Thuốc chậm kinh uống trước mấy ngày?

Chân dung BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Thuốc chậm kinh uống trước mấy ngày cần phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ và chu kỳ kinh nguyệt của mỗi chị em. Con số có thể sẽ khác với từng người

Thuốc chậm kinh uống trước mấy ngày hay cách dùng thuốc chậm kinh cần được tham khảo ý kiến bởi bác sĩ chuyên khoa. Tuỳ vào sức khoẻ, cân nặng, chu kỳ kinh nguyệt của mỗi chị em mà sẽ có những thay đổi khác nhau

1. Thuốc chậm kinh là thuốc gì?

Trước khi tìm hiểu thuốc chậm kinh uống trước mấy ngày, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thuốc chậm kinh là thuốc gì. Thuốc chậm kinh hay còn gọi là thuốc hãm kinh, là thuốc chứa một loại hormone nhân tạo, có tính chất tương tự như hormone progesterone của cơ thể. 

Mục đích của việc sử dụng thuốc là trì hoãn tự kết thúc của một chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên từ đó đạt được mục đích là hoãn kinh. Chính hormone progesterone không cho phép niêm mạc tử cung bong ra để tạo thành kinh nguyệt. Vì thế, câu trả lời của câu hỏi này phụ thuộc vào tính chất của thuốc và chu kỳ kinh nguyệt.

Thông thường, thuốc chậm kinh là lựa chọn tiện lợi dành cho nhiều chị em
Thông thường, thuốc chậm kinh là lựa chọn tiện lợi dành cho nhiều chị em

2. Các loại thuốc chậm kinh phổ biến

Hiện nay, tuỳ từng loại thuốc sẽ quyết định rằng thuốc chậm kinh uống trước mấy ngày. Trên thị trường thường phổ biến hai loại thuốc chậm kinh đó là thuốc tránh thai và norethindrone.

2.1. Thuốc norethindrone

Đây là một loại thuốc khá phổ biến trên thị trường với tác dụng tránh thai và làm chậm kinh nguyệt. Thành phần của thuốc là progesterone có tác dụng ngăn cho niêm mạc tử cung bong ra, vì thế làm cho ngày đèn đỏ có thể trì hoãn theo mong muốn.

Cách dùng thuốc là uống trước khoảng 3-4 ngày so với ngày hành kinh dự kiến. Thông thường, kinh nguyệt sẽ bắt đầu trong 2-3 ngày sau khi ngừng thuốc.

Một lưu ý là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể có liều dùng phù hợp và biết thuốc chậm kinh uống trước mấy ngày. Cùng với đó, một số tác dụng phụ có thể đi kèm khi dùng thuốc đó là: buồn nôn, nhức đầu, căng tức ngực và rối loạn tâm trạng,…

2.2. Thuốc tránh thai hàng ngày

Nếu đang sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày, bạn có thể thực hiện việc hoãn kinh nguyệt một cách khá đơn giản. Cách dùng thuốc chậm kinh này là với vỉ 28 viên, bạn sẽ dùng liên tục 21 viên theo chiều mũi tên dùng thuốc, bỏ 7 viên còn lại và tiếp tục dùng vỉ tiếp theo. Nếu đang dùng thuốc tránh thai vỉ 21 viên, sau khi hết vỉ thuốc, bạn sẽ tiếp tục dùng vỉ tiếp theo.

Việc sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày khiến chị em không cần quan tâm thuốc chậm kinh uống trước mấy ngày. Bên cạnh đó, sau khi ngừng thuốc, kinh nguyệt thường sẽ xảy ra sau vài ngày. Đây là phương pháp làm chậm kinh được chị em sử dụng nhiều hiện nay.

Dùng thuốc tránh thai để chậm kinh là phương pháp được nhiều chị em sử dụng
Dùng thuốc tránh thai để chậm kinh là phương pháp được nhiều chị em sử dụng

3. Cơ chế hoạt động của thuốc chậm kinh

Thuốc chậm kinh có chứa norethisterone, đây là một chất nhân tạo của progesterone. Cơ chế hoạt động của thuốc chậm kinh chính là giữ cho lượng progesterone trong cơ thể cao hơn với thời gian dài hơn, từ đó ngăn cho niêm mạc tử cung bong ra và trì hoãn kinh nguyệt. Thông thường, thuốc chậm kinh chỉ có thể sử dụng trong khoảng 2 tuần sau khi niêm mạc tử cung dày lên.

4. Thuốc chậm kinh uống trước mấy ngày?

Câu hỏi thuốc chậm kinh uống trước mấy ngày được rất nhiều chị em quan tâm và thắc mắc. Câu trả lời là uống trước khi đến hạn kinh  nguyệt khoảng 3 ngày. Cách dùng thuốc chậm kinh đó là uống ba lần một ngày và sẽ tiếp tục duy trì đến ngày muốn hoãn kinh.

Tuy nhiên, thời gian tối đa dùng thuốc là 17 ngày. Sau khi ngừng thuốc, chị em thường có kinh sau 2-3 ngày đối với thuốc viên norethisterone. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ có cơ địa khác nhau nên thời gian này có thể kéo dài hoặc rút ngắn hơn.

5. Tác dụng phụ của thuốc chậm kinh

Bên cạnh vấn đề thuốc chậm kinh uống trước mấy ngày, tác dụng phụ của thuốc cũng là vấn đề được nhiều chị em chú tâm. Do tính chất của thuốc là làm tăng và duy trì nồng độ progesterone trong cơ thể của phụ nữ. Vì vậy, tính chất của các tác dụng phụ chính là biểu hiện của thừa progesterone. Việc mất cân bằng hormon trong cơ thể có thẻ khiến chị em gặp các vấn đề như: trường bụng, nổi mụn trứng cá, thay đổi tâm trạng,…

Dùng thuốc chậm kinh có thể khiến chị em tâm trạng thay đổi thất thường
Dùng thuốc chậm kinh có thể khiến chị em tâm trạng thay đổi thất thường

6. Lưu ý khi dùng thuốc chậm kinh

Do bản chất thuốc chậm kinh là thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, vì thế chị em cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng thuốc:

  • Cần hỏi ý kiến bác sĩ sản phụ khoa trước khi dùng thuốc. Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ, kinh nguyệt mà bác sĩ sẽ đưa ra liều dùng phù hợp, cách dùng thuốc chậm kinh cũng như giúp bạn trả lời câu hỏi thuốc chậm kinh uống trước mấy ngày.
  • Sau khi ngưng thuốc chậm kinh, chị em có thể có kinh nguyệt ngay hoặc sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên, nếu sau 15 ngày mà kinh nguyệt chưa xuất hiện, việc thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân là điều hết sức cần thiết.
  • Việc sử dụng thuốc chậm kinh không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, tuy nhiên chị em không nên lạm dụng bởi đây là hoạt động đi ngược với sinh lý của cơ thể. Chỉ nên sử dụng trong những trường hợp cấp bách và nên điều chỉnh quay về với bình thường càng sớm càng tốt. Sử dụng thuốc càng lâu, các tác dụng phụ sẽ càng nhiều và mạnh mẽ hơn.
  • Thuốc chậm kinh không có tác dụng ngăn ngừa thai bởi nó không ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng
  • Do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, các tác dụng phụ sẽ xảy ra nếu chị em sử dụng thuốc chậm kinh.
Dùng thuốc chậm kinh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ
Dùng thuốc chậm kinh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ

Ngoài ra, hiện nay có một cách có thể làm chậm kinh đó là sử dụng ibuprofen. Tuy nhiên cần phải sử dụng nhiều hơn liều khuyến cáo. Chính vì thế, sử dụng ibuprofen để trì hoãn kinh nguyệt không được khuyến cáo.

