Rong kinh kéo dài cả tháng có sao không? Lưu ý từ bác sĩ

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Rong kinh kéo dài cả tháng có nguy hiểm không? Tìm hiểu nguyên nhân, biến chứng và cách xử lý tình trạng rong kinh kéo dài để bảo vệ sức khỏe.

Rong kinh kéo dài cả tháng là tình trạng kinh nguyệt bất thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Vậy rong kinh kéo dài là bệnh gì và nguyên nhân do đâu?

1. Rong kinh kéo dài cả tháng – Triệu chứng và nguyên nhân

Rong kinh được định nghĩa là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, lượng máu mất đi vượt quá 80ml mỗi lần. Ở một số trường hợp nặng, rong kinh có thể kéo dài liên tục trong nhiều tuần, thậm chí cả tháng, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Theo BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương, có nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng rong kinh kéo dài cả tháng, bao gồm:

  • Rối loạn nội tiết tố: Sự mất cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone – hai loại hormone chính điều hòa chu kỳ kinh nguyệt thường là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến rong kinh kéo dài cả tháng. Tình trạng này có thể xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh, sau sinh hoặc ở tuổi dậy thì.
  • Các bệnh lý phụ khoa: U xơ tử cung, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư tử cung và buồng trứng đều có thể gây rối loạn kinh nguyệt trong đó có hiện tượng rong kinh.
  • Béo phì và các bệnh về tuyến giáp: Đây cũng là những yếu tố nguy cơ đáng kể.
Béo phì là một yếu tố nguy cơ gây rong kinh
Béo phì là một yếu tố nguy cơ gây rong kinh

Một số trường hợp khác như bệnh Von Willebrand, sảy thai, thai ngoài tử cung, tác dụng phụ của thuốc tránh thai hoặc dụng cụ tử cung cũng có thể khiến kinh nguyệt kéo dài bất thường.

2. Nguy hiểm tiềm ẩn từ việc rong kinh kéo dài cả tháng

Câu hỏi “Bị rong kinh kéo dài cả tháng có sao không?” là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ. Trên thực tế, tình trạng này không chỉ gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe:

  •  Thiếu máu, suy nhược cơ thể: Rong kinh kéo dài khiến lượng máu mất đi nhiều, dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu, gây mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt hay ngất xỉu.
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Rong kinh có thể làm rối loạn chu kỳ rụng trứng, gây khó khăn cho việc thụ thai và làm tổ của phôi.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa: Sử dụng băng vệ sinh thường xuyên và kéo dài sẽ tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Điều này dẫn đến các bệnh viêm nhiễm như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng…
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và chất lượng cuộc sống: Rong kinh kéo dài cả tháng khiến chị em luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, từ đó ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt và đời sống vợ chồng.

Ngoài ra, một số biến chứng hiếm gặp hơn nhưng cũng rất nguy hiểm có thể kể đến như sốc mất máu, suy thận, xuất huyết não… Chính vì vậy, khi thấy chu kỳ kinh bất thường kéo dài, chị em cần đi khám ngay để được chẩn đoán và xử lý đúng cách, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.

3. Cách xử lý rong kinh kéo dài

Chị em thắc mắc gặp phải tình trạng rong kinh kéo dài phải làm sao? Lúc này, chị em nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp các biện pháp sau:

3.1. Sử dụng thuốc điều trị rong kinh

Căn cứ vào thể trạng, nguyên nhân, mức độ mất máu và các yếu tố liên quan, bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp:

  • Bổ sung sắt để phòng ngừa thiếu máu do rong kinh kéo dài.
  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid nhằm giảm thời gian chảy máu và hạn chế cơn đau.
Uống thuốc giảm đau hạn chế cơn đau bụng kinh
Uống thuốc giảm đau hạn chế cơn đau bụng kinh
  • Liệu pháp hormone thay thế trong trường hợp rong kinh do suy giảm nội tiết tố ở giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Thuốc cầm máu như axit tranexamic.  
  • Thuốc tránh thai giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và hạn chế rong kinh kéo dài.
  • Đặt vòng tránh thai chứa progestin làm mỏng niêm mạc tử cung, từ đó giảm lượng máu kinh.

