Thức khuya có bị chậm kinh không?

Chân dung BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Thức khuya có bị chậm kinh không? Thức khuya ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe là những thắc mắc của nhiều chị em. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thức khuya gây ra những tác động không nhỏ đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Cùng lắng nghe chia sẻ của BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương về vấn đề “Thức khuya có bị chậm kinh không? “ trong bài nhé. 

1. Câu hỏi của người bệnh

Một thành viên trong group “Hỏi đáp Bệnh phụ khoa Hà Nội” đặt câu hỏi cho BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy như sau:

“Vì công việc nhiều nên em thường xuyên thức khuya. Thường 0 giờ hoặc 0 giờ 30 mới đi ngủ. Em nhận thấy từ khi thức khuya nhiều thì em hay bị chậm kinh. Liệu thức khuya có bị chậm kinh không ạ?”

Thức khuya có gây chậm kinh không?
Thức khuya có gây chậm kinh không?

2. Bác sĩ trả lời: Thức khuya có bị chậm kinh không?

2.1. Nguyên nhân chậm kinh

Trước khi trả lời thắc mắc của các chị em về việc chậm kinh có phải do thức khuya hay không thì hãy cùng BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy tìm hiểu thế nào là trễ kinh? 

Trễ kinh có thể là biểu hiện cho thấy bạn đã mang thai. Tuy nhiên, chậm kinh cũng có thể do một số nguyên nhân cụ thể như sau:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang 
  • Tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi 
  • Thay đổi cân nặng đột ngột
  • Rối loạn hormon nội tiết
  • Tiền mãn kinh
  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai đường uống

Mặt khác, độ dài hay ngắn của chu kỳ kinh cũng thay đổi phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và cách sống của bạn.

Do vậy, để có thể đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng trên. Việc tìm hiểu và xác định đúng nguyên nhân chậm kinh đóng vai trò then chốt. 

Khi gặp tình trạng này chị em cũng đừng quá lo lắng. Chị em nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng xử lý phù hợp.

2.2. Tác hại của thức khuya

Thức khuya thường xuyên sẽ có những tác động tiêu cực đến sức khỏe. BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy chia sẻ một số ảnh hưởng mà thức khuya gây ra cho sức khỏe, dễ dẫn đến nguyên nhân chậm kinh như:

  • Trí nhớ suy giảm

Ngủ là khoảng thời gian giúp não bộ nghỉ ngơi sau một ngày làm việc và học tập mệt mỏi. Nó cũng là khoảng thời gian để các tế bào thần kinh phục hồi và tái tạo tế bào mới. 

Nếu tình trạng thức khuya diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo. 

Điều này dẫn đến kết quả là các tế bào thần kinh không được nghỉ ngơi để phục hồi và tái tạo. Nên số lượng các tế bào thần kinh giảm đi, não bộ bị tổn thương.

Với những ảnh hưởng trên, thức khuya có thể làm cho trí nhớ suy giảm. Làm não bộ hoạt động kém hơn, khó tập trung trong công việc cũng như học tập. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chị em.

  • Nguy cơ gây ung thư vú

Các chuyên gia cho biết, tình trạng thức khuya kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở nữ lên đến 1,5 lần. Ngoài ra, thức khuya còn làm rối loạn nội tiết tố. Tình trạng này kéo dài có thể gây rối loạn kinh nguyệt như chậm kinh, giảm nhu cầu tình dục thậm chí còn gây ra bệnh ung thư vú. 

Ở chị em, thói quen thức khuya sẽ làm quá trình sản xuất melatonin bị đình trệ. Đây là một loại hormone có vai trò chống lại sự hình thành khối u. Do đó, thức khuya có thể khuya có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư vú.

2.3. Thức khuya có bị chậm kinh không?

Dưới đây, BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy sẽ giải đáp các tác hại của trễ kinh do thức khuya ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe. 

Thức khuya có thể gây rối loạn kinh nguyệt do chu kỳ kinh chịu ảnh hưởng phần lớn của các hormon nội tiết. Các yếu tố này nhạy cảm với nhiều nguyên nhân, trong đó có thức khuya.

Cụ thể, thức khuya làm rối loạn chức năng của các cơ quan như buồng trứng, tuyến yên. Do đó, nó làm nồng độ progesterone, estrogen bị thay đổi, dẫn  đến rối loạn nội tiết tố.

