Bầu bị đau đầu 3 tháng đầu: Nguyên nhân và cách điều trị

Bầu bị đau đầu 3 tháng đầu: Nguyên nhân và cách điều trị

5

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
5

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đang mang bầu bị đau đầu 3 tháng đầu là một trong những nỗi lo mà các chị em thường gặp. Cùng bài viết tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.

Giai đoạn 3 tháng đầu mang thai là thời điểm quan trọng. Bầu bị đau đầu 3 tháng đầu có thể phổ biến trong giai đoạn này. Tuy không ảnh hưởng đến em bé, nhưng có thể gây khó chịu cho các mẹ. Cùng bài viết tìm hiểu về nguyên nhân và giải pháp. 

1. Tại sao bầu bị đau đầu 3 tháng đầu?

Tại sao bầu 3 tháng đầu hay bị đau đầu?” là câu hỏi nhiều mẹ bầu thường thắc mắc khi trải qua giai đoạn đầu mang thai. 

Nguyên nhân chính xác của đau đầu có thể không rõ ràng. Bầu bị đau đầu 3 tháng đầu là do sự thay đổi nội tiết tố, ốm nghén và thay đổi tuần hoàn máu có thể gây ra tình trạng đau đầu. Một vài chị em ốm nghén, buồn nôn và nôn, gây mất nước cũng dẫn tới đau đầu. Ngoài ra, chế độ ăn uống không khoa học cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh của mẹ bầu

Nghẹt mũi và sổ mũi có thể gây ra cơn đau đầu xoang trong thời kỳ mang thai. Bên cạnh đó, đau nửa đầu cũng là một nguyên nhân đáng chú ý khi bà bầu bị đau đầu 3 tháng đầu. Triệu chứng thường gặp bao gồm: Đau đầu nhói ở một bên đầu, buồn nôn, nôn mửa và nhạy cảm với ánh sáng.

Mẹ bầu cần theo dõi và thăm khám với các bác sĩ thường xuyên để kịp thời chẩn đoán cũng như phòng tránh các biến chứng, hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra.

2. Bầu 3 tháng đầu bị đau đầu có sao không?

Việc bầu bị đau đầu 3 tháng đầu có thể do nhiều nguyên nhân, hầu như đều không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, khi gặp những cơn đau đầu nghiêm trọng, hoặc xảy ra trong thời gian dài (20 tuần mang thai) và xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, mờ mắt hoặc thay đổi tầm nhìn, chị em nên đi thăm khám với các bác sĩ để có thể kịp thời điều trị.  

Bầu bị đau đầu 3 tháng đầu
Khi gặp những cơn đau đầu nghiêm trọng, hoặc xảy ra trong thời gian dài, các chị em nên đi thăm khám với bác sĩ

Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu bị đau đầu chóng mặt có thể liên quan đến các vấn đề huyết áp trong quá trình mang thai. Đau đầu có thể là triệu chứng của tiền sản giật, có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị và theo dõi. 

3. Bầu 3 tháng đầu bị đau đầu phải làm sao?

Vậy bầu 3 tháng đầu bị đau đầu có sao không và làm sao để kiểm soát cơn đau đầu? Các chị em có thể thử qua các phương pháp như sau:

  • Tránh các tác nhân có thể gây đau đầu như khói thuốc lá, các chất gây dị ứng, một số loại thực phẩm như bột ngọt, pho mát,…
  • Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước, đặc biệt nếu các chị em dễ bị ốm nghén.
  • Nghỉ ngơi và thư giãn, ngủ đủ giấc để có một đời sống tinh thần khỏe mạnh.  
  • Massage đúng cách hoặc chườm túi lạnh cũng là một giải pháp hữu hiệu giúp giảm đau đầu.
  • Nếu cơn đau đầu là triệu chứng của đau nửa đầu, các mẹ bầu nên nghỉ ngơi trong phòng tối, thoáng mát, yên tĩnh.
  • Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm paracetamol nếu cơn đau đầu làm bạn khó chịu. Tuy nhiên, chị em nên hạn chế sử dụng paracetamol trong thời gian dài và hỏi ý kiến nhân viên y tế trước khi sử dụng. 
Paracetamol có thể là một loại thuốc giảm đau hiệu quả và an toàn nếu cơn đau đầu làm bạn khó chịu
Paracetamol có thể là một loại thuốc giảm đau hiệu quả và an toàn nếu cơn đau đầu làm bạn khó chịu

Đặc biệt, khi sử dụng thuốc giảm đau cần tránh tự ý sử dụng các thuốc NSAIDs (Thuốc kháng viêm không Steroids) như ibuprofen hoặc các thuốc giảm đau có chứa codein – một dẫn chất của thuốc giảm đau gây nghiện morphin. 

4. Khi nào cần khám với bác sĩ?

Bầu bị đau đầu 3 tháng đầu là một hiện tượng phổ biến mà hầu như các chị em đều gặp phải. Tuy nhiên, khi gặp các triệu chứng sau, chị em cần lưu ý và đi khám sức khỏe tổng quát nếu cần thiết: 

  • Cơn đau đầu dữ dội;
  • Gặp các vấn đề về thị lực như nhìn mờ hoặc các tia sáng đèn nhấp nháy;
  • Nôn mửa;
  • Xuất hiện các triệu chứng như: Sưng mặt, sưng phù hai bàn tay, bàn chân hoặc mắt cá chân.

5. Massage đầu cho bà bầu

Có nhiều phương pháp để đối phó với tình trạng bầu bị đau đầu 3 tháng đầu. Tuy nhiên, massage là một cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. 

Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Rót với một lượng tinh dầu vừa đủ vào bát, đặt trong nước nóng để làm nóng tinh dầu.
  • Chia tóc ra thành từng phần nhỏ. Nhúng đầu ngón tay vào bát dầu đã làm ấm, massage da đầu theo hướng xoay tròn.
  • Thực hiện thật chậm rãi và nhẹ nhàng, dùng lực vừa đủ, tránh dùng lực quá mạnh.
  • Tiếp tục massage phía sau cổ, 2 bên tai để tăng hiệu quả giảm đau đầu.
  • Để tinh dầu lưu trên da đầu và tóc trong 30 phút đến 1 giờ.
  • Cuối cùng gội đầu sạch và sấy tóc.
Massage là cách đơn giản nhưng hiệu quả khi đau đầu trong 3 tháng đầu mang thai
Massage là cách đơn giản nhưng hiệu quả khi đau đầu trong 3 tháng đầu mang thai

Trên đây là cách massage đầu đơn giản và hiệu quả cho bà bầu bị đau đầu. Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng các dịch vụ chăm sóc tại các spa uy tín trên thị trường để có thể đạt được hiệu quả thư giãn tốt nhất.

bầu bị đau đầu 3 tháng đầu do nhiều nguyên nhân khác nhau, hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, các chị em có thể gặp các triệu chứng nguy hiểm như đau đầu dữ dội, gặp các vấn đề về thị lực như nhìn mờ, nôn mửa hoặc khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. 

Khi có những triệu chứng bất thường về cơ thể, chị em hãy gọi ngay đến số hotline 0868555168 để được các bác sĩ kịp thời thăm khám và điều trị.

[block id=”7225″]

Để lại bình luận của bạn

5

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
5

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Thứ 2 – Chủ nhật
    • Từ 7:30 – 21:00

    Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị lậu và viêm lộ tuyến của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs