Chảy máu âm đạo bất thường: Chị em nên làm gì?

Chảy máu âm đạo bất thường: Chị em nên làm gì?

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Nhiều chị em thường lo lắng khi xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo không trong những ngày “đèn đỏ”. Vậy làm sao để nhận biết tình trạng chảy máu âm đạo bất thường? Cùng tìm hiểu cách nhận biết và những việc cần làm khi bị chảy máu âm đạo qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nhận biết chảy máu âm đạo bất thường

Chảy máu âm đạo là tình trạng máu chảy từ vùng âm đạo – cơ quan nối giữa cổ tử cung (là phần đầu của tử cung – cơ quan có niêm mạc bong ra mỗi chu kỳ kinh nguyệt tạo ra ngày”đèn đỏ” của chị em) với âm hộ (cơ quan sinh dục ngoài của nữ giới) ra bên ngoài.

Máu ở âm đạo có thể do sự xuất huyết tại tử cung
Máu ở âm đạo có thể do sự xuất huyết tại tử cung

Máu chảy ra khỏi âm đạo trong những ngày “đèn đỏ” là tình trạng bình thường ở tất cả các phụ nữ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau, chảy máu âm đạo được coi là bất thường:

  • Máu chảy từ âm đạo giữa kỳ kinh nguyệt (không phải ngày “đèn đỏ”).
  • Máu chảy từ âm đạo không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Ví dụ như sau khi kết thúc ngày “đèn đỏ” vài ngày, máu đột nhiên xuất hiện tại âm đạo.
  • Máu chảy từ âm đạo xảy ra trước khi các bé gái dậy thì: những bé gái chưa đến độ tuổi dậy thì, chưa có những dấu hiệu của dậy thì nhưng lại xuất hiện máu ở vùng kín.
  • Máu chảy từ âm đạo xảy ra trong thời kỳ mãn kinh – thời kỳ cơ thể phụ nữ không còn xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt nữa. Cụ thể là tình trạng xuất hiện máu trong âm đạo ở phụ nữ đã không còn xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt ít nhất 1 năm.
  • Xuất hiện máu chảy từ âm đạo trong thời kỳ mang thai: trong thời kỳ mang thai, phụ nữ sẽ không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt nên khi mẹ bầu xuất hiện máu ở vùng âm đạo là một dấu hiệu bất thường.
  • Máu bất thường vùng âm đạo trong và sau khi quan hệ tình dục.
  • Đặc điểm máu chảy trong những ngày “đèn đỏ” khác so với bình thường ví dụ như ngày ‘đèn đỏ” kéo dài hơn, lượng máu chảy nhiều hơn, máu cục xuất hiện nhiều hơn.

2. Chẩn đoán chảy máu âm đạo bất thường 

Khi người bệnh tìm đến bác sĩ với tình trạng chảy máu âm đạo bất thường, bác sĩ sẽ khai thác những đặc điểm liên quan đến chảy máu như:

  • Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của người bệnh diễn ra trong bao nhiêu ngày, đặc điểm máu chảy trong thời gian này như thế nào.
  • Chảy máu bất thường trong thời điểm nào, xảy ra trước, trong hay sau những ngày “đèn đỏ”.
  • Người bệnh có đang điều trị bệnh lý nào không?
  • Gần đây, người bệnh có thực hiện những thủ thuật về phụ khoa nào không?
  • Người bệnh có đang mang thai hay không?
  • Với những phụ nữ mãn kinh, bác sĩ sẽ khai thác lần chảy máu này cách kỳ kinh cuối cùng bao lâu.

Chính vì những câu hỏi trên nên tất cả các chị em nên xây dựng cho mình thói quen theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng app hoặc bằng những ghi chép thường ngày với những gạch tiêu chí sau:

  • Thời gian giữa hai chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thời gian ngày “đèn đỏ” diễn ra.
  • Lượng máu mất trong chu kỳ kinh nguyệt. Chị em nên thống kê bao nhiêu giờ phải thay băng vệ sinh, khi thay băng vệ sinh thì máu chảy ra chiếm bao nhiêu phần của băng.
  • Máu cục có xuất hiện nhiều hay không.

