạng nằm trong khoang bụng bằng cách sử dụng sóng âm có tần số cao. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này không xâm lấn, không gây tổn hại gì đến cơ thể người bệnh. Trong quá trình thực hiện, đầu dò siêu âm được đặt trên bề mặt da bụng, phát ra các sóng âm đi xuyên qua các lớp mô và phản hồi lại hình ảnh của các cấu trúc bên trong ổ bụng. 

Cơ chế của quá trình siêu âm như sau:

  • Sóng âm từ đầu dò của máy truyền qua da đi tới các cơ quan với tốc độ khác nhau tùy thuộc vào mật độ của từng cơ quan trong cơ thể. 
  • Sóng âm phản xạ trở lại đầu dò sau khi chạm vào các cơ quan nội tạng.
  • Bộ xử lý tín hiệu chuyển đổi các sóng âm thành hình ảnh hiển thị trên màn hình.

Để tăng cường khả năng dẫn truyền sóng âm và loại bỏ không khí giữa da và đầu dò, bác sĩ sẽ bôi một lớp gel siêu âm lên bụng người bệnh. Điều này cho ra chất lượng hình ảnh siêu âm tốt hơn và đầu dò di chuyển trên da dễ hơn. 

Ngoài siêu âm, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp X-quang bụng, chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp mạch bụng cũng có thể được chỉ định để đánh giá toàn diện tình trạng các cơ quan trong ổ bụng.

2. Siêu âm ổ bụng nhằm mục đích gì?

Siêu âm ổ bụng là kỹ thuật được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp như sau:

  • Đánh giá kích thước, hình thái và vị trí của các cơ quan trong ổ bụng.
  • Phát hiện sớm các bất thường trong cơ thể như các khối u cục, ổ áp xe, tắc nghẽn, tràn dịch ổ bụng, cục máu đông trong mạch máu, nhiễm trùng…  
  • Đo đường kính động mạch chủ bụng để phát hiện phình mạch.
  • Kiểm tra xem có sỏi trong túi mật, thận và niệu quản hay không.
  • Hỗ trợ đặt kim sinh thiết mô để làm xét nghiệm hoặc dẫn lưu dịch từ u nang, áp xe ra ngoài.
  • Đánh giá lượng máu đi qua các cơ quan trong ổ bụng là nhiều hay ít, nhanh hay chậm.
  • Chẩn đoán các bệnh lý khác theo chỉ định của bác sĩ.

3. Những bộ phận siêu âm được trong ổ bụng  

Siêu âm ổ bụng giúp quan sát hình ảnh của các cơ quan nội tạng sau:

  • Gan: phát hiện viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, áp xe gan, u gan
  • Tụy: u tụy, viêm tụy cấp và mạn, các dị dạng bẩm sinh của tụy như tụy vòng
  • Túi mật: sỏi mật, viêm túi mật, polyp túi mật
  • Lách: u lách, áp xe lách, lách to
  • Hệ tiết niệu: sỏi thận, viêm thận, viêm bàng quang, hẹp niệu quản, u đường bài xuất…
  • Ruột: viêm ruột thừa, ruột non, khối u, xoắn ruột, lồng ruột
  • Sinh dục: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, tắc vòi trứng, viêm tiền liệt tuyến…
  • Sau phúc mạc: u, xơ hóa

Siêu âm còn giúp kiểm tra các vấn đề về dịch ổ bụng và khoang màng phổi.

4. Quy trình siêu âm ổ bụng cơ bản gồm các bước nào?

4.1. Chuẩn bị trước khi siêu âm

Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn chuẩn bị cụ thể trước khi tiến hành siêu âm. 

