Rau răm làm chậm kinh nguyệt có đúng không?

Chân dung BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Rau răm, một loại cây thảo mọc hoang dại với lá nhỏ và mùi thơm đặc trưng. Loại cây này được sử dụng trong cả ẩm thực và y học. Rau răm làm chậm kinh nguyệt có đúng không?

uống panadol bị chậm kinhLiệu có mối liên quan giữa rau răm và chu kỳ kinh nguyệt không? Rau răm làm chậm kinh nguyệt? Cùng BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khoa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương tìm hiểu về thông tin này.

1. Rau răm là cây gì? Đặc điểm

Rau răm, còn được gọi là thủy liễu và có tên khoa học là Polygonum odoratum Lour, là một loại cây thảo mọc hoang dại được lưu truyền và phổ biến trong dân gian. Rau răm có nhiều tác dụng đa dạng, từ trị đau bụng lạnh, các bệnh ngoài da như hắc lào, tràng ghẻ, đến việc sơ cứu vết thương do bị rắn cắn, trị trĩ, cảm cúm và sốt.

Rau răm có thân thảo và chiều cao thường từ 15 đến 30 cm, nhưng có thể phát triển lên đến 80 cm trong điều kiện lý tưởng. Cây thường sinh trưởng tốt ở miền khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Lá của rau răm có hình mác, dài khoảng 5-7 cm và rộng từ 0,5-2,0 cm, mang mùi thơm và được xếp xen kẽ trên thân cây.

Mặt trên của lá có màu xanh đậm với các đốm màu hạt dẻ, trong khi mặt dưới có màu đỏ tía. Thân của rau răm hình trụ, mọc đối xứng, có màu xanh lục hơi ngả đỏ và có rãnh. Rễ của cây hình thành từ phần gốc bám và có đường kính khoảng 2-3 mm.

Rau răm có tính nóng và vị cay, tuy nhiên không có độc tính. Điều này giúp rau răm trở thành một nguyên liệu ẩm thực phổ biến và cũng được sử dụng trong y học dân gian.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu liệu rau răm làm chậm kinh nguyệt hay không?

Có quan điểm cho rằng rau răm làm chậm kinh nguyệt
Có quan điểm cho rằng rau răm làm chậm kinh nguyệt

2. Công dụng của rau răm

Rau răm có nhiều công dụng trong y học cổ truyền và cũng đã được nghiên cứu trong y học hiện đại. Chắc chắn khi có quan điểm rau răm làm chậm kinh nguyệt, đã có rất nhiều nghiên cứu về công dụng của loại rau này. Dưới đây là một số công dụng của rau răm:

Theo y học cổ truyền:

  • Trừ phong hàn, hoạt huyết, tiêu độc.
  • Điều trị đầy bụng khó tiêu và đau dạ dày.
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa dưới dạng thuốc sắc.
  • Tinh dầu rau răm được sử dụng để trị gàu.
  • Giảm đau, chống sưng viêm và có tác dụng kháng khuẩn.
  • Chữa ỉa chảy, khó tiêu, ngứa da, kinh nguyệt ra nhiều và trị trĩ.
  • Lá và hạt rau răm được sử dụng trong một bài thuốc dân gian chống lại bệnh ung thư.
  • Có báo cáo về việc sử dụng lá và hạt rau răm để chữa mụn nước.

Theo y học hiện đại:

  • Hoạt động kháng khuẩn: Rau răm có hoạt tính kháng khuẩn chống lại nhiều loại vi khuẩn, vi rút và nấm khác nhau như Helicobacter pylori, Herpes simplex loại 1 (HSV-1), Colletotrichum gloeosporioides, v.v.
  • Tăng cường tiêu hoá: Rau răm có axit oxalic giúp hỗ trợ tiêu hoá, giảm đau bụng, đầy hơi và khó tiêu.
  • Chữa các bệnh ngoài da: Rau răm có tác dụng sát khuẩn và có thể làm lành các bệnh ngoài da như ghẻ lở và hắc lào.
  • Hỗ trợ chăm sóc da: Rau răm có tác dụng chống viêm và tiêu độc, giúp làm sạch da, loại bỏ mụn nhọt và se khít lỗ chân lông.
  • Có đặc tính lợi tiểu: Rau răm có tính chất kích thích đi tiểu, giúp giải độc cơ thể và làm sạch gan.
  • Tăng cường hoạt động tình dục: Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ cây mật nhân kết hợp với chiết xuất nước rau răm có thể tăng cường hoạt động tình dục ở người khỏe mạnh.

