Nhiều chị em phụ nữ thắc mắc về tình trạng ra máu bất thường, ra máu nhưng không trong chu kỳ kinh nguyệt. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Cách xử lý và phòng tránh như thế nào? Hãy tìm hiểu kỹ hơn với bài viết dưới đây.
1. Tình trạng ra máu bất thường không phải kinh nguyệt
Ra máu bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra giữa các kỳ kinh, chảy máu hoặc ra máu lấm tấm khi mang thai, sau mãn kinh, trước tuổi dậy thì (chảy máu âm đạo trước 9 tuổi)… Hiện tượng ra máu bất thường có thể xảy ra vì nhiều lý do, nhưng nếu tình trạng này xảy ra cùng với bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị.
- Chảy máu âm đạo nhiều hoặc kéo dài hơn 7 ngày và nặng đến mức phải thay băng vệ sinh sau mỗi 2 giờ hoặc ảnh hưởng đến hoạt động bình thường trong sinh hoạt hàng ngày.
- Đau vùng bụng dưới hoặc vùng chậu nghiêm trọng
- Đầu óc quay cuồng hoặc chóng mặt như thể bạn sắp ngất xỉu
- Sốt
- Các triệu chứng xấu đi hoặc tăng tần suất chảy máu bất thường.
- Nhìn nhợt nhạt một cách bất thường
2. Nguyên nhân ra máu bất thường không phải kinh nguyệt
Ra máu bất thường có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Ở hầu hết phụ nữ, tình trạng này là do mất cân bằng nội tiết tố. Khi vấn đề liên quan đến hormone, các bác sĩ gọi đây là rối loạn chức năng (DUB). Chảy máu do mất cân bằng nội tiết tố thường gặp nhiều hơn ở thanh thiếu niên hoặc phụ nữ sắp mãn kinh.
Các nguyên nhân phổ biến khác gây ra máu bất thường như mang thai, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc sự phát triển của polyp hoặc u xơ trong tử cung. Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm nhiễm trùng, bệnh gan, thận hoặc tuyến giáp, rối loạn chảy máu hoặc ung thư tử cung hoặc cổ tử cung.
Tình trạng bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nguyên nhân thường phụ thuộc vào độ tuổi của bạn.
2.1. Thanh thiếu niên, độ tuổi từ 20-40 tuổi
Nếu tình trạng bệnh xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt nguyên nhân có thể do cơ thể bạn không giải phóng trứng ra khỏi buồng trứng (gọi là rụng trứng) như bình thường. Điều này thường xảy ra ở những trẻ ở tuổi dậy thì mới bắt đầu có kinh dẫn tới việc mất cân bằng nội tiết tố, trong đó estrogen trong cơ thể làm cho niêm mạc tử cung (gọi là nội mạc tử cung) phát triển cho đến khi nó trở nên quá dày.
Khi cơ thể bạn loại bỏ lớp lót này trong thời kỳ kinh nguyệt, lượng máu chảy ra có thể sẽ rất nhiều. Sự mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể khiến cơ thể bạn không biết khi nào nên bong lớp niêm mạc này.
Khi cơ thể bạn loại bỏ lớp lót này trong thời kỳ kinh nguyệt, lượng máu chảy ra sẽ rất nhiều. Sự mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể khiến cơ thể bạn không biết khi nào nên bong lớp niêm mạc này.
2.2. Phụ nữ từ trong độ tuổi từ 40 tới 60
Trong những năm trước khi mãn kinh và khi thời kỳ mãn kinh bắt đầu, bạn thường có những tháng không rụng trứng. Điều này có thể gây ra máu bất thường, bao gồm cả kinh nguyệt nhiều và chảy máu nhẹ, không đều.
Lớp niêm mạc tử cung dày lên là một nguyên nhân khác gây chảy máu ở độ tuổi 40 và 50. Sự dày lên này có thể là cảnh báo của bệnh ung thư niêm mạc tử cung. Bạn cần nói chuyện với bác sĩ nếu gặp tình trạng trên khi đang ở độ tuổi này.
2.3. Hậu mãn kinh
Liệu pháp thay thế hormone là nguyên nhân phổ biến gây ra máu sau mãn kinh. Các nguyên nhân khác bao gồm ung thư nội mạc tử cung và tử cung. Những bệnh ung thư này phổ biến hơn ở người lớn tuổi.
Nhưng ung thư không phải lúc nào cũng là nguyên nhân gây chảy máu tử cung bất thường. Nhiều vấn đề khác có thể gây nên tình trạng này. Vì lý do này, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ nếu bạn gặp tình trạng này sau mãn kinh.
3. Ra máu bất thường nguy hiểm như thế nào?
Mọi triệu chứng bất thường đều có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe. Nếu phụ nữ không chú ý đến những triệu chứng này, đặc biệt là ra máu bất thường, họ có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm:
- Sự mệt mỏi, suy yếu của cơ thể do mất máu kéo dài: Nếu bạn để mất quá nhiều máu, bạn có thể gặp nguy cơ thiếu máu, suy yếu cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, và trong trường hợp nghiêm trọng hơn, điều này có thể ảnh hưởng đến sự sống còn của bạn.
