Rong kinh sau sinh mổ là hiện tượng thường gặp ở những phụ nữ mang thai và sinh mổ. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể điều trị được nếu người bệnh nhận biết sớm các dấu hiệu.
1. Rong kinh sau sinh mổ là gì?
Rong kinh sau sinh mổ là hiện tượng phổ biến ở các mẹ bỉm, xảy ra khi lượng máu kinh tiết ra nhiều bất thường và kéo dài hơn so với chu kỳ kinh nguyệt thông thường hoặc kéo dài hơn so với tình trạng ra máu sau sinh bình thường.
Hiện tượng này gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của các sản phụ. Nếu nhẹ thì sản phụ có thể mệt mỏi, buồn nôn. Nặng hơn có thể dẫn đến choáng, ngất, sốc và tử vong do mất máu quá nhiều.
2. Nguyên nhân dẫn đến rong kinh sau sinh mổ
Mỗi tháng, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được điều chỉnh bởi hai loại hormone chính là estrogen và progesterone. Quá trình hành kinh xảy ra khi lớp lót tử cung và các mạch máu phát triển dày lên trong nửa đầu chu kỳ để chuẩn bị cho trứng đã thụ tinh bám vào, nếu không có việc thụ tinh, lớp lót này sẽ bị bong ra, làm lộ mạch máu và tạo ra máu kinh mỗi tháng.
Sau khi sinh con, nếu estrogen và progesterone không cân đối, lớp lót tử cung và mạch máu có thể phát triển quá mức, dẫn đến việc ra nhiều máu kinh và lâu hơn, gây ra tình trạng chảy máu kinh nhiều sau khi mổ đẻ.
Các bác sĩ chuyên môn cho biết nguyên nhân của việc chảy máu kinh nhiều sau mổ đẻ có thể là:
- Nội tiết tố không ổn định: Sau khi sinh có sự thay đổi đột ngột và rối loạn hormone Estrogen và Progesterone dẫn đến niêm mạc tử cung khó đào thải hết ra ngoài, dẫn đến tình trạng rong kinh.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc tránh thai sau sinh: Thuốc tránh thai có thể gây ra phản ứng phụ như rong kinh, đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ,…
- Các vấn đề bệnh lý: U xơ tử cung, đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm phụ khoa,… cũng có thể gây ra rong kinh sau sinh mổ.
3. Đánh giá tình trạng rong kinh
Để biết có thể xử trí kịp thời được tình trạng rong kinh bất thường sau sinh mổ, chính người bệnh là người cần phải đánh giá sớm được dấu hiệu bất thường để có thể đi khám nhanh nhất. Đánh giá tình trạng rong kinh có thể gặp:
- Rong kinh bình thường: nếu máu kinh tiết ra ít hơn 15 ngày, có màu đỏ tươi, không vón cục và không có hiện tượng bất thường.
- Rong kinh bất thường: nếu máu kinh tiết ra nhiều, liên tục, có cục máu đông, vón to, kèm theo các triệu chứng thiếu máu như chóng mặt, buồn nôn, say sẩm mặt mày, đánh trống ngực, thở gấp.
4. Rong kinh sau sinh mổ ảnh hưởng như thế nào?
- Gây thiếu hụt máu huyết, dẫn đến mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa do vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt.
- Ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần, gây căng thẳng, stress, cáu gắt, bực dọc.
5. Biện pháp cải thiện tình trạng rong kinh sau sinh mổ
Một số biện pháp quan trọng giúp cải thiện được tình trạng rong kinh sau sinh mổ có thể kể đến như:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thoáng mát, thay băng vệ sinh thường xuyên.
- Không thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo để tránh gây viêm nhiễm.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng, giàu sắt, vitamin và chất xơ.
- Tránh quan hệ tình dục trong thời gian bị rong kinh kéo dài.
- Tập các môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, ngồi thiền,…
- Giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng, stress.
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
- Nếu tình trạng rong kinh kéo dài hoặc có các triệu chứng bất thường, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
6. Điều trị rong kinh sau sinh mổ
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng rong kinh rong huyết, các bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, một số biện pháp điều trị được biết đến bao gồm:
- Sử dụng thuốc: Thuốc tránh thai, thuốc cầm máu, thuốc điều hòa nội tiết,…
- Can thiệp ngoại khoa: Nếu rong kinh do các vấn đề bệnh lý của tử cung như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị ngay trong khi mổ lấy thai.
7. Phòng ngừa rong kinh sau sinh mổ
Những cách phòng ngừa dễ dàng để hạn chế tình trạng rong kinh sau mổ như:
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe toàn thân trước khi sinh.
- Theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian mang thai.
- Sinh con tại cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm.
- Chăm sóc sức khỏe sau sinh, tránh vận động mạnh quá sớm.
- Sử dụng các phương pháp tránh thai an toàn sau sinh.
8. Kết luận
Rong kinh sau sinh mổ là tình trạng phổ biến ở các sản phụ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc có biểu hiện bất thường như:
- Xuất hiện cục máu đông to bất thường.
- Buồn nôn, chóng mặt
- Đánh trống ngực, thở gấp
Cần lập tức đến cơ sở y tế gần nhất hoặc những phòng khám chuyên khoa uy tín để gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Phòng ngừa rong kinh sau sinh mổ bằng cách chăm sóc sức khỏe trước khi sinh, trong khi mang thai và sau sinh, cũng như sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn sau sinh.
Để có thể đặt lịch khám sản phụ khoa tại phòng khám của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, người bệnh liên hệ qua hotline đặt lịch: 0868 555 168.