Ca bệnh sảy thai 2 lần liền nhau
Tiền sử: Bạn V sinh năm 2000 tiền sử sảy thai ngày 27/5/2024 và vẫn chưa có kinh trở lại. Thử betaHCG: 51UI/ml (17/6/2024) – (2/4/2024): 241 UI/L – 3/7: 378 UI/L – 6/7: 337UI/L – 9/7: 336 UI/L
Kết quả:
- Khám phụ khoa thấy âm đạo có ít dịch màu nâu đen. Kết quả siêu âm, thấy niêm mạc tử cung dày 14.3mm – không thấy khối bất thường xung quanh tử cung và buồng trứng.
- Bệnh nhận được chỉ định cho ngậm misoprostol. Sau nhận misoprostol máu ra nhiều – khám phụ khoa thấy âm đạo nhiều dịch màu nâu đen; siêu âm niêm mạc tử cung mỏng 4.45mm, không thấy các khối bất thường. Ngày 18/7 xét nghiệm lại chỉ số betaHCG là 28 UI/L.
Kế hoạch điều trị và kết luận
Thái sinh hóa/tiền sử sảy thai cách 2 tháng. Như vậy sau khi sảy thai lần 1, vì chưa có kinh trở lại nên bệnh nhân chủ quan, không có biện pháp tránh thai an toàn nên sự cố có thai tiếp đã xảy ra.
Tuy nhiên sau sảy thai chưa đầy 2 tháng, cơ thể chưa có sự chuẩn bị cho lần mang thai tiếp nên lần 2 là thai sinh hóa. Không ít chị em cũng gặp tình trạng tương tự, vì vậy sau sảy thai/thai lưu/thai sinh hóa,… việc tránh thai là rất quan trọng.
Bàn luận về ca bệnh
Đối với trường hợp của bạn V, bác sĩ sẽ không can thiệp, theo dõi thêm để betaHCG về < 5 UI/L.
Bệnh nhân cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ, tránh hoạt động hay lao động nặng, bổ sung các vitamin cần thiết và sắt để cơ thể hồi phục sau 2 lần hỏng thai liên tiếp.
Có biện pháp tránh thai an toàn, không nên có thai trong ít nhất 3 tháng, tốt nhất nên để cơ thể nghỉ ngơi trong 6 tháng.
Xem đầy đủ thông tin về ca bệnh sảy thai 2 lần liên tiếp tại đây: