Có phải ợ chua chậm kinh là đang mang thai? Đây chắc hẳn là câu hỏi thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là trong độ tuổi sinh sản. Vậy làm sao để xác định đúng tình trạng ợ chua chậm kinh và cách điều trị? Cùng ở bên dưới nhé!
1. Nguyên nhân chậm kinh
Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bị trì hoãn và chậm hơn so với bình thường. Đây là tình trạng diễn ra khá phổ biến và gây nên nhiều lo lắng cho chị em phụ nữ, đặc biệt là đang mang thai.
Tuy nhiên, nguyên nhân chậm kinh không chỉ dừng lại ở việc mang thai, mà còn do nhiều yếu tố khác. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân chậm kinh phổ biến nhất như:
- Mang thai
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chậm kinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Khi mang thai, cơ thể sản xuất hormone progesterone để duy trì thai nhi. Điều này dẫn đến sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt và khiến kinh nguyệt ngừng ra.
- Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai khẩn cấp gây ức chế quá trình rụng trứng. Vì vậy, thường xuyên lạm dụng thuốc tránh thai có thể gây rối loạn các hormone trong cơ thể, gây chậm kinh.
- Căng thẳng, mệt mỏi
Các vấn đề về tâm lý là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ kinh nguyệt. Trong một số trường hợp đặc biệt, có thể dẫn đến vô kinh.
- Đang mắc các bệnh phụ khoa
Số ca mắc mới các bệnh phụ khoa ở chị em phụ nữ đang ngày càng tăng cao. Đặc biệt, việc không phát hiện và can thiệp sớm có thể dẫn đến các tình trạng không muốn cho sức khỏe, bao gồm chậm kinh.
- Thay đổi cân nặng
Tình trạng tăng hoặc giảm cân đột ngột có thể làm các hormone trong cơ thể thay đổi. Vì vậy, bạn cần tránh thay đổi cân nặng một cách đột ngột để hạn chế ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Tập thể dục quá sức
Tập luyện thể thao quá mức có thể gây căng thẳng cho cơ thể và ảnh hưởng đến nội tiết tố, dẫn đến chậm kinh.
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Đây là một rối loạn nội tiết tố phổ biến ở phụ nữ, gây ra sự hình thành nhiều nang nhỏ trong buồng trứng, ảnh hưởng đến rụng trứng và dẫn đến chậm kinh.
2. Chậm kinh ợ chua có phải mang thai không?
Chậm kinh và ợ chua đều là dấu hiệu nhận biết có thai. Để xác định được chậm kinh ợ chua có phải mang thai không, bạn có thể lắng nghe cơ thể và để ý thêm một số dấu hiệu khác ngoài ợ chua chậm kinh như:
- Đau và căng tức ngực
- Buồn nôn, nôn
- Mệt mỏi, chán ăn
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường
- Đầy hơi, ăn không tiêu, chướng bụng
- Đau đầu, chóng mặt
Chị em có thể xác định chính xác bản thân đã mang thai chưa bằng một số biện pháp sau:
- Dùng que thử thai
Đây là phương pháp đơn giản và tiện lợi để kiểm tra mang thai tại nhà. Que thử thai có thể sẽ cho kết quả chính xác khi sử dụng đúng cách, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, từ 10 đến 14 ngày sau khi quan hệ tình dục không có các biện pháp tránh thai.
- Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu hCG (Human Chorionic Gonadotropin) có thể phát hiện mang thai sớm hơn que thử thai, chỉ từ 10 ngày sau khi thụ thai.
- Siêu âm
Siêu âm đầu mút có thể xác định chính xác tình trạng mang thai và tuổi thai từ 5 đến 6 tuần.
Câu trả lời cho câu hỏi “chậm kinh ợ chua có phải mang thai không?” chính là có khả năng mang thai. Ngoài ra, trường hợp dùng que thử thai vẫn chỉ có 1 vạch, thì bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra sức khoẻ. Nguyên nhân bởi ợ chua chậm kinh có thể do một số nguyên nhân khác về bệnh lý gây nên như: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,…
3. Nguyên nhân ợ chua khi mang thai
Bị ợ chua chậm kinh khi mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân gây ra triệu chứng này như:
- Thay đổi nội tiết tố: Nồng độ progesterone tăng cao trong lúc mang thai, làm giãn các cơ vòng thực quản, làm cho axit dạ dày dễ trào ngược lên thực quản, gây nên ợ chua chậm kinh khi mang thai
- Tăng áp lực ổ bụng: Khi thai nhi phát triển, kích thước tử cung sẽ tăng lên, gây áp lực lên các cơ quan nội tạng xung quanh, bao gồm cả dạ dày. Khiến cho axit dạ dày dễ bị đẩy lên thực quản.
- Giảm nhu động dạ dày: Hormone trong thai kỳ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn di chuyển chậm hơn qua dạ dày. Khi thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn, axit dạ dày sẽ có nhiều thời gian để tiết ra và trào ngược lên thực quản.
- Ăn uống và sinh hoạt không khoa học: Một số thói quen ăn uống và sinh hoạt như ăn khuya, ăn thức ăn cay nóng, béo ngậy, nằm ngay sau khi ăn, uống nhiều nước ngọt có ga, hút thuốc lá,… cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ ợ chua chậm kinh khi mang thai.
Nếu tình trạng ợ chua chậm kinh khi mang thai xảy ra nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn mửa,… thì bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
4. Cách điều trị ợ chua khi mang thai
Ợ chua chậm kinh là một trong những triệu chứng phổ biến nhất gặp phải trong thai kỳ, ảnh hưởng đến khoảng 70% phụ nữ đang mang thai. Tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé, nhưng ợ chua có thể gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.
Dưới đây là một số cách điều trị ợ chua khi mang thai hiệu quả và an toàn mà bạn có thể tham khảo:
4.1. Thay đổi chế độ ăn uống
- Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính.
- Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn.
- Tránh ăn nhiều, đặc biệt là ăn trước khi đi ngủ.
- Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, cà phê, đồ ngọt, nước ngọt có ga, socola.
- Ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt.
- Uống nhiều nước, tốt nhất là sau khi ăn 30 phút.
4.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Tránh nằm ngay sau khi ăn, tập nằm nghiêng người sang bên trái.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.
- Tránh vận động mạnh sau khi ăn.
- Giảm căng thẳng, stress.
4.3. Sử dụng các biện pháp dân gian tại nhà
- Uống nước gừng ấm sau bữa ăn.
- Ăn sữa chua hoặc uống sữa chua.
- Uống nước hạt thì là sau mỗi bữa ăn
4.4. Sử dụng thuốc
Trong một số trường hợp, các biện pháp trên không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng axit để giúp giảm bớt triệu chứng ợ chua. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý sử dụng thuốc.
5. Cách chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai
Khi mang thai, ngoài triệu chứng ợ chua chậm kinh, cơ thể người phụ nữ phải đối diện với nhiều sự thay đổi trong thai kỳ. Vì vậy, việc nắm rõ các cách chăm sóc phụ nữ mang thai dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho mình và người thân.
- Buồn nôn, nôn (ốm nghén): Đây là tình trạng phổ biến nhất khi mang thai, xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Mẹ bầu có thể chia ra nhiều bữa ăn nhỏ, tránh các loại đồ ăn cay nóng, dầu mỡ. Nên luôn mang theo các món đồ ăn nhẹ để phòng trường hợp đói bụng.
- Chuột rút: Thường xuyên xoa bóp và kéo bắp chân giúp giảm tình trạng chuột rút.
- Mệt mỏi, buồn ngủ: Mẹ bầu cố gắng dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để có đủ sức khỏe khi mang thai.
- Đi tiểu thường xuyên: Khi mang thai, do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, mẹ bầu có thể đi tiểu nhiều hơn. Đừng lo lắng nhiều quá về vấn đề đi tiểu thường xuyên này.
- Nhiễm trùng âm đạo: Lượng dịch tiết ra từ âm đạo khi mang thai có thể nhiều hơn. Vì vậy, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng âm đạo có thể hạn chế được tình trạng nhiễm trùng.
- Bị phù: Để tránh tình trạng bị phù, mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái khi ngủ giúp dễ lưu thông máu hơn.
- Rạn da: Tình trạng rạn da rất khó tránh khỏi khi mang thai. Khi biết tin mình mang thai, mẹ bầu có thể sử dụng ngay các loại kem trị rạn, để làm giảm bớt các dấu hiệu rạn da.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau giải đáp được thắc mắc về vấn đề “Ợ chua chậm kinh có phải mang thai không?”
[block id=”6059″]