7. Gợi ý một số phương pháp làm chậm kinh an toàn khác

Việc phải quan tâm thuốc chậm kinh uống trước mấy ngày cũng như cách dùng thuốc chậm kinh khiến nhiều chị em không thấy thoải mái. Tuy nhiên, ngoài cách sử dụng thuốc, chị em cũng có thể sử dụng một số cách làm chậm kinh tụ nhiên và ít gây ra các tác dụng phụ. Mặc dù vậy, chưa có nguyên cứu chính xác về hiệu quả của các phương pháp này nên chị em cần phải cân nhắc. Một số biện pháp đó là:

  • Giấm táo: Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện nồng độ acid cao trong giấm táo có thể có tác dụng trì hoãn kinh nguyệt, tuy nhiên chưa có chứng minh cụ thể. Chị em có thể sử dụng giấm táo pha loãng, uống 2-3 lần/tuần trước hành kinh 10-12 ngày. Chị em cần phải pha loãng để tránh làm tổn thương răng, lợi và họng,…
  • Gelatin: Một số phương pháp làm chậm kinh ở Trung Quốc cổ đại là dùng gelatin hoà tan với nước ấm có thể làm chậm kinh khoảng vài giờ.
  • Đậu xanh: Theo dân gian, ăn đậu xanh có thể làm chậm quá trình hành kinh do trong vỏ đậu xanh có chất flavonoid có khả năng ức chế quá trình rụng trứng.
  • Nước chanh: hàm lượng acid dồi dào trong nước chanh được cho là có tác dụng làm chậm chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nồng độ acid có thể gây hại cho răng và dạ dày.
  • Tập thể thao: Một số người cho rằng việc tập thể thao với cường độ nhiều hơn bình thường trước thời điểm hành kinh 1-2 tuần có thể làm chậm kinh nguyệt. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học chứng minh và chị em cũng không nên thử vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.

Có nhiều phương pháp chậm kinh tự nhiên có thể được kể đến, tuy nhiên tất cả đều không có bằng chứng khoa học cụ thể. Chính vì thế, chị em cũng nên cân nhắc sử dụng và phải cẩn thận trước những tác dụng không mong muốn.

Tóm lại, cách dùng thuốc chậm kinh cần được hướng dẫn bởi bác sĩ để có phương án phù hợp nhất. Thuốc chậm kinh có thể gây ra một số tác dụng phụ do sự quá tải hormone progesterone. Bên cạnh đó, chị em cũng có thể sử dụng một số biện pháp chậm kinh tự nhiên nhưng chưa có bằng chứng nghiên cứu hiệu quả. Đặc biệt, nếu sau ngưng thuốc 15 ngày mà chưa có kinh nguyệt trở lại, chị em nên đi thăm khám ngay để tìm hiểu nguyên nhân là gì.

Hy vọng bài viết vừa rồi giúp chị em nên làm gì để biết cách dùng thuốc chậm kinh. Nếu có thông tin gì thắc mắc, chị em có thể tham gia group Facebook Hội mẹ bầu Hà Nội (Nhóm chính thức) để nghe những trường hợp tương tự chia sẻ kinh nghiệm cũng như được chuyên gia tư vấn.

Hội mẹ bầu Hà Nội (Nhóm chính thức)

Bài viết liên quan

Hỏi đáp bác sĩ
[Bác sĩ giải đáp] Quan hệ xong bị rong kinh có sao không?

Bị rong kinh sau khi quan hệ khiến chị em cảm thấy lo lắng và có tâm lý ngại gần gũi với bạn đời. Vậy quan hệ xong bị rong kinh có sao không? Phòng tránh như thế nào?

Hỏi đáp bác sĩ
Rong kinh có tự hết không? Khi nào phải điều trị, cấp cứu?

Rong kinh có tự hết không? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý tình trạng này qua bài viết dưới đây.

Hỏi đáp bác sĩ
Cấy que tránh thai uống collagen có được không?

Cấy que tránh thai uống collagen có được không? Tìm hiểu về phương pháp tránh thai hiệu quả, an toàn này và những điều cần lưu ý khi sử dụng.

Hỏi đáp bác sĩ
Chảy máu trong quan hệ có nguy hiểm không?

Chảy máu trong quan hệ tình dục gây ra sự khó chịu, lo lắng cho người bệnh. Cùng làm rõ về nguyên nhân ra máu và cách khắc phục để bảo vệ sức khỏe của bản thân!

All in one
Liên hệ