Chậm kinh nguyệt 2 tháng có sao không?

Chậm kinh nguyệt 2 tháng có sao không?

Thủy n

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
Thủy n

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Liệu chậm kinh nguyệt 2 tháng có sao không? Bài viết này cung cấp thông tin về nguyên nhân, cách điều trị chậm kinh và khi nào cần khám với bác sĩ. Đọc ngay!

Khi chậm kinh 2 tháng, đa số chị em đều lo lắng về tình trạng sức khỏe. Vậy chậm kinh nguyệt 2 tháng có sao không? BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương sẽ giúp chị em giải đáp trong bài viết dưới đây!

1. Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Chu kỳ kinh nguyệt và thời gian hành kinh của mỗi người có thể khác nhau. Trước khi tìm hiểu xem tình trạng chậm kinh nguyệt 2 tháng có sao không, chị em nên hiểu rõ một chu kỳ kinh nguyệt thế nào thì được xem là bình thường. 

Theo các nghiên cứu, một chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường ở phụ nữ sẽ dao động từ 28 đến 32 ngày, với thời gian hành kinh từ 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chu kỳ kinh ngắn từ 21 đến 25 ngày, hoặc chu kỳ kinh dài 40 đến 45 ngày.

Trong trường hợp chị em có chu kỳ kinh ngắn hoặc dài nhưng chu kỳ diễn ra đều đặn và không chênh lệch quá 3 ngày thì vẫn được xem là bình thường.

 Chu kỳ kinh nguyệt bình thường dao động từ 28 đến 32 ngày
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường dao động từ 28 đến 32 ngày

2. Nguyên nhân chậm kinh 2 tháng

Chậm kinh là một vấn đề phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trước khi giải đáp cho câu hỏi ”Chậm kinh nguyệt 2 tháng có sao không?” Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt dưới đây:

  • Mang thai: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến và đáng chú ý của tình trạng chậm kinh.  
  • Thay đổi cân nặng đột ngột: Khi bạn giảm cân hoặc tăng cân quá mức trong một khoảng thời gian ngắn, lượng chất béo trong cơ thể sẽ làm thay đổi  lượng hormone estrogen được sản xuất. Điều này dẫn đến tình trạng trễ kinh nguyệt.
  • Tập thể dục quá sức: Nếu tập luyện liên tục với cường độ cao trong thời gian dài khiến lượng estrogen thấp, dẫn đến tình trạng quá sức. Điều này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây ra tình trạng chậm kinh.
  • Lo lắng, căng thẳng: Khi bị lo lắng hay căng thẳng, vùng dưới đồi sẽ tăng sản xuất các hormone adrenaline và cortisol giúp điều hòa lại cơ thể. Tuy nhiên, sự tăng tiết các hormone này lại có tác động ức chế estrogen, gây ra tình trạng chậm kinh. 
  • Sử dụng các loại thuốc: Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp,… sẽ làm ức chế rụng trứng và dẫn đến chậm kinh. Do đó, trước khi sử dụng các loại thuốc này, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn kỹ càng.
  • Chậm kinh do bệnh lý: Một số bệnh lý phụ khoa như buồng trứng đa nang, viêm phần phụ, u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… có thể là nguyên nhân gây chậm kinh. Nếu cơ thể có các dấu hiệu bất thường như máu kinh vón cục, màu sắc không bình thường, đau bụng kéo dài và có mùi khó chịu ở vùng kín thì hãy đến khám bác sĩ phụ khoa để được điều trị chậm kinh kịp thời.
  • Sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá có thể gây ảnh hưởng đến hormone và dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. 

3. Chậm kinh nguyệt 2 tháng có sao không?

Chậm kinh là biểu hiện của sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Nếu đã quá 35 ngày tính từ ngày có kinh gần nhất mà mà chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt thì được xem là chậm kinh. Vậy chậm kinh nguyệt 2 tháng có sao không?

Chậm kinh nguyệt 2 tháng do các bệnh phụ khoa gây ra làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng và chất lượng trứng. Nếu không được phát hiện và điều trị chậm kinh kịp thời, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí gây vô sinh.

Chậm kinh nguyệt 2 tháng cũng dễ dẫn đến tình trạng lo lắng, căng thẳng và bất an. Ngoài ra, chậm kinh có thể đi kèm với các biểu hiện như đau rát trong quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo bất thường, ảnh hưởng xấu đến tâm lý, cuộc sống hôn nhân và gia đình.

