Tiểu đường tuýp 2 có sinh được con khỏe?

Tiểu đường tuýp 2 có sinh được con khỏe?

ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Nhiều chị em lo lắng, tiểu đường thai kỳ có sinh con được không? Cùng lắng nghe chia sẻ của bác sĩ Ngọc Lan về tiểu đường tuýp 2 và mang thai qua ca bệnh dưới đây nhé.

Tiểu đường tuýp 2 khi mang thai có ảnh hưởng rất nhiều đến mẹ và thai nhi. Cùng lắng nghe chia sẻ của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan trong bài để làm rõ: Bị tiểu đường tuýp 2 có sinh con được không?

1. Ca bệnh bị tiểu đường tuýp 2 mang thai

Vào ngày 16/09/2023, Phòng khám BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tiếp nhận 01 trường hợp, chị Vũ T.A.T 30 tuổi. Tiền sử: PARA 1011 (đẻ mổ 2013, thai lưu 8 tuần 2020).  Đái tháo đường tuýp 2 đang điều trị  insulin 40 đơn vị/ngày. Chi T đã được tiêm 01 mũi uốn ván.

Thai 29 tuần 06 ngày (Dự kiến sinh ngày 26/22/2023), đếm khám thai theo lịch hẹn.

Kết quả thăm khám:

  • Huyết áp 120/80 mmHg  Mạch 80 lần/ phút. Phù nhẹ hai chân. Tim, phổi bình thường.
  • Chiều cao tử cung 28cm. Vòng bụng 100 cm.
  • Siêu âm thai:

01 thai phát triển tốt trong buồng tử cung, ngôi ngang, đầu ở hạ sườn phải, tim thai 147 lần/phút, phần phụ thai (ối, bánh rau) không phát hiện bất thường

Kết luận: Thai 29 tuần 6 ngày phát triển bình thường/ Mẹ tiểu đường tuýp 2 đang điều trị Insulin.

2. Kế hoạch điều trị

Chị T được bác sĩ chẩn đoán: Thai 29 tuần 6 ngày/ Mẹ tiểu đường type 2 đang điều trị Insulin 40UI/ngày. Chị được bác sĩ hướng dẫn theo dõi thai tại nhà và khám thai kết hợp khám chuyên khoa Nội tiết để điều chỉnh liều Insulin định kỳ theo lịch hẹn. Trong quá trình mang thai, phải tuân theo lời dặn của bác sĩ về chế độ ăn, sinh hoạt và tập luyện.

Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Ngọc Lan, với những phụ nữ bị tiểu đường tuýp 2 có mong muốn mang thai thì chị em cần điều trị bệnh để kiểm soát tốt đường huyết trong một thời gian nhất định trước khi mang thai để giảm nguy cơ trong thai kỳ cho bản thân và thai nhi.

3. Những điều cần lưu ý

Phân tích ca bệnh

Bệnh nhân có tiền sử tiểu đường tuýp 2 vẫn có thể sinh con và con vẫn khỏe mạnh, phát triển tốt nếu mẹ kiểm soát bệnh nền tốt, khám định kỳ để điều chỉnh thuốc ĐTĐ. Tuy nhiên, mẹ bầu có bệnh nền thì có nhiều nguy cơ trong thai kỳ hơn.

Nhiều chị em lo lắng răng mắc tiểu đường tuýp 2 có sinh con khỏe được không? Câu trả lời là tất cả phụ nữ mắc bệnh đều có thể sinh con mạnh khỏe nếu mẹ biết cách kiểm soát đường huyết tốt trước và trong thai kỳ, kiểm soát bệnh nền tốt, khám thai định kỳ. Những mẹ bị bệnh này còn có thể sinh thường.

3.1. Mẹ bị tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

Như chị em đã biết, vai trò của hormone insulin là khả năng làm chậm quá trình biến đổi Glycogen thành Glucose và giúp tăng cường hấp thu Glucose. Do vậy, khi có sự rối loạn Insulin xảy ra sẽ khiến cơ thể không có khả năng tạo ra lượng insulin cần thiết, điều này dẫn đến Glucose bị tích tụ lại, gây nên tình trạng tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao). Điều này làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Nhiều chị em phụ nữ rất lo lắng về những biến chứng của bệnh. Trên thực tế, bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan chia sẻ, những trường hợp phụ nữ bị tiểu đường tuýp 2 vẫn có thể mang thai khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong thai kỳ mẹ bầu và thai nhi sẽ đối mặt với một số nguy cơ nếu không kiểm soát tốt đường huyết.

Bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Lan chia sẻ, trong trường hợp mang thai mẹ bị tiểu đường nói chung, thai nhi có thể gặp phải những vấn đề sức khỏe dưới đây:

  • Nguy cơ mất tim thai, thai lưu
  • Trẻ sinh ra thường nặng cân hơn do trong thai kỳ được nhận nhiều glucose từ mẹ. Điều này làm tăng nguy cơ đẻ mổ.
  • Khi chào đời, em bé cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề hạ đường huyết,  tim mạch, hô hấp,…Do vậy, trẻ rất cần sự chăm sóc đặc biệt. Một số trẻ có nguy cơ bị tiểu đường sau khi sinh.
  • Tiểu đường trong khi mang thai cũng làm tăng các biến chứng trong thai kỳ như: tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật.
  • Đa ối và nguy cơ đẻ non cũng rất hay gặp.
  • Nếu mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ thì sau sinh có thể sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.
Những vấn đề mẹ bầu bị tiểu đường tuýp 2 gặp phải khi mang thai.
Những vấn đề mẹ bầu bị tiểu đường tuýp 2 gặp phải khi mang thai

Nhiều chị em gặp phải tình trạng đái tháo đường khi mang thai dù trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan cho biết, đái tháo đường thai kỳ xảy ra do nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên trong quá trình mang thai, kéo theo nhu cầu đường của cơ thể cũng tăng lên.

Nếu không biết cách ăn uống hợp lý, ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo,… mà cơ thể không sản xuất kịp lượng insulin để chuyển hóa lượng đường dư thừa, điều này sẽ dẫn đến bị bệnh.

Nhiều chuyên gia cho biết, một nguyên nhân dược cho là dẫn tới tiểu đường thai kỳ là do trong quá trình mang thai, nội tiết của người mẹ bị thay đổi rất nhiều. Điều này làm rối loạn nội tiết và cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến insulin. Với cơ chế như trên, thiếu hụt insulin sẽ làm lượng đường trong máu bị tích tụ lại và dẫn đến tình trạng tiểu đường.

Tóm lại, bác sĩ cho biết những nguy cơ của tiểu đường tuýp 2 đối với thai nhi:

  • Thai to và có nguy cơ bị một số bệnh lý: suy tim, suy hô hấp, vàng da, đa hồng cầu,… .
  • Tăng nguy cơ đẻ mổ do thai to.
  • Tăng nguy cơ đẻ non.
  • Tăng nguy cơ bị tiểu đường sau sinh của trẻ.

3.2. Những lưu ý khi mẹ bị tiểu đường tuýp 2 muốn mang thai

Như bác sĩ đã chia sẻ ở trên, dù bệnh có rất nhiều nguy cơ cho cả người mẹ và thai nhi. Nhưng nếu có kế hoạch kiểm soát bệnh tốt trước khi mang thai và trong thai kỳ, chị em vẫn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh. Dưới đây là những lưu ý khi mẹ gặp tình trạng bệnh này nhưng muốn mang thai:

Với mẹ bầu bị tiểu đường tuýp 2, tốt nhất là nên giảm HbA1c xuống dưới 6.5% bằng cách dùng thuốc, ăn uống, tập luyện khoa học… Nếu biết kiểm soát tốt lượng đường trong máu, mẹ bầu tiểu đường tuýp 2 vẫn có thể sinh con ra khỏe mạnh.

Để kiểm soát tốt đường huyết, mẹ bầu cần lưu ý và tuân thủ thực hiện những điều sau:

