Ra máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp cần làm gì?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Hiện tượng ra máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp khiến chị em lo lắng. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này.

Ra máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp là phản ứng phổ biến do tác dụng của hormone trong thuốc. Tuy nhiên, nếu việc ra máu kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu nhiều bất thường kèm đau bụng, chị em nên đi khám sản phụ khoa để tìm nguyên nhân.

1. Dấu hiệu chảy máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Hiện tượng ra máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp khá phổ biến và thường không đáng lo ngại. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tác động của hormone Progestin hoặc Estrogen có trong thuốc. Tình trạng này thường chấm dứt sau khi kinh nguyệt quay trở lại bình thường.

Các biểu hiện của việc chảy máu do tác dụng phụ của thuốc gồm:

  • Bắt đầu ra máu sau khi uống thuốc tránh thai trong vòng 2-5 ngày
  • Máu có màu hồng nhạt, sau đó đậm dần lên hoặc chuyển sang màu nâu 
  • Lượng máu nhiều hay ít tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
  • Khoảng thời gian ra máu từ 1-7 ngày
  • Có thể kèm thêm triệu chứng như tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn,…

Ngoài ra, một số trường hợp hiếm chảy máu âm đạo có thể do thai ngoài tử cung hoặc sảy thai sau khi dùng thuốc. Vì thế, nếu tình trạng này kéo dài hơn 7 ngày, chị em nên đến gặp bác sĩ sản phụ khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác.

2. Nguyên nhân chảy máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Ra máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp là phản ứng phổ biến do ảnh hưởng của các thành phần trong thuốc. Một số lý do chính khiến người dùng gặp tình trạng ra máu sau khi uống thuốc tránh thai là:

  • Loại thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai kết hợp chứa cả estrogen và progestin thường ít gây chảy máu hơn so với thuốc chỉ chứa progestin (minipill). Thuốc progestin độc lập được sử dụng liên tục mà không có thời gian nghỉ, khiến lượng hormone trong cơ thể bị thay đổi, dẫn đến chảy máu không theo chu kỳ.

Thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai khẩn cấp
  • Chu kỳ uống thuốc

Việc quên uống thuốc đúng giờ hoặc lỡ mất liều sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu đột ngột. Đặc biệt với thuốc chỉ chứa progestin, bạn cần uống vào cùng một thời điểm mỗi ngày để duy trì mức hormone ổn định.

  • Người phụ nữ sử dụng thuốc lá

Nhóm đối tượng này có nguy cơ chảy máu cao hơn khi uống thuốc. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ các biến chứng như đau tim và đột quỵ trong quá trình sử dụng thuốc.

  • Khi chị em bắt đầu dùng một loại thuốc hoặc chất bổ sung mới

Điều này có thể ảnh hưởng đến kiểm soát sinh sản và gây chảy máu đột ngột. Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc động kinh và thuốc kháng vi rút HIV cũng có thể gây ra hiện tượng này. Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung mới.

  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy liên tục

Tiêu chảy, nôn mửa liên tục có thể gây ra xuất huyết dạng đốm hoặc làm mất tác dụng của thuốc tránh thai do cơ thể không thể hấp thụ được các thành phần của thuốc. Những triệu chứng này có nguy cơ cao hơn ở những người mắc các rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc bệnh viêm ruột (IBD).

Nguyên nhân ra máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp
Nguyên nhân ra máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp

3. Cách xử trí khi ra máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Như đã đề cập, đa số các trường hợp ra máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp là an toàn do đây là tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, chị em cần đi khám ngay nếu ra máu kéo dài quá 7 ngày, lượng máu âm đạo bất thường hoặc đau bụng dữ dội. 

Thông thường, sau khi sử dụng viên uống tránh thai khẩn cấp, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị xáo trộn và lệch khoảng 1 tuần so với dự kiến. Nếu không thấy kinh sau thời gian này, chị em nên dùng que thử thai để kiểm tra, bởi thuốc sẽ mất tác dụng nếu quá trình thụ thai đã diễn ra thành công.

4. Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp

Để tránh ra máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp kéo dài, chị em cần chú ý:

  • Không uống quá 2 lần trong một tháng và 3 lần trong một năm 
  • Uống thêm 1 liều nếu bị nôn ra trong vòng 2h sau uống thuốc
  • Nên uống đủ và đúng liều, không lạm dụng để tăng khả năng tránh thai

Đối với những trường hợp sau, chị em tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp: 

  •  Nghi ngờ hoặc đã mang thai
  •  Có tình trạng chảy máu âm đạo bất thường chưa rõ nguyên nhân
  •  Từng mắc bệnh huyết khối, viêm tắc tĩnh mạch

Cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nếu người dùng mắc các bệnh sau:

  •  Bệnh tiểu đường
  •  Rối loạn tuần hoàn máu não
  •  Bệnh tim, động kinh

5. Lời khuyên của bác sĩ

Để hạn chế tác dụng phụ ra máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, bác sĩ khuyên chị em cần:

  • Chỉ sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong trường hợp bắt buộc, không lạm dụng thuốc.
  • Uống thuốc đúng liều lượng, đúng cách như hướng dẫn.
  • Đến khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư cổ tử cung hàng năm.
  • Áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả khác như bao cao su, thuốc tránh thai hàng ngày. 
  • Tuyệt đối không dùng thuốc tránh thai khẩn cấp nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.
  • Tránh quan hệ tình dục trong những ngày rụng trứng nếu chưa sẵn sàng có con.

Mỗi người phụ nữ đều có thể gặp các phản ứng khác nhau đối với thuốc tránh thai khẩn cấp. Vì vậy, khi có dấu hiệu bất thường nào liên quan tới việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp mà kéo dài không khỏi thì chị em cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được hỗ trợ kịp thời.

6. Kết luận

Ra máu sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp là một tác dụng phụ phổ biến. Hầu hết các trường hợp này sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần mà không cần can thiệp thêm. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu kéo dài, đi kèm với các triệu chứng như đau bụng dữ dội hoặc chóng mặt, chị em cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời.

Để tránh ra máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, chị em nên hạn chế sử dụng loại thuốc này chỉ khi thực sự cần thiết. Thay vào đó, bạn nên áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn và thường xuyên hơn. Đồng thời, chị em cũng nên khám sức khỏe sinh sản định kỳ để được tư vấn và theo dõi sát sao, góp phần chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Nếu còn thắc mắc về tình trạng này hay những câu hỏi về bệnh phụ khoa, bạn hãy liên hệ qua Zalo Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa, đội ngũ bác sĩ sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp trực tiếp nhé! 

Zalo bác sĩ bệnh viện phụ sản trung ương

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Quy trình đặt vòng tránh thai như thế nào?

Đặt vòng tránh thai cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Bài viết hướng dẫn quy trình đặt vòng tránh thai và một số lưu ý khi đặt vòng.

Thông tin kiến thức
Đặt vòng có đau không?

Đặt vòng có đau không? Theo bác sĩ, đặt vòng chỉ khó chịu ít phút, ít khi đau rát kéo dài. Nhưng chị em cần lưu ý biến chứng và chống chỉ định.

Thông tin kiến thức
Vòng tránh thai nội tiết có tốt không? Khi nào nên đặt?

Vòng tránh thai nội tiết là phương pháp ngừa thai hiệu quả và lâu dài. Vậy phương pháp ngừa thai này có ưu nhược điểm gì? Khi nào nên thực hiện?

Thông tin kiến thức
Chi phí đặt vòng tránh thai bao nhiêu?

Chi phí đặt vòng tránh thai phụ thuộc vào loại vòng. Chị em có thể tham khảo giá đặt vòng trước khi sử dụng dịch vụ.

All in one
Liên hệ