Dựa vào những đặc điểm khai thác, bác sĩ sẽ tiến hành khám phụ khoa để quan sát chính xác máu có chảy ra từ âm đạo hay từ các cơ quan khác như hậu môn (nơi kết thúc của ống tiêu hóa), niệu quản (cơ quan giúp nước tiểu ra ngoài) không?

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đánh giá toàn thân người bệnh cùng những dấu hiệu bất thường như:

  • Đau bụng dưới.
  • Khối u bất thường xuất hiện tại ổ bụng.
  • Thói quen đại tiểu tiện thời gian gần đây có bất thường hay không?
  • Với độ tuổi thanh thiếu niên, bác sĩ đánh giá những dấu hiệu của dậy thì nữ như đã xuất hiện lông mu, lông nách và mụn trứng cá hay chưa?
  • Các dấu hiệu bất thường toàn thân như bụng chướng (bụng to, chứa nhiều dịch), chảy máu cam diễn ra thường xuyên, da dễ bầm tím hơn bình thường có xuất hiện hay không?
Đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu đi kèm với tình trạng máu chảy từ âm đạo
Đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu đi kèm với tình trạng máu chảy từ âm đạo

Sau khi quan sát và đánh giá sơ bộ những triệu chứng mà người bệnh gặp phải, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm liên quan như:

  • Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (PAP): bác sĩ sử dụng dụng cụ để lấy tế bào, dịch vùng cổ tử cung, sau đó soi dưới kính hiển vi để tìm căn nguyên gây nên tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục hoặc loại trừ bệnh lý ung thư cổ tử cung (các tế bào vùng cổ tử cung phát triển không kiểm soát tạo thành khối u).
  • Thử thai: những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có quan hệ tình dục và xuất hiện chậm kinh sẽ được bác sĩ yêu cầu thử thai trước khi thực hiện những xét nghiệm tiếp theo.
  • Đánh giá chức năng tuyến giáp: khi lượng hormone mà tuyến giáp tiết ra quá ít sẽ dẫn tới tình trạng suy giáp khiến cho chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bất thường. Điều này có thể khiến cho nhiều người nhầm lẫn những kỳ kinh này là tình trạng chảy máu âm đạo bất thường.
  • Công thức máu toàn phần: đây là xét nghiệm cung cấp thông tin về số lượng bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu. Qua xét nghiệm này bác sĩ sẽ đánh giá mức độ mất máu và phát hiện tình trạng viêm nhiễm của cơ thể.
  • Siêu âm: đây là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để thu được các hình ảnh về tử cung và buồng trứng (cơ quan sản xuất trứng theo chu kỳ). Các hình ảnh này giúp bác sĩ theo dõi một số bất thường có thể gặp phải như khối u, viêm, lạc nội mạc tử cung (bệnh do một nguyên nhân nào đó khiến niêm mạc tử cung lại phát triển ở các cơ quan khác như buồng trứng, ống dẫn trứng, niệu đạo, bàng quang).
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): đây là phương tiện chẩn đoán hình ảnh được hoạt động dựa vào sóng điện từ và sóng radio. Trong trường hợp siêu âm không giúp bác sĩ khẳng định được chẩn đoán, chụp cộng hưởng từ giúp bác sĩ đánh giá rõ có xuất hiện khối u hay không, khối u có kích thước như thế nào và có xâm lấn sang các cơ quan lân cận hay không.
  • Nội soi bàng quang: bác sĩ sẽ dùng một camera nhỏ theo đường niệu đạo tiến đến bàng quang (cơ quan chứa nước tiểu) để đánh giá xem có tổn thương cấu trúc cơ quan này hay không.

3. Điều trị chảy máu âm đạo

Điều trị chảy máu âm đạo bất thường dựa trên nguyên nhân gây nên tình trạng này. Người bệnh có thể được hướng dẫn thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để thay đổi tình trạng rối loạn nội tiết tố (nồng độ các hormone sinh dục tiết ra không bình thường).

Với một số trường hợp cụ thể, thuốc sẽ được sử dụng để giảm tình trạng bị chảy máu âm đạo. Cụ thể:

  • Thuốc tránh thai hàng ngày (viên uống, miếng dán, vòng âm đạo): giúp điều hòa tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn.
  • Dụng cụ tử cung: ngoài chức năng tránh thai, một số dụng cụ tử cung được đưa vào âm đạo có thể giúp cầm máu.
  • Thuốc giảm giải phóng Gonadotropin: đây là thuốc giúp giảm các hormone kích thích tuyến sinh dục tiết ra một số hormone tham gia vào quá trình điều tiết chu kỳ kinh nguyệt. Loại thuốc này giúp giảm lượng máu kinh chảy mỗi ngày “đèn đỏ”, hỗ trợ giảm kích thước khối u xơ tử cung.
  • Axit Tranexamic: là thuốc được sử dụng để giảm tình trạng chảy máu quá nhiều trong những ngày “đèn đỏ”.
  • Kháng sinh: giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng.

Trong một số trường hợp không thể điều trị khỏi bằng thuốc, bác sĩ có thể cân nhắc lựa chọn một số phương pháp điều trị ngoại khoa như sau:

  • Loại bỏ niêm mạc tử cung: trong trường hợp máu kinh chảy nhiều và không thể cầm lại bằng thuốc, phương pháp này sẽ giúp giảm độ dày niêm mạc tử cung, giúp cho máu kinh chảy ra ít hơn.
  • Nút mạch động mạch tử cung: bác sĩ sẽ chọn một số mạch cung cấp máu cho tử cung để làm giảm lượng máu đến cơ quan này. Phương pháp được sử dụng để điều trị u xơ tử cung.
  • Cắt bỏ u: khối u ở tử cung được loại bỏ nhưng vẫn giữ lại tử cung.
  • Cắt bỏ tử cung: đây là phương pháp cắt bỏ hoàn toàn tử cung, thường được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc trong điều trị ung thư.

4. Cách phòng tránh khi bị chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo bất thường do nhiều nguyên nhân gây ra và đa số không thể phòng tránh được. Chính vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên liên hệ bác sĩ chuyên Sản phụ khoa để được thăm khám, điều trị và tư vấn hiệu quả.

Khi có dấu hiệu chảy máu bất thường âm đạo, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị
Khi có dấu hiệu chảy máu bất thường âm đạo, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị

5. Khi nào cần liên hệ bác sĩ?

Chảy máu âm đạo bất thường là triệu chứng có thể gặp ở các chị em, trong bất kỳ giai đoạn của cuộc sống và là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế khi gặp những dấu hiệu như:

  • Xuất hiện những bất thường chu kỳ kinh nguyệt: khoảng cách giữa hai lần có kinh thay đổi, máu kinh ra nhiều hơn bình thường, máu kinh chứa nhiều máu cục.
  • Xuất hiện máu trong âm đạo sau quan hệ tình dục.
  • Độ tuổi xuất hiện máu chảy từ âm đạo không phù hợp với quá trình sinh lý của phụ nữ như thời điểm trước dậy thì hoặc thời điểm mãn kinh.
  • Chảy máu khi bắt đầu sử dụng các loại thuốc điều trị các bệnh lý nền khác.
  • Chảy máu bất thường không liên quan đến ngày “đèn đỏ”.
  • Chảy máu kèm sốt cao, mệt mỏi.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu âm đạo bất thường nên khi xuất hiện dấu hiệu này, người bệnh nên tìm đến một cơ sở Sản phụ khoa uy tín để được thăm khám, điều trị và tư vấn hiệu quả. Mặc dù không phải lúc nào tình trạng này cũng gây nguy hiểm nhưng cũng đừng vì vậy mà chủ quan bạn nhé! 

[block id=”5776″]

Để lại bình luận của bạn

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Thứ 2 – Chủ nhật
    • Từ 7:30 – 21:00

    Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị lậu và viêm lộ tuyến của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs