Ca bệnh thai IVF 21 tuần, phát hiện dấu hiệu bánh rau bám thấp cần theo dõi sát
Ngày 12/9/2024 – Chị Tạ Thị Kim Hạnh đến khám thai
Tiền sử sản khoa:
-
Mang thai lần đầu
-
Thai từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF xin trứng)
-
Đã thực hiện IVF nhiều lần nhưng trước đó không thành công
-
Dự kiến sinh: 19/1/2025
-
Đã khâu vòng cổ tử cung
Kết quả siêu âm thai
-
Thai đơn, nặng 436 gram, tương đương 21 tuần 4 ngày
-
Ối bình thường
-
Rau bám rộng mặt sau, mép bánh rau bám gần sát lỗ trong cổ tử cung (dấu hiệu rau bám thấp)
Kế hoạch điều trị
-
Hướng dẫn theo dõi thai kỳ sát sao
-
Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung vitamin và vi chất cần thiết cho thai kỳ
-
Theo dõi siêu âm định kỳ, đặc biệt là mốc 27–28 tuần để xác định chính xác vị trí bám của bánh rau, vì hiện tại bánh rau bám thấp
Bình luận về ca bệnh của chị Tạ Thị Kim Hạnh
-
Để chẩn đoán chính xác mức độ rau bám thấp, bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh siêu âm ở mốc khoảng tuần 28 của thai kỳ
-
Hiện tại đang tuần 21, vị trí bánh rau vẫn có thể thay đổi nên chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng
-
Nếu bánh rau tiếp tục bám thấp tại mốc tuần 28, bác sĩ mới chẩn đoán là rau bám thấp chính thức
-
Thai phụ cần theo dõi kỹ các dấu hiệu bất thường như ra máu âm đạo, đau bụng…
-
Nếu có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào, phải đi khám ngay để tránh nguy cơ chảy máu hoặc biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ
Xem chi tiết thông tin ca bệnh tại đây: