Thực hư uống vitamin E làm chậm kinh

Chân dung BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Chị em lo lắng rằng uống vitamin E làm chậm kinh? Cùng tìm hiểu về lợi ích của vitamin E trong bài viết dưới đây.

Vitamin E là một loại vitamin quan trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều chị em lo lắng uống vitamin E làm chậm kinh. Tác dụng của vitamin E trong chu kỳ kinh nguyệt như thế nào? Cùng BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy tìm hiểu thêm thông tin về vitamin E trong bài nhé.

1. Vitamin E là gì?

Trước khi giải đáp thực hư uống Vitamin E làm chậm kinh, chị em cùng BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy tìm hiểu một số thông tin về vitamin E.

Vitamin E là một trong những loại vitamin rất tốt, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Là loại vitamin toàn diện, vitamin E có nhiều chất chống oxy hóa. Các nguồn cung cấp vitamin E gồm:

  • Nguồn thực phẩm giàu vitamin E như các loại hạt, dầu ô liu, các loại rau có màu xanh, các loại quả như dứa, xoài,… 
  • Ngoài ra, vitamin E cũng có thể bổ sung trực tiếp qua các sản phẩm thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ.
Thực phẩm bổ sung vitamin E
Thực phẩm bổ sung vitamin E

2. Công dụng của vitamin E

Do vitamin E chứa nhiều chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng bảo vệ các tế bào không bị tổn thương bởi các gốc tự do và những tác nhân có hại khác. Ngoài ra, vitamin E còn có những tác dụng quan trọng đối với cơ thể như:

  • Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể;
  • Duy trì chức năng sinh sản bao gồm sự phát triển và chức năng của tuyến yên, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục.
  • Giảm viêm nhiễm và giúp duy trì da khỏe mạnh.
Vitamin E là một loại vitamin quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là chị em phụ nữ
Vitamin E là một loại vitamin quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là chị em phụ nữ

Vitamin E là một loại vitamin quan trọng có vai trò chống oxy hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch, chức năng sinh sản và bảo vệ da. Bạn có thể cung cấp vitamin E thông qua các nguồn thực phẩm giàu vitamin E hoặc bổ sung qua các sản phẩm thực phẩm chức năng.

Vậy uống vitamin E bị chậm kinh có đúng không? Đây vẫn luôn là câu hỏi được các chị em quan tâm. Với tác dụng tuyệt vời như trên, việc sử dụng vitamin E chắc chắn là thói quen của nhiều người.

3. Tác dụng phụ của vitamin E

Thực hư uống vitamin E làm chậm kinh như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên, cùng bác sĩ tìm hiểu tác dụng phụ của vitamin E nhé.   

Với một người bình thường khỏe mạnh, mỗi ngày cần 100-400 đơn vị vitamin (tương đương 15mg/ngày). Vitamin E khá an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá liều hoặc không đúng cách, điều này có thể gây tác dụng không mong muốn. Một số tác dụng gặp phải có thể kể đến như:

  • Mệt mỏi, choáng váng
  • Đau đầu, buồn nôn và nôn.
  • Phát ban nhẹ.
  • Đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
  • Suy nhược cơ thể.
  • Ảnh hưởng đến thị lực.
  • Dễ bị bầm tím và chảy máu.

Biến chứng nguy hiểm khi uống vitamin E quá liều, sai cách liên tục dài ngày với liều cao sẽ làm phá vỡ các chất chống oxy hóa. Điều này làm các tế bào bị tổn thương nghiêm trọng, gây ra những hậu quả nặng nề cho cơ thể. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo chị em không nên uống vitamin E trong thời gian dài nếu không có chỉ định của bác sĩ. 

Ngoài ra, một số tác dụng phụ cũng gặp phải khi dùng chung vitamin E với một số thuốc khác. Ví dụ, uống vitamin E với thuốc nội tiết như estrogen sẽ làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối. 

Tóm lại, uống vitamin E làm chậm kinh có đúng không chỉ là một trong các tác dụng phụ khi sử dụng vitamin E. Để mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh tác dụng không mong muốn, chị em nên sử dụng đúng cách, đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ. Mặt khác, vitamin E tan trong chất béo nên sử dụng khi có chế độ ăn uống hợp lý để cơ thể hấp thụ tốt nhất. 