- Tác động đến khả năng sinh sản: Nếu ra máu âm đạo bất thường do bệnh lý phụ khoa mà phụ nữ không điều trị sớm, điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với các cơ quan sinh sản khác, ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh trong thời gian dài, tăng nguy cơ vô sinh hoặc tăng nguy cơ sảy thai.
- Làm giảm chất lượng cuộc sống: Tình trạng này kéo dài có thể khiến phụ nữ cảm thấy lo lắng, căng thẳng, làm giảm chất lượng cuộc sống của họ.
Đặc biệt, nếu phụ nữ gặp phải ung thư cổ tử cung, việc điều trị sớm càng quan trọng để có thể đạt được kết quả tốt.
4. Cách xử trí ra máu nhưng không phải kinh nguyệt
Khi gặp triệu chứng ra máu bất thường không phải kinh nguyệt, chị em bỏ túi những phương án xử lý dưới đây:
- Hạn chế sử dụng thuốc ngừa thai một cách không cần thiết.
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày cho vùng âm đạo, đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ.
- Tự lập lịch trình sinh hoạt và nghỉ ngơi phù hợp cho bản thân.
- Bổ sung các loại thảo dược tốt cho sức khỏe có khả năng giúp hồi phục các tổn thương do viêm, như: Cao diếp cá, khổ sâm, dây ký ninh.
- Khi phát hiện triệu chứng, nên thăm khám bác sĩ ngay lập tức để xác định nguyên nhân và lập kế hoạch điều trị kịp thời.
- Khi được chẩn đoán mắc bệnh phụ khoa, cần nhớ và tuân thủ hoàn toàn theo hướng dẫn của chuyên gia, bao gồm: Giới hạn quan hệ tình dục, tuân thủ chế độ ăn uống, sử dụng thuốc theo chỉ dẫn…
5. Khi nào cần đi khám?
Việc thăm khám bác sĩ là điều quan trọng mà phụ nữ cần xem xét khi gặp phải tình trạng ra máu bất thường không phải do chu kỳ kinh nguyệt. Thực tế cho thấy, điều này có thể xuất phát từ các bệnh phụ khoa nguy hiểm và cần được chữa trị càng sớm càng tốt. Đặc biệt là khi xuất hiện một số dấu hiệu:
- Ra máu bất thường không phải do chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt.
- Lượng máu ra nhiều hơn hoặc ít hơn so với chu kỳ kinh nguyệt trước đó, đi kèm với màu sắc không bình thường, máu kinh có dạng cục.
- Chảy máu sau khi quan hệ tình dục, trong thời gian mang thai, hoặc sau thời kỳ mãn kinh.
- Ra máu bất thường đi kèm với các triệu chứng không bình thường như tiết dịch âm đạo nhiều, khí hư có mùi hôi, cảm giác nóng rát ở âm đạo, đau tức ở vùng bụng dưới,…
Phụ nữ cần xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi đúng cách để giúp khắc phục tốt các tình trạng trên. Điều này đặc biệt quan trọng đối với chị em ở giai đoạn sau sinh sản hoặc mắc các bệnh phụ khoa. Chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường, tăng cường sức khỏe và tránh các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
Bạn nên hạn chế tình trạng căng thẳng kéo dài, đặc biệt là trước thời kỳ rụng trứng. Nguyên nhân bởi khi quá căng thẳng trước chu kỳ kinh, một số hormone sẽ khó được kích hoạt, làm chậm quá trình rụng trứng và gây ra tình trạng chảy máu âm đạo nhưng không phải do chu kỳ kinh nguyệt.
6. Cần chuẩn bị gì trước khi đi khám?
Trước khi đi khi đi khám ra máu bất thường, bạn cần lưu ý chuẩn bị các câu trả lời cho câu hỏi của bác sĩ như:
- Chảy máu bắt đầu khi nào?
- Bạn có gặp tình trạng này khi quan hệ tình dục?
- Thời gian xảy ra trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt?
- Mỗi chu kỳ kinh nguyệt cách nhau bao lâu?
- Những thuốc bạn đang dùng?
- Gần đây bạn có thực hiện bất kỳ thủ tục hoặc phẫu thuật nào không?
- Có khả năng bạn đang mang thai không?
7. Lời khuyên của bác sĩ
Ra máu bất thường xảy ra ngoài thời kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo hoặc mang thai ngoài tử cung. Đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng khác, bao gồm cả ung thư hệ sinh sản.
Nếu tình trạng đặc biệt nặng hoặc kéo dài hơn 7 ngày hoặc kèm theo đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu dữ dội, chóng mặt, sốt hoặc xanh xao bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị. Đặt khám với bác sĩ tại đây.