Rối loạn kinh nguyệt: Những điều cần biết

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Rối loạn kinh nguyệt: triệu chứng và nguyên nhân, cách điều trị và tác động đến sức khỏe của phụ nữ.

Kinh nguyệt là một quá trình tự nhiên hằng tháng của hầu hết phụ nữ. Mỗi người có thể có chu kỳ, lượng máu và đặc điểm kinh nguyệt khác nhau. Tuy nhiên, rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở các độ tuổi khác nhau và được coi là dấu hiệu bất thường cần chú ý. Vậy, bạn có gặp phải các triệu chứng rối loạn không?

1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kinh nguyệt không bình thường, bao gồm sự bất thường về chu kỳ kinh, số ngày có kinh, tính chất và lượng máu kinh so với chu kỳ thông thường trước đó. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm rối loạn nội tiết, tổn thương cơ quan sinh dục nữ, và thay đổi điều kiện sống môi trường sống. 

Nếu không được điều trị kịp thời, rối loạn kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh lý và chức năng sinh sản bình thường của phụ nữ.

2. Rối loạn kinh nguyệt có những biểu hiện nào?

Rối loạn kinh nguyệt có thể có những biểu hiện khác nhau. Một số biểu hiện bất thường bao gồm:

  • Rối loạn chu kỳ kinh: Kinh thưa (chu kỳ dài hơn 35 ngày) hoặc kinh mau (chu kỳ ngắn hơn 22 ngày), và cả vô kinh (không có kinh trong 6 tháng trở lên).
  • Rối loạn lượng máu kinh: Cường kinh (máu kinh nhiều hơn 80ml/kỳ), thiểu kinh (máu kinh ít hơn 20ml/kỳ và số ngày kinh dưới 2 ngày), rong kinh (số ngày kinh hơn 7 ngày).
  • Rối loạn máu kinh: Máu kinh thường là màu đỏ thẫm, không đông, không có máu cục hoặc máu đỏ tươi là bất thường.
  • Một số trường hợp có ra máu âm đạo bất thường giữa kỳ kinh, ra máu nhỏ giọt hoặc ra máu sau quan hệ tình dục. Trong các trường hợp này, tính chất máu chảy ra có thể tương tự với máu kinh làm chị em nhầm lẫn, lo lắng nên cần được thăm khám để chẩn đoán chính xác và tìm nguyên nhân.

Ngoài ra, rối loạn nguyệt san cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng dưới, đau lưng, tức ngực, buồn nôn, và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và lao động của phụ nữ.

Rối loạn kinh nguyệt có thể đi kèm với đau bụng dưới, đau lưng, tức ngực, buồn nôn
Rối loạn kinh nguyệt có thể đi kèm với đau bụng dưới, đau lưng, tức ngực, buồn nôn

3. Rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân gì?

Kinh nguyệt rối loạn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm ảnh hưởng của nội tiết tố, tổn thương cơ quan sinh dục nữ và thay đổi điều kiện sống môi trường.

Một số nguyên nhân cụ thể gồm:

  • Ảnh hưởng của nội tiết tố: Những giai đoạn trong sự phát triển của phụ nữ như tuổi dậy thì, tiền mãn kinh, mang thai, sinh con và cho con bú đều ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết tố.
  • Tổn thương cơ quan sinh dục nữ: Các bệnh như u xơ tử cung, viêm nhiễm niêm mạc tử cung, u buồng trứng và ung thư niêm mạc tử cung.
  • Thay đổi điều kiện sống và thói quen sinh hoạt: Thay đổi môi trường sống, áp lực học tập, công việc, chế độ ăn uống và vận động quá mức.

4. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Một số nguy hiểm bao gồm:

  • Thiếu máu: Rối loạn kinh nguyệt kéo dài và quá mức có thể dẫn đến thiếu máu và gây ra các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, tim loạn nhịp và thở gấp. Trong những trường hợp mất máu nghiêm trọng, thiếu máu có thể nguy hiểm tới tính mạng.
  • Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Chu kỳ kinh nguyệt không bình thường có thể là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra các bệnh viêm nhiễm như viêm niêm mạc tử cung, u màng trong tử cung và viêm buồng trứng.
  • Nguy cơ vô sinh: Rối loạn chu kỳ kinh có thể làm khó mang thai, do rối loạn chức năng phóng noãn và sự tắc vòi tử cung do viêm nhiễm.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục: Quan hệ tình dục trong ngày “đèn đỏ” có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh phụ khoa. Do đó, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục của phụ nữ.
Quan hệ tình dục trong ngày "đèn đỏ" có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh phụ khoa.
Quan hệ tình dục trong ngày “đèn đỏ” có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh phụ khoa.
  • Ảnh hưởng đến nhan sắc phụ nữ: Rối loạn nguyệt san có thể ảnh hưởng đến cân bằng hormone và làm suy giảm nhan sắc và sự tươi trẻ của phụ nữ, gây khí huyết kém, da kém mịn màng, dễ cáu gắt và nóng tính. Đồng thời, nó cũng tạo ra lo lắng, căng thẳng và giảm chất lượng cuộc sống.
  • Bệnh lý nguy hiểm: Một số trường hợp rối loạn chu kỳ kinh là biểu hiện của những bệnh như chửa ngoài tử cung và ung thư niêm mạc tử cung. Việc chậm phát hiện và điều trị những bệnh lý này có thể gây nguy hiểm cho chị em.

5. Điều trị rối loạn kinh nguyệt như thế nào cho hiệu quả?

Rối loạn kinh nguyệt khá phổ biến ở phụ nữ. Nếu bạn đang gặp phải chu kỳ kinh bị rối loạn, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để được chẩn đoán và loại trừ các nguyên nhân bệnh lý. Việc điều trị rối loạn cơ bản có thể được thực hiện tại nhà dựa trên các gợi ý sau:

  • Cải thiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và làm việc: Bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp và bổ sung dinh dưỡng. Thường xuyên tập thể dục và vận động cũng giúp cải thiện rối loạn kinh nguyệt
  • Giữ tâm lý thoải mái: Làm việc và sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ, trong lành và hạn chế căng thẳng nhất có thể. Tập trung vào những điều tích cực và thư giãn tâm trí.
  • Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày: Nếu cần, bạn có thể sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của mình. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến và tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác có thể gây rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da của bạn. Hạn chế sử dụng những chất này là việc nên làm.
  • Điều trị các bệnh lý khác: Nếu rối loạn kinh nguyệt không được cải thiện, hãy đi khám để phát hiện và điều trị các bệnh lý khác nếu có như bệnh tuyến yên, tiểu đường.

Vậy khi nào cần đi khám?

  • Đau dữ dội trong kỳ kinh hoặc giữa các chu kỳ.
  • Ra máu kinh nhiều bất thường.
  • Dịch tiết âm đạo có mùi hôi
  • KInh nguyệt kéo dài quá 7 ngày
  • Ra máu âm đạo sau khi mãn kinh
  • Buồn nôn, nôn trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Sốt, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt trong khi hành kinh

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng phụ khoa khó chịu nào, hãy liên hệ và đặt lịch khám với BSCKII về Sản phụ khoa Đỗ Thị Ngọc Lan để được khám và điều trị kịp thời. Vui lòng đặt lịch khám tại đây.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
7 nguyên nhân gây khí hư màu hồng nhạt trước kỳ kinh

Khí hư màu hồng nhạt trước kỳ kinh có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu 7 nguyên nhân thường gặp, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Thông tin kiến thức
Soi tươi huyết trắng để làm gì?

Nhiều chị em thắc mắc: “Soi tươi huyết trắng để làm gì?”. Đây là một xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý phụ khoa. Cùng bài viết tìm hiểu nhé.

Thông tin kiến thức
Hướng dẫn cách đọc kết quả soi tươi dịch âm đạo

Soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán mức độ viêm và tác nhân gây bệnh phụ khoa. Tìm hiểu cách đọc kết quả bình thường và bất thường để điều trị kịp thời.

Thông tin kiến thức
Clue cell trong kết quả soi tươi là gì?

Nhiều chị em khi nhận được kết quả xét nghiệm chưa nắm rõ Clue cell trong kết quả soi tươi là gì. Tìm hiểu ngay về Clue cell trong xét nghiệm soi tươi.

All in one
Liên hệ