Những vấn đề mẹ bầu nên biết về rong kinh sau sinh

Những vấn đề mẹ bầu nên biết về rong kinh sau sinh

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Rong kinh sau sinh không chỉ gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày mà còn tiềm ẩn rủi ro về sức khỏe. Cùng tìm hiểu rong kinh sau sinh qua bài viết dưới đây!

Rong kinh sau sinh là vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa gặp phải. Việc kinh nguyệt kéo dài không chỉ gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày mà còn tiềm ẩn rủi ro về sức khỏe. Cùng tìm hiểu rong kinh sau sinh qua bài viết dưới đây!

1. Sau sinh xuất hiện rong kinh là tình trạng gì?

Thông thường, sau khoảng 6 tháng sau khi sinh, kinh nguyệt của phụ nữ sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, do quá trình mang thai và sinh nở, hormone của người mẹ thay đổi làm cho chu kỳ kinh nguyệt không còn đều đặn như trước đây. 

Rong kinh sau sinh là một trong những biến đổi chính mà nhiều phụ nữ gặp phải. Tình trạng này được định nghĩa là bất thường chu kỳ kinh nguyệt – cụ thể là thời gian diễn ra ngày “đèn đỏ” lớn hơn 7 ngày ở những phụ nữ vừa kết thúc thời kỳ mang thai.

Phụ nữ sau sinh thường gặp tình trạng rong kinh
Phụ nữ sau sinh thường gặp tình trạng rong kinh

2. Nguyên nhân

Hormone sinh dục estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ tác động lên niêm mạc tử cung, làm cho nó dày lên và tạo thành kinh nguyệt hàng tháng. Tuy nhiên, khi hormone estrogen và progesterone mất cân bằng, lớp niêm mạc trở nên quá dày sẽ gây ra xuất huyết nặng hơn khi đến kỳ kinh nguyệt.

Một số nguyên nhân gây rong kinh sau sinh ở phụ nữ bao gồm:

  • Hormone bị mất cân bằng

Sau khi chuyển dạ, cơ thể phụ nữ sẽ dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, những thay đổi về hormone sẽ diễn ra từ từ. Trong thời gian điều chỉnh này, nội tiết tố có thể không cân bằng. Đây là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng rong kinh.

Trong suốt thời gian mang thai, buồng trứng của phụ nữ sẽ tạm thời không hoạt động. Tuy nhiên, sau khi sinh, buồng trứng sẽ hoạt động bình thường trở lại và tạo ra kinh nguyệt. Mặc dù vậy, hoạt động của buồng trứng cũng cần thời gian để trở như trước khi mang thai nên có thể gây ra rong kinh ở nhiều mẹ bầu.

  • Các bệnh phụ khoa

Sau khi sinh, phụ nữ cần chăm sóc và vệ sinh vùng kín một cách đúng cách để tránh các bệnh viêm nhiễm và phụ khoa. Một số bệnh phụ khoa phổ biến như u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung cũng có thể gây ra rong kinh sau sinh.

  • Uống thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai cũng là một nguyên nhân gây rong kinh sau sinh. Do cung cấp một lượng nội tiết tố lớn khiến cơ thể chưa kịp thích nghi có thể dẫn tới rong kinh.

Sau sinh nếu sử dụng thuốc tránh thai có thể dẫn tới rong kinh
Sau sinh nếu sử dụng thuốc tránh thai có thể dẫn tới rong kinh

3. Dấu hiệu 

Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết của rong kinh sau sinh là xuất huyết nặng khi đến kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ sau sinh bị rong kinh sẽ phải thay băng vệ sinh thường xuyên, thậm chí cứ mỗi giờ phải thay một lần do xuất hiện nhiều và liên tục của máu kinh.

Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác để nhận biết rong kinh sau sinh như:

  • Kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu lớn hơn 80 ml/một chu kỳ (thông thường là từ 50 – 80 ml/ một chu kỳ).
  • Thể tích máu ở hai chu kỳ liên tiếp nhau lớn hơn rất nhiều giai đoạn bình thường trước khi mang thai.
  • Kinh nguyệt vón thành từng cục lớn.
  • Mệt mỏi và thở dốc thường xuyên.
  • Việc ra quá nhiều máu trong một chu kỳ có thể gây thiếu máu. Điều này có thể làm người bệnh suy nhược và ngất xỉu.

4. Biến chứng

Rong kinh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh mà có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Xuất hiện tình trạng mất máu: nếu mất máu nhiều trong thời gian ngắn có thể dẫn mất máu cấp ảnh hưởng đến huyết động và có thể gây ra ngất xỉu. Trong trường hợp rong kinh diễn ra trong thời gian có thể gây ra thiếu máu mạn tính khiến mẹ bầu mệt mỏi, uể oải, suy nhược cơ thể.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo: khi có rong kinh, âm đạo dễ bị nhiễm trùng, vi khuẩn sinh sôi nảy nở và gây nên tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tổng thể của phụ nữ: gây ra căng thẳng và khó chịu. Điều này có thể dẫn tới trầm cảm sau sinh ở nhiều mẹ bầu.
Rong kinh sau sinh có thể gây nên tình trạng mệt mỏi
Rong kinh sau sinh có thể gây nên tình trạng mệt mỏi

5. Điều trị rong kinh sau sinh

Cách chữa rong kinh sau khi sinh ở phụ nữ phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể. Đối với những trường hợp rong kinh do rối loạn nội tiết tố, thường không cần điều trị bằng thuốc vì tình trạng này có thể tự khỏi sau một thời gian.

Tuy nhiên, nếu rong kinh do bệnh lý và có diễn biến nghiêm trọng, các phụ nữ cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng rong kinh và hỗ trợ hồi phục nhanh chóng, chị em nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày, đảm bảo sạch sẽ.
  • Không rửa quá sâu vào âm đạo để tránh gây nhiễm trùng.
  • Tránh quan hệ tình dục khi bị rong kinh để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt như cải bó xôi, gan động vật, ngũ cốc nguyên hạt để tránh thiếu máu. Khi có nhu cầu sử dụng viên sắt tổng hợp, mẹ bỉm nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
  • Thay đồ và băng vệ sinh thường xuyên khi kinh nguyệt nhiều.
Bổ sung những thực phẩm giàu sắt để tránh tình trạng thiếu máu
Bổ sung những thực phẩm giàu sắt để tránh tình trạng thiếu máu

6. Lời khuyên của bác sĩ

Kinh nguyệt chảy nhiều sau sinh có thể là tình trạng bình thường. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thể tích máu kinh tăng cao dẫn tới rong kinh thì lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm sau sinh.

Vì cơ thể phụ nữ sau khi sinh chưa trở về bình thường nên khi có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào sau đây, mẹ bầu cũng nên liên hệ với bác sĩ Sản phụ khoa để được phát hiện, điều trị và tư vấn những vấn đề đang gặp phải:

  • Thời gian hành kinh (ngày “đèn đỏ”) kéo dài hơn 7 ngày.
  • Giữa hai chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện chảy máu vùng kín bất thường.
  • Phải thay băng vệ sinh mỗi giờ.
  • Lượng máu đông trong máu kinh lớn hơn ¼.
  • Đau bụng dưới dữ dội.
  • Xuất hiện những dấu hiệu thiếu máu như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
  • Những ngày hành kinh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Rong kinh sau sinh không chỉ gây khó chịu mà còn có thể gây rủi ro cho sức khỏe. Tuy nhiên, với sự chăm sóc và điều trị đúng cách, tình trạng này có thể được kiểm soát và cải thiện. Hãy luôn luôn lưu ý và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn gặp tình trạng rong kinh sau sinh nhé!

5. Kết luận

Bị rong kinh cả tháng là một vấn đề cần chú ý và điều trị kịp thời. Tình trạng này có thể gây nên nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Để giải quyết vấn đề này, chị em cần được tư vấn và hướng dẫn bởi các bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng thuốc và phẫu thuật ngoại khoa được coi là hai phương pháp điều trị phổ biến.

Khi phụ nữ có bất kỳ dấu hiệu nào của triệu chứng bất thường này, cần nhanh chóng tìm đến sự hỗ trợ của cơ sở y tế hoặc các phòng khám chuyên khoa phụ sản để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bằng kiến thức bổ ích này, chị em có thể tự giảm thiểu tác động của rong kinh kéo dài và bảo vệ sức khỏe của mình.

Để lại bình luận của bạn

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Thứ 2 – Chủ nhật
    • Từ 7:30 – 21:00

    Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị lậu và viêm lộ tuyến của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs