Rau tiền đạo nên mổ lấy thai ở tuần bao nhiêu?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Rau tiền đạo nên mổ lấy thai ở tuần bao nhiêu là thắc mắc ở của nhiều thai phụ khi gặp vấn đề này. Cùng theo dõi bài viết với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan để hiểu rõ hơn.

Rau tiền đạo là vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai trong quý cuối của thai kỳ. Rau tiền đạo nên mổ lấy thai ở tuần bao nhiêu là thắc mắc ở của thai phụ gặp vấn đề này trong thai kỳ.

Cùng tìm hiểu về nguy cơ, biến chứng và chỉ định mổ lấy thai trong rau tiền đạo cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan.

1. Những ai có nguy cơ bị rau tiền đạo khi mang thai

Rau tiền đạo được định nghĩa là tình trạng bánh rau bám ở đoạn dưới tử cung, có thể che lấp một phần hoặc toàn bộ lỗ trong cổ tử cung.

rau tiền đạo nên mổ lấy thai ở tuần bao nhiêu
Rau tiền đạo nên mổ lấy thai ở tuần bao nhiêu

Rau tiền đạo xảy ra khoảng 1/200 trường hợp thai nghén, đây được biết đến là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng chảy máu trong quý cuối của thai kỳ, trong chuyển dạ hay sau đẻ. Chính vì vậy, rau tiền đạo còn là một cấp cứu ở trong sản khoa.

Chúng ta chưa biết được rõ ràng về cơ chế hình thành rau tiền đạo. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc rau tiền đạo tăng lên ở những thai phụ có những tiền sử sau:

  • Thai phụ > 35 tuổi,
  • Đẻ nhiều lần,
  • Mổ lấy thai,
  • Mổ bóc nhân tử cung, cắt góc tử cung trong tạo hình tử cung,…
  • Nạo, hút thai nhiều lần,
  • Đẻ có kiểm soát tử cung hay bóc rau nhân tạo,
  • Viêm nhiễm tử cung,
  • Đa thai,
  • Tiền sử mang thai lần trước bị rau tiền đạo,
  • Các yếu tố khác như: sử dụng cocaine, hút thuốc lá,…

2. Biến chứng của rau tiền đạo đối với mẹ và bé

Rau tiền đạo nên mổ lấy thai ở tuần bao nhiêu? Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này, chúng ta cùng tìm hiểu về các biến chứng mà mẹ bầu và thai nhi có thể gặp phải nếu như thai phụ bị rau tiền đạo trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Biến chứng của rau tiền đạo đối với thai phụ:

  • Chảy máu: Thai phụ có thể bị chảy máu nghiêm trọng trong khoảng thời gian mang thai (đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ), trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
  • Mất máu: Khi thai phụ bị chảy máu số lượng lớn có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu cấp, có thể gặp các triệu chứng như: huyết áp tụt, da nhợt nhạt hoặc khó thở đều là biến chứng của việc mất quá nhiều máu.
  • Đẻ non: Nếu tình trạng xuất huyết khi mang thai được các bác sĩ đánh giá ở mức độ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ và thai, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện mổ lấy thai khẩn cấp trước khi thai nhi đủ tháng.
  • Rau cài răng lược: Rau tiền đạo có thể gây ra biến chứng rau cài răng lược khiến cho bánh rau bám sâu và xuyên qua lớp cơ ở thành tử cung. Điều này có thể gây ra tình trạng chảy máu nghiêm trọng sau khi sinh.

Biến chứng của rau tiền đạo đối với thai nhi:

  • Sinh non: Nếu thai phụ bị chảy máu nhiều và cần phải sinh mổ khẩn cấp, thi nhi buộc phải sinh sớm nên có nguy cơ thai nhi sinh ra khi chưa đủ tháng.

3. Thai bao nhiêu tuần thì biết bị rau tiền đạo?

Siêu âm thai có thể phát hiện hầu hết các trường hợp rau tiền đạo sớm nhất là từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Bác sĩ có thể quan sát vị trí bám của bánh rau vào tử cung (thân, đáy, mặt trước, mặt sau, bên trái, bên phải, bám thấp, bán trung tâm hoặc trung tâm) thông qua siêu âm với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại..

Siêu âm là phương pháp chính để chẩn đoán rau tiền đạo. Khi mang thai, nếu thai phụ không may bị rau tiền đạo, tình trạng này sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, thai phụ cần tuân thủ chặt chẽ lịch khám thai của bác sĩ để phát hiện sớm các bất thường trong thai kỳ, đảm bảo có sự can thiệp kịp thời và hiệu quả.

4. Rau tiền đạo nên mổ lấy thai ở tuần bao nhiêu?

Mổ lấy thai ở thai phụ bị rau tiền đạo.
Mổ lấy thai ở thai phụ bị rau tiền đạo

Trả lời cho câu hỏi Rau tiền đạo nên mổ lấy thai ở tuần bao nhiêu? Theo các chuyên gia sản khoa, câu trả lời cho vấn đề này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể như sau:

  • Đối với đợt chảy máu âm đạo đầu tiên trước 36 tuần của thai phụ, nếu tình trạng chảy máu không nặng quá trình xử trí chảy máu bao gồm nhập viện, điều chỉnh hoạt động (nghỉ ngơi tuyệt đối), kết hợp các thuốc làm giảm cơn co tử cung nhằm hạn chế được tối đa nguy cơ gây chảy máu do các cơn co tử cung. 
  • Nếu máu ngừng chảy, người mẹ có thể dần hoạt động nhẹ nhàng. Nếu sau thời gian theo dõi mà tình trạng chảy máu không tái phát, mẹ bầu có thể sẽ được xuất viện và tuyệt đối tránh quan hệ tình dục trong thời gian này để giảm nguy cơ xuất huyết. Tuy nhiên, mẹ bầu cần nhập viện lập tức nếu có dấu hiệu bất thường.
  • Thông thường đối với lần chảy máu thứ 2, mẹ bầu sẽ bắt buộc phải nhập viện trở lại và có thể được theo dõi liên tục cho đến khi sinh.
  • Bất kỳ một đợt chảy máu nào nếu số lượng chảy máu nhiều, điều trị chảy máu không có kết quả và có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến tính mạng của mẹ đều có thể được chỉ định mổ lấy thai để cầm máu cứu mẹ với bất kể tuổi thai.

Lưu ý với những thai phụ có nguy cơ phải  cần phải tiêm trưởng thành phổi (corticosteroid), nhằm phát triển phổi của trẻ sơ sinh nếu như sinh non.

5. Trường hợp mẹ bầu buộc phải sinh mổ hoặc sinh mổ sớm

Không phải 100% trường hợp bị rau tiền đạo phải sinh mổ. Vậy rau tiền đạo nên mổ lấy thai ở tuần bao nhiêu? Có một vài trường hợp dưới đây yêu cầu mẹ buộc phải sinh mổ hoặc sinh mổ sớm:

  • Với những mẹ bầu, cũng được mổ lấy thai ngay nếu rơi vào một trong các trường hợp: bị rau tiền đạo trung tâm hoặc bán trung tâm; ngôi thai không thuận do bánh rau đã chiếm mất không gian quay đầu trong tử cung.
  • Trong tình huống mẹ bầu bị xuất huyết nhiều, có nguy cơ cao đe dọa tới tính mạng, cho dù thai nhi ở bất kì tuần thai nào cũng buộc phải mổ lấy thai luôn để cứu sống người mẹ. Tuy nhiên, thai nhi lúc này có thể sẽ không sống sót được do các cơ quan còn chưa hoàn thiện, dễ dẫn đến suy hô hấp.

6. Cách chăm sóc bà bầu sau sinh mổ do nhau tiền đạo

Phụ nữ sau sinh mổ rau tiền đạo sẽ được chăm sóc và theo dõi như các phụ nữ sinh mổ khác. Một số đặc điểm mà chị em cũng như người thân cần lưu ý là:

6.1. Chăm sóc vết mổ

Cũng tương tự như các phẫu thuật khác, tuần đầu tiên khi vết mổ chưa khô, mẹ sẽ được chăm sóc và thay băng cẩn thận, sử dụng các loại thuốc để tránh tình trạng nhiễm trùng. Trong thời gian chờ cắt chỉ hoặc chỉ tự tiêu đi, sản phụ và người chăm sóc nên chú ý những điểm sau:

  • Lau nhẹ cơ thể để tránh vết thương ngấm nước.
  • Không bôi kháng sinh lên vết mổ.
  • Khi xuất hiện sốt cao hoặc đau bụng, mẹ nên đến các cơ sở y tế để được chăm sóc.