3.2. Áp dụng các thủ thuật và phẫu thuật

Nếu điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả như mong muốn, bác sĩ có thể chỉ định:

  • Nong và nạo lòng tử cung (D&C) để giảm lượng máu kinh. Đây là giải pháp tạm thời, không điều trị triệt để được nguyên nhân gốc rễ.
  • Thuyên tắc động mạch tử cung được áp dụng cho trường hợp rong kinh do u xơ tử cung. Mục tiêu là cắt nguồn cung cấp máu tới các khối u bằng cách thuyên tắc các động mạch xung quanh.
  • Giải phẫu siêu âm hội tụ là phương pháp không xâm lấn này sử dụng sóng siêu âm để thu nhỏ khối u xơ, từ đó cải thiện tình trạng rong kinh kéo dài cả tháng.  
  • Cắt bỏ các khối u xơ bằng phẫu thuật nội soi hoặc mở bụng. 
  • Bóc tách nội mạc tử cung bằng laser, sóng âm hoặc nhiệt. Sau thủ thuật này, kinh nguyệt thường nhẹ hơn rất nhiều. Tuy nhiên cần cân nhắc kỹ vì có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Cắt bỏ tử cung là phương án cuối cùng khi các liệu pháp khác đều thất bại. Thủ thuật này vĩnh viễn chấm dứt kinh nguyệt và khả năng mang thai. Nếu cắt bỏ cả buồng trứng sẽ dẫn đến tình trạng mãn kinh sớm. 

3.3. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng rong kinh kéo dài. Chị em nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, cá, trứng, rau xanh… để bù đắp lượng máu bị mất. Ngoài ra, các loại hạt, trái cây giàu vitamin và khoáng chất cũng rất có lợi cho cơ thể trong giai đoạn này.

Chế độ ăn lành mạnh hỗ trợ điều trị rong kinh kéo dài cả tháng
Chế độ ăn lành mạnh hỗ trợ điều trị rong kinh kéo dài cả tháng

Đặc biệt, những phụ nữ tiền mãn kinh bị rong kinh kéo dài cả tháng cần tăng cường thực phẩm chứa hàm lượng estrogen tự nhiên như mầm đậu nành, bông cải xanh, hạt lanh, các loại đậu…

4. Lời khuyên từ bác sĩ

Rong kinh kéo dài cả tháng là một trong những rối loạn kinh nguyệt phổ biến ở phụ nữ. Tuy nhiên, đây không phải là chuyện bình thường mà cần được quan tâm, xử lý đúng cách. Bởi nếu kéo dài, rong kinh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản cũng như chất lượng cuộc sống của chị em.

Ngoài tìm hiểu rong kinh kéo dài là bệnh gì, chị em phụ nữ cũng cần chủ động thăm khám sớm khi thấy chu kỳ kinh bất thường để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Song song với đó, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.

Chị em hãy luôn lắng nghe và chăm sóc cơ thể, đừng để những triệu chứng bất thường kéo dài mà không được xử lý. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách là chìa khóa để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm, góp phần bảo vệ sức khỏe sinh sản toàn diện cho phái đẹp.

Nếu có các dấu hiệu rong kinh kéo dài cả tháng hay thắc mắc các vấn đề sản phụ khoa, chị em có thể gọi trực tiếp vào số hotline 0868555168 để được tư vấn cặn kẽ và nhanh nhất

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Cấy que tránh thai bị rong kinh? Có nguy hiểm không?

Cấy que tránh thai bị rong kinh, có nguy hiểm không là băn khoăn của các chị em. Bài viết sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp chị em có góc nhìn rõ hơn.

Thông tin kiến thức
Soi tươi huyết trắng để làm gì?

Nhiều chị em thắc mắc: “Soi tươi huyết trắng để làm gì?”. Đây là một xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý phụ khoa. Cùng bài viết tìm hiểu nhé.

Thông tin kiến thức
Hướng dẫn cách đọc kết quả soi tươi dịch âm đạo

Soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán mức độ viêm và tác nhân gây bệnh phụ khoa. Tìm hiểu cách đọc kết quả bình thường và bất thường để điều trị kịp thời.

Thông tin kiến thức
Clue cell trong kết quả soi tươi là gì?

Nhiều chị em khi nhận được kết quả xét nghiệm chưa nắm rõ Clue cell trong kết quả soi tươi là gì. Tìm hiểu ngay về Clue cell trong xét nghiệm soi tươi.

All in one
Liên hệ