4.2. Các bước tiến hành

Quy trình siêu âm ổ bụng được tiến hành theo các bước như sau:

  • Bước 1. Bệnh nhân thay đồ bệnh viện, bỏ trang sức và các vật dụng cản trở sóng siêu âm.
  • Bước 2. Bệnh nhân nằm trên giường bệnh với tư thế ngửa hoặc nghiêng theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
  • Bước 3. Bác sĩ bôi gel siêu âm lên vùng bụng cần khám.
  • Bước 4. Bác sĩ di chuyển đầu dò của máy siêu âm trên vùng da cần khám của bệnh nhân.
  • Bước 5. Máy siêu âm nhận tín hiệu phản hồi từ cơ thể bệnh nhân và tạo nên hình ảnh của cơ quan được kiểm tra.
  • Bước 6. Hình ảnh siêu âm được ghi nhận và lưu trữ trong máy tính.
Bác sĩ di chuyển đầu dò của máy siêu âm trên vùng da cần khám của bệnh nhân
Bác sĩ di chuyển đầu dò của máy siêu âm trên vùng da cần khám của bệnh nhân

Trong quá trình siêu âm, người bệnh không bị bất kỳ tác động xấu nào của sóng siêu âm chẩn đoán, ngoại trừ cảm giác khó chịu do phải nằm yên và tiếp xúc với gel lạnh. Bác sĩ sẽ cố gắng thực hiện nhanh chóng để hạn chế sự bất tiện cho người bệnh.

4.3. Sau khi siêu âm ổ bụng

Sau khi siêu âm xong, người bệnh sinh hoạt và ăn uống bình thường trừ khi bác sĩ có những lưu ý cụ thể.

4.4. Đọc kết quả siêu âm

Kết quả siêu âm thường được in ra ngay sau khi kết thúc siêu âm. Dựa trên hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ đưa ra nhận định về tình trạng ổ bụng của bệnh nhân, có biểu hiện bất thường hay không. Trường hợp phát hiện dấu hiệu bệnh lý, bác sĩ sẽ kê đơn hoặc chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh bổ sung nếu cần thiết.

5. Cần lưu ý gì khi siêu âm ổ bụng?

5.1. Có cần nhịn ăn trước siêu âm? 

Để đạt kết quả chính xác nhất, bệnh nhân cần tuân thủ đúng thời gian ngừng ăn uống trước siêu âm ổ bụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Buổi sáng là thời điểm phù hợp nhất trong ngày để thực hiện việc siêu âm. Bởi sau một đêm ngủ dậy, dạ dày và ruột rỗng không chứa thức ăn, rất thuận lợi cho việc siêu âm.

5.2. Bao lâu nên siêu âm ổ bụng một lần?

Siêu âm ổ bụng là một phần không thể thiếu trong hoạt động thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên khám sức khỏe tổng quát mỗi năm một lần. Với người cao tuổi, nên kiểm tra 6 tháng một lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh liên quan đến ổ bụng.

Ngoài ra, khi xuất hiện các dấu hiệu đau bụng, sờ thấy khối u, tiêu hóa kém, sụt cân nhanh, mệt mỏi không rõ lý do… bạn cũng nên tiến hành siêu âm để xác định căn nguyên. Việc siêu âm cũng giúp chẩn đoán xác định vị trí tổn thương, hỗ trợ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp khi bác sĩ nghi ngờ bệnh lý về nội tạng, tiêu hóa.

6. Các rủi ro của siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng là một kỹ thuật không sử dụng tia xạ và gần như không gây khó chịu khi sử dụng đầu dò lên da, do đó hầu như không có rủi ro đáng kể.

Tuy nhiên, một số yếu tố hoặc điều kiện cụ thể của bệnh nhân vẫn có thể ảnh hưởng đến kết quả siêu âm như tình trạng béo phì nặng, bari còn sót lại trong ruột sau phẫu thuật gần đây hay có nhiều khí trong ruột. Vì vậy, bệnh nhân nên trao đổi rõ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe trước khi thực hiện siêu âm.

7. Đánh giá phương pháp siêu âm ổ bụng 

7.1. Ưu điểm

  • Dễ thực hiện, không xâm lấn, cho kết quả nhanh và tương đối chính xác
  • Sử dụng sóng âm an toàn, không có tia bức xạ ion hóa
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ đều có thể thực hiện siêu âm
  • Cho hình ảnh rõ nét về mô mềm mà X-quang không hiển thị tốt
  • Có thể thực hiện nhiều lần mà không gây hại  
  • Chi phí hợp lý
Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ đều có thể thực hiện siêu âm
Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ đều có thể thực hiện siêu âm

7.2. Nhược điểm

  • Sóng siêu âm bị ngăn cản bởi khí và không khí trong ổ bụng.
  • Chỉ đánh giá được tình trạng lồng ruột, xoắn ruột, không chẩn đoán chính xác viêm loét, thủng ruột.
  • Hình ảnh siêu âm bị che khuất bởi đoạn ruột có khí.

8. Các tiêu chí chọn địa chỉ siêu âm ổ bụng

Để được chẩn đoán chính xác và phục vụ tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín làm địa chỉ siêu âm ổ bụng cho mình với các tiêu chí:

  • Bác sĩ siêu âm có tay nghề, chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.  
  • Thiết bị siêu âm hiện đại cho hình ảnh sắc nét..
  • Môi trường khám thoáng mát, sạch sẽ, thái độ phục vụ thân thiện.
  • Chi phí siêu âm công khai, minh bạch, hợp lý.
  • Việc chữa trị bệnh được cập nhật phương pháp mới nhất, phù hợp tình trạng bệnh và điều kiện của từng bệnh nhân..
  • Thông tin người bệnh được bảo mật, an toàn

9. Bác sĩ siêu âm ổ bụng tại Phòng khám Phụ Sản 1 là ai?

Hiện tại, phụ trách hoạt động siêu âm ổ bụng tại Phòng khám Phụ Sản 1 do các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm thực hiện. Bao gồm các bác sĩ:

  • BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa phụ ngoại Bệnh viện Phụ sản Trung ương: có 40 năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý sản phụ khoa và phẫu thuật Sản phụ khoa.
  • BSCKII Lê Thị Quyên – Nguyên Phó trưởng khoa Phụ 2 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương: có 33 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội tiết và Sản phụ khoa.
  • BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó trưởng khoa Phụ 2 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương: 38 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội tiết và Sản phụ khoa.

Do đó, chị em hoàn toàn yên tâm khi đi khám và thực hiện siêu âm tại Phòng khám Phụ Sản 1.

Siêu âm ổ bụng là phương pháp không xâm lấn giúp chẩn đoán các bệnh lý về hệ tiêu hóa, gan mật, lách, tụy, tiết niệu, sinh dục… Quy trình siêu âm khá đơn giản, an toàn và cho kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác và hiệu quả tối ưu, người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ trước, trong và sau khi siêu âm. 

Những thắc mắc của chị em về siêu âm sản phụ khoa như siêu âm tử cung đường bụng, siêu âm buồng trứng đường bụng, sẽ được bác sĩ giải đáp trong group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI. Bên cạnh đó, chị em còn nhận được lời khuyên từ những người đã từng siêu âm. Ngoài ra, nếu cần tư vấn từ những chuyên gia về sản phụ khoa và siêu âm, chị em có thể liên hệ tới số Hotline để đặt lịch hẹn tư vấn.

Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Bế sản dịch sau sinh: 7 điều cần biết

Bế sản dịch sau sinh là tình trạng sản dịch tồn đọng lại ở tử cung, gây các biến chứng nguy hiểm. Do đó, chị em cần nắm rõ nguyên nhân và cách phòng tránh.

Thông tin kiến thức
Cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo hiệu quả

Hướng dẫn cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo hiệu quả và an toàn nhất. Tìm hiểu nhau tiền đạo là gì và cách giảm nguy cơ biến chứng rau tiền đạo dưới đây.

Thông tin kiến thức
Quy trình đặt vòng tránh thai như thế nào?

Đặt vòng tránh thai cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Bài viết hướng dẫn quy trình đặt vòng tránh thai và một số lưu ý khi đặt vòng.

Thông tin kiến thức
Đặt vòng có đau không?

Đặt vòng có đau không? Theo bác sĩ, đặt vòng chỉ khó chịu ít phút, ít khi đau rát kéo dài. Nhưng chị em cần lưu ý biến chứng và chống chỉ định.

All in one
Liên hệ