  • Mẹ bầu nên có chế độ ăn đặc biệt để giúp kiểm soát lượng đường huyết mà vẫn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.
  • Về chế độ ăn nên được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiết hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Cần chú ý, mẹ bầu nên ăn nhiều bữa trong ngày, thường 6 bữa/ngày, không ăn quá nhiều vào những bữa chính.
  • Mẹ bầu nên ăn rau, sau đó ăn thức ăn và tinh bột. Lượng protein trong bữa ăn vừa phải, ăn tăng cường chất xơ, hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo và nhiều đường. Nếu lượng đường trong máu cao, có thể chọn các loại gạo giàu chất xơ như yến mạch, gạo lứt.
  • Bên cạnh xây dựng chế độ ăn khoa học, mẹ bầu cũng cần kiểm soát cân nặng tốt: Trong thai kỳ người mẹ sẽ tăng cân, nhưng chỉ nên tăng ở mức độ cho phép. Mặt khác, nếu có kế hoạch mang thai mà gặp tình trạng thừa cân, béo phì chị em cũng nên giảm cân trước khi mang thai để có cơ thể khỏe mạnh nhất giúp có một thai kỳ cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.
  • Tập luyện mỗi ngày cũng là một biện pháp giúp kiểm soát đường huyết rất tốt. Chị em nên tập các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với mẹ bầu. Điều này cũng giúp chị em có sức khỏe tốt hợp, sinh nở dễ dàng hơn. Mỗi ngày, mẹ bầu nên dành khoảng 15-20 phút để tập luyện, thường là đi bộ hoặc tập yoga.
Tập yoga giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe cũng như kiểm soát đường huyết.
Tập yoga giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe cũng như kiểm soát đường huyết
  • Chị em cũng cần kết hợp làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, tránh làm việc quá sức làm cơ thể mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Nếu điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện chưa mang lại hiệu quả kiểm soát đường máu, chị em nên gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị định kỳ bằng Insulin.
  • Mẹ bầu bị đái tháo đường tuýp 2  là những người có thai kỳ tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, cần được theo dõi định kỳ và cẩn thận để thực hiện xét nghiệm đánh giá sức khỏe của mẹ và thai nhi. Từ đó, giúp kịp thời xử trí khi có bất thường xảy ra.
Chị em nên đi khám thai định kỳ theo lịch để theo dõi sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi.
Chị em nên đi khám thai định kỳ theo lịch để theo dõi sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi

Tóm lại, bác sĩ Ngọc Lan khẳng định, mẹ bị tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh nếu mẹ bầu kiểm soát tốt đường máu. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất giúp mẹ bầu sinh con khỏe và giảm tối đa các rủi ro cho cả mẹ và thai nhi.

4. Lời khuyên từ bác sĩ

Bài viết trên đã cung cấp câu trả lời cho câu hỏi : Bị tiểu đường tuýp 2 có sinh con được không? Chị em cần kết hợp chế độ ăn uống cũng như tập luyện và theo dõi, đi khám thai định kỳ để có thai kỳ thành công nhất, mẹ tròn con vuông.

Không chỉ tiểu đường tuýp 2 trong khi mang thai mà việc phát hiện các bệnh nền trước khi mang thai và kiểm soát chúng trước và trong thai kỳ là rất quan trọng. Chị em nên đăng ký khám tiền hôn nhân và kiểm soát bệnh nền cũng như theo dõi thai kỳ chặt chẽ, cẩn thận để có thai kỳ mẹ khỏe, con khỏe.

Đăng ký lịch khám với bác sĩ Ngọc Lan ngay để được thăm khám và tư vấn giúp chị em có thai kỳ khỏe mạnh ngay tại đây.

Liên hệ đặt lịch

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Để lại bình luận của bạn

    ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

    Tư vấn chuyên môn bài viết

    Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
    ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

    Tư vấn chuyên môn bài viết

    Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

    Đặt lịch khám

      dd-mm-yyyy📅

      * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

      Giờ làm việc

      • Thứ 2 – Chủ nhật
      • Từ 7:30 – 21:00

      Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

      Các dịch vụ

      Điều trị phụ khoa
      Điều trị phụ khoa
      Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
      Theo dõi thai sản
      Theo dõi thai sản
      Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
      Hỗ trợ mang thai
      Hỗ trợ mang thai
      Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
      Hỗ trợ mang thai
      Kế hoạch hóa gia đình
      Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
      Điều trị phụ khoa22

      Điều trị phụ khoa

      Theo dõi thai sản22

      Theo dõi thai sản

      Hỗ trợ sinh sản22

      Hỗ trợ sinh sản

      điều trị phụ khoa222

      Kế hoạch hóa gia đình

      Bài viết liên quan

      Câu hỏi về vấn đề trễ kinh dù quan hệ có bao của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 10/12/2024.
      Câu hỏi về vấn đề thử que khi mang thai ngoài tử cung của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 10/12/2024.
      Câu hỏi về vấn đề uống nhiều thuốc ốm bị chậm kinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 10/12/2024.
      Câu hỏi về vấn đề bị chậm kinh 10 ngày, ra máu bất thường của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 10/12/2024.