3. Ăn rau răm làm chậm kinh nguyệt không?

Rau răm là một loại rau thường được sử dụng làm gia vị nhờ mùi thơm và tính cay nóng. Vậy ăn rau răm làm chậm kinh nguyệt không? Có thông tin cho rằng ăn rau răm có thể làm chậm kỳ kinh nguyệt nếu sử dụng từ 1 đến 2 tuần trước thời điểm hành kinh. Ngoài ra, cũng được cho là ăn rau răm có thể giảm ham muốn quan hệ tình dục ở cả nam và nữ.

Hơn nữa, phụ nữ đang mang bầu không nên sử dụng loại cây này vì có thể tăng nguy cơ sảy thai.

Rau răm có làm chậm kinh nguyệt không
Rau răm có làm chậm kinh nguyệt không

4. Đang bị chậm kinh có nên ăn rau răm không?

Như đã nói ở trên rau răm làm chậm kinh nguyệt. Vậy những người đang bị chậm kinh sẵn thì sao? Câu trả lời đó là đối với những đối tượng này khi sử dụng rau răm có thể khiến tình trạng chậm kinh trở nên nghiêm trọng nặng nề hơn thậm chí là mất kinh hoàn toàn ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em rất nhiều.

5. Có nên sử dụng rau răm để làm chậm kinh nguyệt không?

Các phần trên đã giúp ta hiểu rằng rau răm làm chậm kinh nguyệt. Vậy chúng ta có nên dùng rau răm để chủ động là cách làm chậm kinh hay không?

Câu trả lời là không, chị em không nên sử dụng rau răm để làm chậm kinh nguyệt. Rau răm có tính nóng và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả phụ nữ và đàn ông. Sử dụng rau răm quá mức để làm chậm kinh nguyệt có nguy cơ gây mất kinh và có thể dẫn đến vô sinh. Vì vậy, chị em phụ nữ nên sử dụng rau răm ở mức độ vừa phải và hạn chế sử dụng đặc biệt khi sức khỏe phụ sản đang gặp bất kì vấn đề đáng lo ngại nào.

6. Ăn rau răm quá nhiều có tốt không?

Bên cạnh việc dùng rau răm làm chậm kinh nguyệt, dưới đây đề cập nhiều hơn về những tác hại của việc sử dụng rau răm sai cách hay lạm dụng:

  • Ảnh hưởng đến chuyện chăn gối: Sử dụng rau răm quá nhiều và thường xuyên có thể gây sinh nóng rét, làm giảm tinh khí và gây suy yếu tình dục. Cả nam và nữ có thể mất ham muốn tình dục, đàn ông có thể gặp vấn đề về cường dương và sự xuất tinh yếu, trong khi đó, phụ nữ có thể gặp vấn đề về mất chu kỳ kinh nguyệt.
  • Gây sảy thai: Vì rau răm có vị cay, tính ấm, tính thơm và tác động mạnh lên tử cung, có thể kích thích tử cung và gây ra thai nên rau răm không nên được sử dụng khi có thai. Việc ăn một vài ngọn rau răm kèm với các thức ăn như trứng vịt lộn có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, nhưng ăn nhiều rau răm hoặc sử dụng rau răm như thuốc uống có thể gây nguy hiểm.

Vì vậy, khi mang thai, không nên ăn quá nhiều rau răm. Người có máu nóng, trạng thái ốm gầy và phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cũng nên hạn chế sử dụng rau răm.

Lưu ý rằng những tác hại này chỉ xảy ra khi sử dụng rau răm sai cách hoặc ở lượng quá lớn. Để đảm bảo an toàn và tránh tác hại, nên sử dụng rau răm vừa phải và tuân thủ các hướng dẫn về sử dụng.

