Chị em thường băn khoăn về việc khám chậm kinh ở đâu và khám như thế nào. Bài viết này sẽ cung cấp các dấu hiệu cần đi khám chậm kinh, quy trình khám và giới thiệu địa chỉ khám chậm kinh uy tín, chất lượng cho chị em.
1. Dấu hiệu chậm kinh cần đi khám
Chu kỳ kinh nguyệt trung bình của chị em phụ nữ kéo dài khoảng 28 ngày. Tuy nhiên, chu kỳ trong khoảng từ 21 đến 35 ngày vẫn được xem là bình thường. Khi thời gian giữa hai chu kỳ kinh nguyệt vượt quá 35 ngày hoặc kéo dài hơn so với chu kỳ bình thường trên 7 ngày, hiện tượng này được gọi là chậm kinh.
Vậy dấu hiệu nào cho thấy chị em cần đi khám chậm kinh? Đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, việc chậm kinh trong vòng 5 ngày vẫn có thể được coi là bình thường và không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu chậm kinh quá 5 ngày, chị em nên đi khám chậm kinh ngay.
Chậm kinh có thể là dấu hiệu của mang thai; các vấn đề liên quan đến sức khỏe phụ khoa như rối loạn nội tiết, viêm nhiễm hoặc các bệnh lý về tử cung và buồng trứng. Để xác định chính xác nguyên nhân gây chậm kinh, chị em cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tiến hành các xét nghiệm cần thiết.
Việc khám chậm kinh kịp thời không chỉ giúp xác định sớm nguyên nhân mà còn giúp đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, tránh các biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể.
2. Bác sĩ khám chậm kinh là ai?
Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa ở 26 Ngõ 30 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội là một địa chỉ khám chậm kinh uy tín cho các chị em phụ nữ. Phòng khám đã có hơn 20 năm hoạt động, quy tụ đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế có chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại.
Tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa, chị em sẽ được thăm khám và điều trị hiệu quả bởi các bác sĩ đều có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa:
- BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương;
- BSCKII Lê Thị Quyên – Nguyên phó khoa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương;
- BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương.
Đặc biệt, BSCKII Đỗ Thị Ngọc Thủy có đến 38 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa với chuyên môn khám và điều trị các bệnh về sản bệnh lý, rối loạn nội tiết sinh sản, sản thường, khám và điều trị viêm sinh dục nữ, khám phát hiện sớm các khối u, ung thư sinh dục nữ.
Với nhiều năm kinh nghiệm dày dặn cùng cách thăm khám, chăm sóc nhẹ nhàng, bác sĩ đã chữa khỏi thành công rất nhiều trường hợp chị em bị chậm kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, các chị em đang muốn đi khám chậm kinh hãy đến ngay Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Thủy thăm khám và điều trị kịp thời.
3. Khám chậm kinh tại phòng khám
3.1. Thông tin cần cung cấp cho bác sĩ
Khi đi thăm khám chậm kinh, chị em cần chuẩn bị trước những thông tin dưới đây để cung cấp cho bác sĩ, bao gồm:
- Độ tuổi: Tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển và biến đổi của chu kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ sẽ sử dụng thông tin này để xác định các vấn đề tiềm ẩn hoặc biến đổi bất thường liên quan đến kinh nguyệt.
- Tiền sử kinh nguyệt: Chị em hãy cung cấp chi tiết về chu kỳ kinh nguyệt bình thường, bao gồm thời gian kéo dài của chu kỳ, tính đều đặn và các biến đổi thường xuyên.
- Tiền sử bệnh lý: các bệnh lý đã được chẩn đoán hoặc các phẫu thuật đã từng thực hiện trước đây. Chị em cũng nên chuẩn bị kết quả khám bệnh trước đây nếu có.
- Biểu hiện khi chậm kinh: Mô tả chi tiết về thời gian chậm kinh và các triệu chứng đi kèm như đau bụng, đau lưng, căng tức ngực, mệt mỏi, hoặc thậm chí là các biến đổi tâm lý.
3.2. Phương pháp điều trị
Sau khi hỏi thăm về tình trạng sức khỏe và các dấu hiệu, bác sĩ sẽ tiến hành khám phụ khoa để kiểm tra xem liệu có bất kỳ vấn đề nào ở cơ quan sinh sản hay không.
Chậm kinh có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến nội tiết tố. Để xác định nguyên nhân chính xác, bác sĩ phải thực hiện nhiều xét nghiệm và điều này thường đòi hỏi thời gian.
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone khác để khởi động lại chu kỳ kinh nguyệt. Nếu nguyên nhân chậm kinh là do rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên, bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc. Trong trường hợp nguyên nhân là do khối u hoặc tắc nghẽn, bác sĩ có thể sẽ tiến hành phẫu thuật.
4. Lời khuyên từ bác sĩ
Sau khi chị em khám chậm kinh xong, bác sĩ sẽ đưa ra một số lời khuyên như sau:
Chế độ ăn uống dinh dưỡng và lành mạnh:
- Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng;
- Hạn chế các loại thức ăn nhanh;
- Uống đủ nước hàng ngày;
- Hạn chế đường và muối;
- Tăng cường thực phẩm giàu sắt và chất chống oxy hóa.
Duy trì tập luyện thể dục đều đặn
- Tập các bài tập thể dục bụng và lưng;
- Tập yoga;
- Thể dục nhịp điệu;
- Đi bộ hoặc chạy bộ thường xuyên.
Tìm hiểu và sử dụng thực phẩm chức năng:
Chị em có thể nghiên cứu sử dụng một số sản phẩm thảo dược thiên nhiên hoặc các loại vitamin và dưỡng chất giúp điều hòa kinh nguyệt. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và phù hợp.
Ngủ sớm và đủ giấc:
Ngủ đủ giấc giúp tinh thần thoải mái, nội tiết tố ổn định hơn, từ đó cải thiện quá trình rụng trứng và kinh nguyệt. Ngoài ra, giấc ngủ đủ còn giúp giảm các triệu chứng khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt như đau lưng, đau bụng và tức ngực.
Khám phụ khoa định kỳ:
Khám phụ khoa định kỳ rất cần thiết và quan trọng để chẩn đoán và theo dõi sức khỏe phụ nữ. Nên thực hiện khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về quy trình khám chậm kinh hoặc gặp phải những triệu chứng ở trên, chị em hãy đặt lịch thăm khám tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn hỗ trợ và tư vấn kịp thời!
[block id=”7225″]