6.2. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

Sản phụ sau mổ nên tuân thủ một số hướng dẫn sau:

Ngày sau mổĂn uốngSinh hoạt

1

  • Truyền dịch
  • Uống nước lọc
  • Ăn cháo loãng
  • Tự xoay trên giường
  • Co duỗi chân

2

  • Ăn cháo loãng
  • Uống nhiều nước
  • Ngồi dậy
  • Đi lại nhẹ nhàng

3

  • Ăn cháo đặc, cơm, canh mềm
  • Uống nhiều nước
  • Tự đi lại trong phòng

4 trở đi

Ăn uống và đi lại bình thường

 

Sau khi xuất viện, mẹ nên duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp như:

  • Ăn uống: bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nước nhiều.
  • Ngủ: đảm bảo ngủ đủ 8-10 giờ mỗi ngày.
  • Vận động: thực hiện vận động nhẹ nhàng, vệ sinh bộ phận dinh dục bằng khăn sạch mỗi khi đi tiểu.

Sau sinh mổ, nếu xuất hiện những đặc điểm sau thì nên đưa mẹ tới các cơ sở y tế để được thăm khám:

  • Đau bụng.
  • Chướng bụng.
  • Sốt.
  • Ra máu âm đạo kéo dài hơn 1 tháng.

7. Cách phòng ngừa rau tiền đạo

Rau tiền đạo là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm, đe dọa tính mạng của cả thai phụ và thai nhi. Bác sĩ khuyến cáo thai phụ cần lưu ý những điều sau để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và an toàn:

  • Hạn chế mang thai khi đã lớn tuổi và nếu mang thai, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn lịch theo dõi thai kỳ sát sao nhằm bảo vệ thai kỳ tốt nhất.
  • Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ sau khi mổ lấy thai để tránh các biến chứng nguy hiểm ở vết mổ cũ.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích khi mang thai.
  • Tránh hút thuốc lá và cũng không nên hút thuốc lá bị động khi mang thai.
  • Nhập viện để theo dõi thai kỳ nếu được chẩn đoán bị rau tiền đạo ở những tháng cuối thai kỳ.
  • Đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa sản nổi tiếng để được can thiệp kịp thời và hiệu quả khi có các dấu hiệu bất thường.

8. Lời khuyên của bác sĩ

Rau tiền đạo là nguyên nhân nguy hiểm gây chảy máu trong quý cuối của thai kỳ. bài viết đã trả lời cho câu hỏi rau tiền đạo nên mổ lấy thai ở tuần bao nhiêu?

Mọi thai phụ cần được thăm khám thai sản định kỳ, được siêu âm đánh giá vị trí bánh rau cẩn thận và được chỉ định nhập viện sớm khi cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm tới mẹ và bé.

Để có thể đặt lịch khám sản phụ khoa và sàng lọc ung thư cổ tử cung tại phòng khám của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, người bệnh có thể liên hệ qua hotline đặt lịch: 0868 555 168 hoặc qua website.

Ngoài ra, chị em có thể tham gia vào group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI để hỏi đáp những vấn đề liên quan đến sản phụ khoa.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Ra máu trước kỳ kinh: Nguyên nhân và cách xử trí

Ra máu trước kỳ kinh thường xảy ra ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Vậy cách xử lý thế nào?

Thông tin kiến thức
Tái tạo cổ tử cung là gì? Mối liên hệ với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em nhiều độ tuổi khác nhau. Hiểu rõ về quá trình tái tạo cổ tử cung giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý này hiệu...

Thông tin kiến thức
Bác sĩ giải đáp: Ra máu âm đạo bất thường nguy hiểm như thế nào?

Chảy máu âm đạo bất thường báo động cho sức khỏe phụ nữ. Bài viết giải đáp nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của chảy máu âm đạo. Đọc ngay!

Thông tin kiến thức
Bật mí cách sử dụng cốc nguyệt san hiệu quả

Cốc nguyệt san là sản phẩm phổ biến trong chăm sóc chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tìm hiểu về cốc nguyệt san qua bài viết sau.

All in one
Liên hệ