4. Uống vitamin E có gây rối loạn kinh nguyệt không?

Vậy uống vitamin E làm chậm kinh có đúng không? Hiện nay, chưa có nghiên cứu cho thấy uống vitamin E gây rối loạn kinh nguyệt. Thậm chí, nó có thể giúp hỗ trợ cân bằng hormone và giảm triệu chứng khó chịu.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tối ưu, chị em nên tuân thủ liều lượng được khuyến nghị và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hay bổ sung vitamin. Nếu có bất kỳ vấn đề về kinh nguyệt, chị em nên gặp bác sĩ để nhận tư vấn. 

4.1. Tác động tích cực của vitamin E

  • Giúp cân bằng nội tiết: Một số nghiên cứu cho thấy vitamin E có thể giúp duy trì cân bằng nội tiết tố, gồm estrogen và progesterone, giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Giảm triệu chứng khi hành kinh: Vitamin E có thể giảm đau bụng và các triệu chứng khác liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

4.2. Tác động tiêu cực của vitamin E

Hiện các chuyên gia chưa chứng minh được rằng vitamin E gây ra rối loạn kinh nguyệt trực tiếp. Tuy nhiên, một số trường hợp khi sử dụng quá liều  vitamin E có thể gây mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

5. Uống vitamin E làm chậm kinh có đúng không?

Thực hư uống vitamin E làm chậm kinh? BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy cho biết: Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh uống vitamin E gây chậm kinh. Một nghiên cứu nhỏ ở Iran được tiến hành và đưa ra kết quả nhóm người sử dụng vitamin E không làm chậm kinh. Nó còn giúp chị em giảm đau, đỡ mất máu so với nhóm không sử dụng vitamin E.

Từ đó, các chuyên gia cho rằng vitamin E giúp giảm cơn đau bụng khó chịu, giảm đau đầu trong chu kỳ kinh nguyệt và ít tác dụng phụ.

Điều này giúp khẳng định, nếu được sử dụng đúng liều và đúng cách sẽ không gây ra rối loạn kinh nguyệt mà nó còn giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu khi hành kinh.

6. Cách bổ sung vitamin E an toàn

Sự thiếu hụt vitamin E ảnh hưởng tới quá trình sản xuất các yếu tố nội tiết. Ngược lại, việc dư thừa lượng vitamin này có thể gây hại tới hệ thống sinh sản, làm kinh nguyệt kéo dài và gây ra rối loạn tiêu hóa,… cho chị em phụ nữ.

Chính vì vậy, việc bổ sung vitamin E đúng cách, đúng liều lượng là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy hiệu quả tốt nhất. Liều dùng chị em có thể tham khảo dưới đây:

  • Sử dụng vitamin E khoảng 2 – 3 ngày trước và sau mỗi kỳ kinh nguyệt giúp giảm các triệu chứng đau bụng, ra máu, cáu gắt khó chịu.
  • Lượng vitamin E với một người trưởng thành cần khoảng 100 – 400 IU/ngày. Liều lượng đối với trẻ nhỏ là từ 5  – 10g. Vitamin E dùng quá liều có thể làm: suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa, suy giảm thị lực…

Nếu tuân thủ hướng dẫn trên đây, uống vitamin E làm chậm kinh sẽ không còn là thắc mắc của các chị em. Uống đúng và đủ liều lượng sẽ giúp cải thiện sức khoẻ rất tốt.

7. Lưu ý khi sử dụng vitamin E

Qua bài viết trên, BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy, Nguyên phó khoa Phụ 2, BV Phụ sản Trung ương đã giải đáp thực hư uống vitamin E làm chậm kinh không. Vitamin E có nhiều  có nhiều vai trò quan trọng với sức khỏe. Vì vậy, để sử dụng vitamin E an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất, chị em nên lưu ý các thông tin sau đây:

  • Lựa chọn nguồn cung cấp vitamin E uy tín và đáng tin cậy
  • Tuân thủ liều lượng được khuyến cáo và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

Nếu chị em gặp bất kỳ dấu hiệu nào khi sử dụng vitamin E như rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, mệt mỏi, và khó thở, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức.

Trên đây là một số thông tin về thực hư uống vitamin E làm chậm kinh không. Nếu chị em còn câu hỏi nào khác hoặc muốn tìm hiểu thêm thông tin, hãy vào group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI.

Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