Siêu âm 4D: 13 điều cần biết cho mẹ bầu

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Siêu âm 4D quan sát hình ảnh và hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ. Tìm hiểu về siêu âm 4D, các chỉ số, khi nào nên làm và có nên siêu âm 4D nhiều không.

Trong thời kỳ mang thai, siêu âm 4D là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại giúp các bậc cha mẹ quan sát được hình ảnh và hoạt động của thai nhi một cách chân thực nhất. Vậy siêu âm 4D là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Siêu âm 4D là gì?

Siêu âm 4D (hay còn gọi là siêu âm 4 chiều) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho phép quan sát trực tiếp hình ảnh và hoạt động của thai nhi ở 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian ngay khi đang siêu âm.

2. Ý nghĩa của việc siêu âm 4D

Bác sĩ có thể quan sát các cấu trúc cơ thể, chỉ số sinh trắc học của em bé qua siêu âm 4D để phát hiện các bất thường. Từ đó tầm soát dị tật thai nhi sớm, đưa ra hướng điều trị phù hợp ngay từ trong bào thai. Loại siêu âm này có thể phát hiện tới 80-85% các trường hợp dị tật ở thai nhi.

Siêu âm 4D quan sát hình ảnh thai nhi rõ nét
Siêu âm 4D quan sát hình ảnh thai nhi rõ nét

3. Sự khác biệt giữa siêu âm 4D và các phương pháp siêu âm khác

Không như siêu âm 2D và 3D chỉ cho hình ảnh tĩnh về cấu trúc và giải phẫu bên trong của thai nhi, siêu âm 4D là kỹ thuật tiên tiến hơn, cung cấp hình ảnh động về các hoạt động của bé như đang xem video trực tiếp. Điều này giúp cha mẹ bé có góc nhìn sinh động và gần gũi hơn về con mình với từng biểu cảm, cử động rõ ràng khi bé cười, nhăn mặt, mếu, mút tay…

4. Siêu âm 4D có ưu và nhược điểm gì?

4.1. Ưu điểm

  • Cho phép quan sát, chẩn đoán hình thái thai nhi, phát hiện sớm 80-85% dị tật bẩm sinh (nếu có).
  • Cung cấp thông tin về bánh nhau, nước ối, vị trí thai, các chỉ số siêu âm 4D như sinh trắc của thai nhi…
  • Mẹ bầu có thể nhìn thấy trạng thái hiện tại của con như mút tay, ngáp, ngủ, các đường nét, cấu trúc cơ thể… Mang đến niềm vui, sự gắn kết cho mẹ và bé ngay từ khi trong bụng.

4.2. Nhược điểm

  • Chi phí cao hơn so với siêu âm 2D, 3D thông thường. Tuy nhiên, đây là khoản đầu tư đáng giá để biết chính xác sức khỏe, sự phát triển bình thường hay bất thường của con.
  • Mẹ bầu cần tìm cơ sở siêu âm uy tín để có kết quả chính xác nhất.

5. Những trường hợp nên siêu âm 4D

5.1. Trường hợp bình thường

Mẹ bầu từ tuần 12 đến tuần 32 muốn nắm rõ sự phát triển, giới tính của con và lưu giữ hình ảnh quý giá đó.

5.2. Trường hợp đặc biệt

Thai phụ có nguy cơ sinh con dị tật cao hơn bình thường như:

  • Mẹ lớn tuổi, mắc bệnh nền hoặc dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến thai.
  • Bố mẹ mang gen bất thường có thể gây nên các vấn đề như hội chứng Down.

Lưu ý: Siêu âm 2D cũng có thể phát hiện dị tật bẩm sinh nhưng bác sĩ có thể chỉ định siêu âm 4D để xác định chính xác mức độ của dị tật đó.

6. Thời điểm thích hợp để siêu âm 4D

Từ 3 tháng giữa đến 3 tháng cuối (tuần 20-24 trở đi) là giai đoạn phù hợp nhất để siêu âm 4D vì lúc này các cơ quan trên cơ thể của bé đã phát triển tương đối hoàn thiện, dễ quan sát dưới đầu dò siêu âm.

Tuy nhiên, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng mẹ bầu để tư vấn thời điểm siêu âm phù hợp nhất. Dưới đây là các mốc quan trọng mà mẹ nên siêu âm:

  • Tuần 11-13: Xác định vị trí làm tổ của thai, số lượng thai, sàng lọc hội chứng Down qua đo độ mờ da gáy.
  • Tuần 20-22: Kiểm tra các bất thường khi thai nhi đã hình thành các cơ quan khá đầy đủ. 
  • Tuần 30-32: Phát hiện dị tật xuất hiện muộn, đánh giá sự phát triển và dự kiến phương pháp sinh phù hợp.

7. Tần suất siêu âm 4 chiều trong thai kỳ

Ngoài việc tìm hiểu siêu âm 4D khi nào, mẹ bầu cũng cần biết có nên siêu âm 4D nhiều không. Theo khuyến cáo, trong cả thai kỳ, mẹ bầu nên siêu âm tối thiểu 3 lần vào các thời điểm:

  • 3 tháng đầu (tuần 11-13): Kiểm tra vị trí thai, tuổi thai, loại trừ các nguy cơ như thai ngoài tử cung, sảy thai, hội chứng Down, vô sọ, thoát vị rốn…
  • 3 tháng giữa (tuần 20-22): Đánh giá tổng quát sự phát triển, hình thái của thai nhi và phát hiện các dị tật như thừa/thiếu chi, hở hàm ếch…
  • 3 tháng cuối (tuần 30-32): Theo dõi sức khỏe, cân nặng của thai nhi, lượng nước ối và tầm soát dị tật xuất hiện muộn.
Siêu âm 4D vào những mốc quan trọng của thai kỳ
Siêu âm 4D vào những mốc quan trọng của thai kỳ

Bên cạnh đó, tùy sức khỏe và tình trạng của mỗi mẹ bầu, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số lần siêu âm khác nếu cần thiết.

Về cơ bản đây là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn và hiệu quả, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng của thai nhi, phát hiện sớm các bất thường, dị tật để có hướng điều trị kịp thời. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để cha mẹ “gặp gỡ” và tương tác với con yêu của mình ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Mẹ bầu hãy hỏi ý kiến bác sĩ để chọn thời điểm siêu âm phù hợp, đảm bảo cả an toàn, hiệu quả và tránh gây lãng phí tiền của.

8. Chuẩn bị cho mẹ bầu trước khi siêu âm 4 chiều

Siêu âm 4D là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không gây đau, không xâm lấn nên mẹ bầu chỉ cần mặc đồ thoải mái, dễ vén bụng và đi tiểu trước khi siêu âm.

Thời gian siêu âm sẽ khác nhau tùy theo tư thế, tình trạng của thai nhi và sản phụ như lượng nước ối, cử động của bé, thể trạng mẹ…

9. Các bước tiến hành siêu âm 4D

  • Bước 1: Mẹ bầu nằm trên giường siêu âm, kéo áo lên để lộ vùng bụng.
  • Bước 2: Bôi gel chuyên dụng lên bụng để tạo môi trường truyền sóng siêu âm tốt, cho kết quả rõ nét.
  • Bước 3: Bác sĩ sẽ dùng một đầu dò truyền sóng âm di chuyển trên bụng mẹ bầu để thu hình ảnh của thai nhi dưới nhiều góc độ. Thông qua hệ thống xử lý hiện đại, hình ảnh và cử động của thai nhi sẽ hiện lên màn hình dưới dạng video trực tiếp.
  • Bước 4: Sau 30-40 phút hoặc lâu hơn tùy tình trạng thai nhi, quá trình siêu âm kết thúc.

10. Ý nghĩa các ký hiệu trên phiếu kết quả siêu âm

  • DS: Ngày sinh dự kiến;
  • Ngôi: Vị trí của đầu thai (xuôi, ngược, ngang);
  • CRL: Chiều dài đầu mông;
  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh;
  • HC: Chu vi vòng đầu;
  • AC: Chu vi vòng bụng;
  • AFI: Chỉ số nước ối;
  • EFW: Ước lượng cân nặng thai nhi;
  • GA: Tuổi thai;
  • FHR: Nhịp tim thai;
  • Ngôi mông: Vị trí mông thai nhi ở dưới;
  • Ngôi đầu: Vị trí đầu thai nhi ở dưới.

11. Một số câu hỏi thường gặp

11.1. Siêu âm 4D bao nhiêu tiền?

Giá siêu âm phụ thuộc vào cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ bác sĩ, chất lượng dịch vụ của từng bệnh viện, phòng khám. Bệnh viện công thường có chi phí thấp hơn nhờ bảo hiểm.

11.2. Phương pháp này có hại không?

Hiện nay, siêu âm 4 chiều hoàn toàn an toàn, không gây hại cho cả mẹ và bé, mang đến sự an tâm và hạnh phúc cho người mẹ khi được “gặp” con.

11.3. Có nên siêu âm 4D nhiều không?

Mặc dù chưa có bằng chứng về tác hại của việc siêu âm 4 chiều nhiều lần nhưng mẹ bầu chỉ nên siêu âm theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng.

11.4. Kết quả có chính xác không?

Độ chính xác của kết quả siêu âm phụ thuộc vào chuyên môn của bác sĩ và chất lượng trang thiết bị của cơ sở y tế. Do đó, mẹ bầu nên chọn địa chỉ tin cậy để thực hiện.

12. Lời khuyên của bác sĩ

Siêu âm 4D là một phương pháp an toàn và hiệu quả để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu không cần siêu âm quá nhiều lần trong thai kỳ.

Bác sĩ khuyên rằng mẹ bầu chỉ nên thực hiện siêu âm khi thực sự cần thiết và theo chỉ định. Thông thường, mẹ bầu sẽ được chỉ định siêu âm 4D vào khoảng tuần 20-25 và tuần 30-32 của thai kỳ.

Mục đích chính của việc siêu âm là để kiểm tra sự phát triển và phát hiện các dị tật bẩm sinh của thai nhi. Các chỉ số quan trọng bao gồm chiều dài xương đùi, chu vi đầu, chu vi bụng và cấu trúc các cơ quan nội tạng của thai nhi.

Mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng nếu không có điều kiện thực hiện siêu âm 4 chiều. Siêu âm 2D vẫn là phương pháp phổ biến và hiệu quả để theo dõi thai kỳ. Điều quan trọng nhất là mẹ bầu nên tuân theo lịch khám thai định kỳ và tham khảo ý kiến của bác sĩ về phương pháp siêu âm phù hợp. 

Bất kỳ mẹ bầu nào có nhu cầu siêu âm 4D hoặc kiểm tra sức khỏe thai nhi định kỳ đều có thể đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa. Phòng khám hiện đang có các bác sĩ giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại sẽ đồng hành cùng mẹ bầu trải qua một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Đa ối: 10 điều mẹ bầu cần biết

    Đa ối là hiện tượng tích tụ dư thừa nước ối trong thai kỳ. Mẹ bầu cần biết dấu hiệu, nguyên nhân, nguy hiểm của bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

    Thông tin kiến thức
    Vì sao ai mang bầu cũng cần sàng lọc tiền sản giật?

    Tiền sản giật là một bệnh lý gây nguy hiểm trong thai kỳ. Do vậy, phụ nữ mang thai ai cũng cần sàng lọc tiền sản giật để phòng ngừa biến chứng do bệnh gây ra.

    Thông tin kiến thức
    Bế sản dịch sau sinh: 7 điều cần biết

    Bế sản dịch sau sinh là tình trạng sản dịch tồn đọng lại ở tử cung, gây các biến chứng nguy hiểm. Do đó, chị em cần nắm rõ nguyên nhân và cách phòng tránh.

    Thông tin kiến thức
    Cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo hiệu quả

    Hướng dẫn cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo hiệu quả và an toàn nhất. Tìm hiểu nhau tiền đạo là gì và cách giảm nguy cơ biến chứng rau tiền đạo dưới đây.

    All in one
    Liên hệ