7. Các cách làm chậm kinh nguyệt khác

Rau răm làm chậm kinh nguyệt nhưng sẽ không được ứng dụng ở thực tiễn. Vậy chị em làm cách nào để làm chậm kinh nguyệt?

Dưới đây là một số cách chị em phụ nữ có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc:

  • Thuốc tránh thai hàng ngày: Uống 21 viên trong vỉ thuốc tránh thai hàng ngày theo hướng dẫn trên vỉ, bỏ qua 7 viên màu khác. Nếu loại thuốc tránh thai hàng ngày là vỉ 21 viên, không cần bỏ qua 7 viên mà hãy tiếp tục dùng vỉ thuốc tránh thai tiếp theo.
  • Thuốc trì hoãn kinh nguyệt: Một loại thuốc được sử dụng là Norethindrone, chủ yếu để ngừa thai nhưng cũng có tác dụng gây chậm kinh. Uống thuốc trước ngày dự kiến hành kinh khoảng 3 – 4 ngày và kết thúc khi dừng thuốc khoảng 2 – 3 ngày sau đó.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo liều lượng phù hợp và để đối phó với tác dụng phụ có thể xảy ra, như rối loạn tâm trạng, ngực căng tức, nhức đầu, buồn nôn,…

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên:

  • Giấm táo: Pha loãng 1 – 2 muỗng canh giấm táo trong nước, uống 2 – 3 lần mỗi tuần và duy trì trong khoảng 10 – 12 ngày trước khi đến ngày dự kiến hành kinh. Lưu ý không uống quá nhiều giấm táo nguyên chất để tránh tổn thương cổ họng, nướu, răng và dạ dày.
  • Đậu lăng: Xay nhuyễn đậu lăng, đun sôi cùng nước, sau đó nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Ăn món này đều đặn mỗi ngày trong khoảng 1 – 2 tuần trước ngày dự kiến hành kinh.
  • Bột gelatin: Hòa tan 1 gói gelatin nhỏ cùng nước ấm, sau đó uống lặp lại sau vài giờ trước ngày dự kiến hành kinh. Cách này chỉ có thể làm chậm kinh trong khoảng 4 – 5 giờ.
  • Nước chanh: Ăn vài lát chanh mỏng hoặc uống nước chanh không đường mỗi ngày trước khi đến ngày dự kiến hành kinh.
  • Mùi ngò tây: Ăn rau mùi ngò tây vào các bữa ăn hoặc nấu lá để uống nước trước ngày dự kiến hành kinh.

Lưu ý: Khi áp dụng các phương pháp sử dụng nguyên liệu tự nhiên, nên thực hiện theo liều lượng và hướng dẫn đúng để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Nếu có bất kỳ vấn đề hay lo lắng nào, nữ giới nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tìm được cách làm chậm kinh.

Tham gia group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI - cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm khám chữa bệnh phụ khoa sôi nổi nhất nền tảng Facebook - để trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin cùng các chị em có vấn đề tương tự và hỏi đáp với bác sĩ
Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Ra máu trước kỳ kinh: Nguyên nhân và cách xử trí

Ra máu trước kỳ kinh thường xảy ra ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Vậy cách xử lý thế nào?

Thông tin kiến thức
Tái tạo cổ tử cung là gì? Mối liên hệ với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em nhiều độ tuổi khác nhau. Hiểu rõ về quá trình tái tạo cổ tử cung giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý này hiệu...

Thông tin kiến thức
Bác sĩ giải đáp: Ra máu âm đạo bất thường nguy hiểm như thế nào?

Chảy máu âm đạo bất thường báo động cho sức khỏe phụ nữ. Bài viết giải đáp nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của chảy máu âm đạo. Đọc ngay!

Thông tin kiến thức
Bật mí cách sử dụng cốc nguyệt san hiệu quả

Cốc nguyệt san là sản phẩm phổ biến trong chăm sóc chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tìm hiểu về cốc nguyệt san qua bài viết sau.

All in one
Liên hệ