Rối loạn nội tiết do thức khuya gây ra có thể làm trễ kinh hoặc tắc kinh thậm chí vô kinh. Lượng máu kinh có thể ít hoặc nhiều hơn bình thường hoặc máu kinh màu nâu đen…

Bên cạnh đó, thức khuya cũng làm tăng tiết cortisol – một chất có tác dụng làm tăng đường máu và huyết áp. Vì vậy, nó cũng có thể gây ra những bệnh lý nghiêm trọng hơn như đái tháo đường, tăng huyết áp, đột quỵ,… Tóm lại, để có một cơ thể khỏe mạnh cũng như khắc phục tình trạng trễ kinh do thức khuya thì các chị em nên ngủ sớm và đủ giấc. 

ngủ đủ giấc khắc phục tình trạng chậm kinh
ngủ đủ giấc khắc phục tình trạng chậm kinh

2.4. Cách khắc phục trễ kinh do thức khuya

Để không gặp tình trạng trễ kinh do thức khuya, chị em nên thực hiện những điều sau:

  •  Xây dựng lịch trình khoa học

Để tránh thức khuya, chị em nên có lịch trình sinh hoạt và làm việc hợp lý cũng như thực hiện đều đặn. Làm việc trong khoảng thời gian hợp lý kết hợp với ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ. Điều này, giúp chị em làm chủ được quỹ thời gian của bản thân, làm việc hiệu quả mà vẫn đảm bảo sức khỏe. 

  • Không dùng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Không nên sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, ít nhất là một giờ. Do các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, laptop… có chứa ánh sáng xanh gây khó ngủ.

Dùng điện thoại trước khi đi ngủ gây khó ngủ. 
Dùng điện thoại trước khi đi ngủ gây khó ngủ.

Chị em có thể đọc sách, nghe podcast hoặc nghe những bản nhạc nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Điều đó sẽ giúp bộ não được thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ hơn. 

  • Massage hoặc ngâm chân trước khi đi ngủ

Việc massage hoặc ngâm chân trước khi đi ngủ giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn. Bên cạnh đó, sử dụng tinh dầu để massage các bộ phận của cơ thể cũng giúp thư giãn gân cốt. 

Một số tinh dầu được dùng massage như tinh dầu tràm, tinh dầu xả,… Đây là những loại tinh dầu có mùi dễ chịu và hay được sử dụng để đem lại hiệu quả tốt nhất.

  • Tạo không gian ngủ thoải mái

Không gian ngủ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ. Để có không gian ngủ thoải mái cần:

  • Thường xuyên vệ sinh, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp đồ dùng.
  • Đảm bảo nhiệt độ phòng mát mẻ.
  • Sử dụng ánh sáng của đèn ngủ hoặc tắt đèn khi đi ngủ.
  • Tắt kết nối internet và các chuông báo không cần thiết để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.

3. Lời khuyên từ bác sĩ

Nếu đã loại trừ khả năng mang thai do bị trễ kinh, thì các chị em có thể khắc phục tình trạng trễ kinh do thức khuya như sau:

  • Ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, hoa quả
  • Tập luyện phù hợp và điều độ.
  • Cân bằng làm việc và nghỉ ngơi.
  • Ngủ đủ giấc từ 7h-8h, trước 23h tối và tránh thức khuya.
  • Sử dụng các thực phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt như ngải cứu, trà quế, tinh bột nghệ…

Dù đã thực hiện các biện pháp trên tối đa mà vẫn không cải thiện tình trạng chậm kinh thì có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu gặp những trường hợp dưới đây, chị em nên đi khám để được chẩn đoán và xử lý sớm:

  • Chậm kinh ba chu kì kinh liên tiếp.
  • Chậm kinh trong thời gian dài,
  • Kinh nguyệt có màu bất thường, mùi hôi.

Như vậy, BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương đã giúp chị em giải đáp thắc mắc thức khuya có bị chậm kinh không qua bài viết trên. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề liên quan đến chậm kinh hoặc đang gặp phải các vấn đề phụ khoa khác, chị em hãy tham gia vào group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA để chia sẻ và bổ sung thêm những kiến thức bổ ích nhé.

Bài viết liên quan

Hỏi đáp bác sĩ
[Bác sĩ giải đáp] Quan hệ xong bị rong kinh có sao không?

Bị rong kinh sau khi quan hệ khiến chị em cảm thấy lo lắng và có tâm lý ngại gần gũi với bạn đời. Vậy quan hệ xong bị rong kinh có sao không? Phòng tránh như thế nào?

Hỏi đáp bác sĩ
Rong kinh có tự hết không? Khi nào phải điều trị, cấp cứu?

Rong kinh có tự hết không? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý tình trạng này qua bài viết dưới đây.

Hỏi đáp bác sĩ
Cấy que tránh thai uống collagen có được không?

Cấy que tránh thai uống collagen có được không? Tìm hiểu về phương pháp tránh thai hiệu quả, an toàn này và những điều cần lưu ý khi sử dụng.

Hỏi đáp bác sĩ
Chảy máu trong quan hệ có nguy hiểm không?

Chảy máu trong quan hệ tình dục gây ra sự khó chịu, lo lắng cho người bệnh. Cùng làm rõ về nguyên nhân ra máu và cách khắc phục để bảo vệ sức khỏe của bản thân!

All in one
Liên hệ