Chậm chu kỳ kinh nguyệt 2 tháng có sao không?
Chậm chu kỳ kinh nguyệt 2 tháng có sao không?

4. Làm gì khi bị chậm kinh 2 tháng?

Khi bị chậm kinh 2 tháng, điều quan trọng nhất là phải loại trừ khả năng mang thai. Bạn có thể sử dụng que thử thai hoặc đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ beta-hCG. Trong trường hợp chậm kinh nguyệt 2 tháng không phải do mang thai, cần điều chỉnh lại thói quen để cân bằng lại nhịp sinh học bình thường.

Đầu tiên, nên thiết kế chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và điều chỉnh lượng calo tiêu thụ phù hợp với cơ thể. Đồng thời, hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ ngọt, đồ uống có chứa cồn hoặc caffeine. Những thực phẩm này ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết tố và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Tập thể dục một cách điều độ và vừa sức cũng giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Ngủ đủ giấc hàng đêm cũng rất quan trọng. Giấc ngủ đủ và đúng giờ giúp cân bằng hormone cũng như hỗ trợ quá trình chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn. Hãy cố gắng dành 7-8 tiếng cho giấc ngủ và tạo thói quen đi ngủ trước 11 giờ đêm. 

Ngoài ra, nếu bạn phát hiện có dấu hiệu bất thường nào ở khu vực âm đạo kèm theo trễ kinh 2 tháng, hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị chậm kinh kịp thời.

5. Cách điều hòa chu kỳ kinh nguyệt

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể thao thường xuyên thì các chị em phụ nữ cũng có thể tham khảo thêm những cách giúp điều trị chậm kinh như sau: 

  • Uống 2 lít nước mỗi ngày: Hãy đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Thói quen này giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh, duy trì đường huyết ổn định và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng kinh nguyệt không đều.
  • Duy trì tâm lý thoải mái: Yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa kinh nguyệt. Vì vậy, hãy tạo điều kiện để bản thân thoải mái và giữ tinh thần tích cực. 
  • Không sử dụng chất kích thích: Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, vì chúng có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Thay vào đó, hãy chọn nước lọc hoặc nước trái cây làm thức uống hàng ngày
  • Giữ mức cân nặng ổn định: Thừa cân, béo phì hoặc nhẹ cân quá mức cũng có thể gây ra sự không đều trong chu kỳ kinh nguyệt. Hãy cố gắng duy trì mức cân nặng cân đối bằng cách áp dụng chế độ ăn uống đúng cách và tập luyện thường xuyên.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Một số thuốc có tác dụng phụ sẽ gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, chị em nên nhờ bác sĩ tư vấn để thay thế bằng các loại thuốc khác phù hợp hơn.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp điều hòa kinh nguyệt
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp điều hòa kinh nguyệt

6. Khi nào cần khám với bác sĩ

Chị em phải luôn chú ý theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân. Nếu bị chậm kinh trong 2 tháng nhưng sau đó kinh trở lại bình thường, đó có thể chỉ là một rối loạn tạm thời. Tuy nhiên, nếu lại tiếp tục chậm kinh 2 tháng sau khi đã có kinh trở lại 1 tháng, hoặc đi kèm với các biểu hiện như đau đầu, thay đổi thị lực, sốt, rụng tóc,… phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra, đánh giá và điều trị chậm kinh

Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giải đáp đầy đủ thắc mắc “Chậm kinh nguyệt 2 tháng có sao không?” Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc gặp phải những triệu chứng ở trên, chị em hãy đặt lịch thăm khám tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn hỗ trợ và tư vấn kịp thời! Nếu chị em có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào, vui lòng liên hệ qua zalo phòng khám để hỏi và được các chuyên viên tư vấn.

Để lại bình luận của bạn

Thủy n

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
Thủy n

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Thứ 2 – Chủ nhật
    • Từ 7:30 – 21:00

    Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Điều trị phụ khoa22

    Điều trị phụ khoa

    Theo dõi thai sản22

    Theo dõi thai sản

    Hỗ trợ sinh sản22

    Hỗ trợ sinh sản

    điều trị phụ khoa222

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề dùng lbuprofen khi mang thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA vào ngày 13/12/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề xét nghiệm HPV dương tính của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA vào ngày 13/12/2024.
    Câu hỏi về vấn đề điều trị nấm vùng kín của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA vào ngày 13/12/2024.
    Câu hỏi về vấn đề dùng bao cao su khi quan hệ sợ có bầu của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 7/12/2024.