Tổng quan về Viêm âm đạo

Tổng quan về Viêm âm đạo

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Viêm âm đạo là tình trạng nhiễm trùng của niêm mạc tử cung. Viêm âm đạo gây khó chịu cho rất nhiều phụ nữ. Tuy nhiên việc chẩn đoán và điều trị lại không phải là vấn đề quá khó khăn. Cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu về tình trạng viêm âm đạo nhé.

viêm âm đạo
Viêm âm đạo là tình trạng thường gặp ở phụ nữ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau

1. Viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo hay còn gọi là viêm nhiễm âm đạo, là một tình trạng nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng của niêm mạc âm đạo, đôi khi có thể kèm theo viêm âm hộ. Triệu chứng của bệnh này bao gồm ra khí hư, kích ứng, ngứa và ban đỏ. Phương pháp chẩn đoán bệnh thường dựa trên đánh giá dịch tiết âm đạo và điều trị được thực hiện dựa trên nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng nghiêm trọng của bệnh.

2. Các nguyên nhân của viêm âm đạo

Các nguyên nhân của viêm âm đạo thường rất đa dạng và phong phú. Ở mỗi lứa tuổi, các nguyên nhân gây viêm đạo lại thường khác nhau và cũng có nhiều hướng điều trị khác nhau.

2.1 Viêm âm đạo ở trẻ em

Ở trẻ em, các nguyên nhân gây bệnh có thể có nguồn gốc từ âm đạo hoặc từ bộ phận khác lây lan đến. Nguyên nhân thường gặp có thể là:

  • Do vi khuẩn của đường tiêu hoá (viêm âm đạo không đặc hiệu): Ý thức vệ sinh của trẻ em thường chưa được tốt, vị trí của âm đạo lại rất gần với niệu quản (lỗ tiểu) và hậu môn từ đó vi khuẩn có cơ hội gây tổn thương và gây bệnh.
  • Các chất hoá học: xà phòng, bong bóng bồn tắm.
  • Dị vật: trẻ em có thể đặt các vật nhỏ ( ví dụ: giấy, …) vào khoang cơ thể, bao gồm cả âm đạo. Những vật như thế có thể gây viêm âm đạo, thậm chí gây chảy máu.
  • Do vi khuẩn: trẻ em có thể nhiễm một số loại vi khuẩn như:  Streptococci, Staphylococci, Candida sp; đôi khi là giun kim.
  • Lạm dụng tình dục

Tình trạng viêm âm đạo ở trẻ có thể hay bị bỏ qua do mọi người nghĩ trẻ chưa đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, điều này cũng khiến tình trạng bệnh của trẻ tiến triển xấu đi, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Vì thế, việc theo dõi trẻ kĩ lưỡng để phát hiện sớm tổn thương là điều quan trọng trong dự phòng bệnh lý viêm âm đạo.

2.2. Viêm âm đạo ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, bệnh xuất hiện thường do nhiễm trùng. Các nguyên nhân phổ biến nhất là do vi khuẩn, nấm Candida và trichomonas, lây truyền qua đường tình dục.

Thông thường, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có một số vi khuẩn có lợi (Lactobacillus) có thể tồn tại trong môi trường âm đạo bình thường. Chúng giữ cho pH âm đạo ở mức bình thường (3,8 đến 4,2), ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, nồng độ hormone estrogen cao giữ cho biểu mô âm đạo dày, tăng cường hệ thống phòng vệ tự nhiên.

Các yếu tố gây sự phát triển quá mức của các vi khuẩn âm đạo bao gồm: pH âm đạo kiềm hóa do máu kinh nguyệt, tinh dịch hoặc giảm lợi khuẩn lactobacillus; vệ sinh kém; sử dụng các sản phẩm thụt rửa.

Các nguyên nhân gây viêm âm đạo
Các nguyên nhân gây viêm âm đạo rất đa dạng và khác nhau ở nhiều lứa tuổi

2.3. Viêm âm đạo ở phụ nữ sau mãn kinh

Ở phụ nữ sau mãn kinh, lượng hormone estrogen giảm đáng kể, biểu mô âm đạo mỏng hơn, dễ bị viêm nhiễm. Một số phương pháp điều trị (ví dụ: cắt bỏ buồng trứng, xạ trị vùng chậu, một số loại thuốc hóa trị) có thể dẫn đến suy buồng trứng kèm theo giảm hormone estrogen huyết thanh. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo, đặc biệt là viêm teo âm đạo.

Sự suy giảm nội tiết tố có thể làm tăng độ pH âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh âm đạo phát triển quá mức.
Vệ sinh kém (ví dụ trong trường hợp bệnh nhân không tự chủ hoặc nằm lâu) có thể dẫn đến viêm âm hộ – âm đạo do nhiễm trùng từ phân hoặc nước tiểu.

2.4. Phụ nữ ở mọi lứa tuổi

Viêm âm đạo không nhiễm trùng chiếm tới 30% trường hợp viêm âm hộ – âm đạo. Nó có thể là kết quả của phản ứng dị ứng hoặc kích ứng với các chất tẩy rửa vệ sinh, nước hoa, băng vệ sinh, xà phòng giặt, thuốc tẩy, thuốc nhuộm vải, chất làm mềm vải. Đôi khi cũng là sự kích ứng do sử dụng chất bôi trơn âm đạo, bao cao su hoặc các biện pháp tránh thai khác.

Ở mọi lứa tuổi, viêm âm đạo có thể xảy ra do các tình trạng gây tổn thương biểu mô âm đạo hoặc tăng tiếp xúc với mầm bệnh, bao gồm đường thông giữa ruột và đường sinh dục, chiếu xạ vùng chậu hoặc các khối u làm phá vỡ các mô và ảnh hưởng đến cơ chế tự bảo vệ bình thường của cơ thể.

3. Triệu chứng và dấu hiệu

Viêm âm đạo thường gây ra dịch tiết âm đạo, vì thế cần phân biệt với dịch tiết bình thường của cơ thể. Các triệu chứng thường xuất hiện khi viêm âm đạo đó là:

  • Số lượng khí hư tăng bất thường
  • Dịch âm đạo có mùi khó chịu: thông thường dịch âm đạo không có mùi, khi dịch âm đạo có mùi chứng tỏ cơ thể của bạn đang gặp bất thường.
  • Dịch âm đạo có màu sắc bất thường: thông thường dịch âm đạo không màu, trong suốt hoặc hơi ánh vàng, chỉ quanh ngày rụng trứng hoặc trước khi hành kinh thì dịch sẽ có màu trắng đục, hơi nhầy, dính như keo và không có cặn.
  • Cảm giác ngứa, nổi ban đỏ trên da tại vùng âm đạo
  • Chảy máu âm đạo trong khi bạn chưa đến kỳ kinh nguyệt
  • Đau khi đi tiểu và quan hệ tình dục,…

Bình thường, cơ thể có thể tiết dịch âm đạo sinh lý như trong 2 tuần đầu sau sinh, trước khi có kinh và có thể chảy một lượng nhỏ trong ngày. Vì thế, mỗi khi có dịch âm đạo bất thường, cần phân biệt xem đó có phải dịch âm đạo bình thường hay không. Mặc dù các triệu chứng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại bệnh cụ thể, nhưng triệu chứng chung đều có thể là khí hư, ngứa và ban đỏ. 

triệu chứng viêm âm đạo
Cảm giác ngứa ngáy, đau rát là tình trạng có thể gặp trong viêm âm đạo

4. Chẩn đoán viêm âm đạo

Để chẩn đoán, bác sĩ thường dựa trên bệnh sử và khám vùng chậu, đo pH âm đạo và xét nghiệm dịch tiết âm đạo. Việc thăm khám cần được thực hiện ở bác sĩ có kinh nghiệm để tránh gây khó chịu cho người bệnh cũng như có chẩn đoán chính xác nhất.

  • Hỏi bệnh sử: bác sĩ sẽ hỏi bạn về các vấn đề bạn đang gặp phải, tình trạng đó gây khó chịu như nào, nó xuất hiện từ bao lâu,… để có thể định hướng chẩn đoán vấn đề cũng như tình trạng bệnh.
  • Khám âm đạo – cổ tử cung: Để thăm khám, bác sĩ thường sử dụng một dụng cụ gọi là mỏ vịt. Nhờ dụng cụ này, bác sĩ có thể nhìn được niêm mạc âm đạo cũng như có thể lấy được dịch âm đạo để làm những xét nghiệm cần thiết. Ngoài ra có thể quan sát cổ tử cung để đánh giá liệu có viêm cổ tử cung hoặc lộ tuyến cổ tử cung kèm theo không.
  • Đo pH âm đạo: Bình thường âm đạo sẽ là từ 3,8 đến 4,2. Khi âm đạo gặp phải tình trạng viêm hoặc bất thường, độ pH này sẽ thay đổi, từ đó có thể nói lên được cơ thể của bạn đang gặp bất thường.
  • Xét nghiệm dịch tiết âm đạo: Xét nghiệm dịch tiết âm đạo giúp phát hiện chính xác nguyên nhân của bệnh là gì, từ đó bác sĩ sẽ có thể lập kế hoạch theo dõi và điều trị hợp lý.

Tuy nhiên để chẩn đoán viêm âm đạo, bác sĩ cần loại trừ các nguyên nhân khác không phải viêm như:

  • Dị vật (nếu trẻ có khí hư âm đạo, có thể có dị vật trong âm đạo)
  • Viêm cổ tử cung (dịch tiết ra ở cổ tử cung do viêm có thể giống với viêm âm đạo)
  • Viêm vùng chậu (nhiễm trùng đường sinh dục trên cũng có thể gây khí hư ở cổ tử cung)
  • Ung thư (khí hư loãng, xuất hiện kèm máu hoặc cả hai, có thể mắc ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung)
  • Các rối loạn da (ngứa và/hoặc khí hư âm đạo có thể do bệnh da liễu âm hộ hoặc các rối loạn da âm hộ khác; thường có thể phân biệt với viêm âm đạo nhiễm trùng dựa trên bệnh sử và dấu hiệu trên da).

Việc thăm khám âm đạo, chẩn đoán và điều trị bệnh nên được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp rút ngắn thời gian chữa bệnh. Vì thế, nếu bạn đang gặp các bất thường về âm đạo, nên đi khám sớm nhất có thể để bảo vệ sức khoẻ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hình ảnh viêm âm đạo
Hình ảnh viêm âm đạo được nhìn thấy thông qua việc thăm khám bằng mỏ vịt

5. Điều trị viêm âm đạo

Khi cơ thể gặp phải tình trạng viêm âm đạo, việc điều trị sớm là hết sức cần thiết để tránh các tổn thương phát triển và nặng hơn. Bác sĩ sẽ là người quyết định lựa chọn phương pháp điều trị nào là hiệu quả nhất dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Một số điều trị có thể kể đến như là:

  • Viêm do dị ứng hoặc kích ứng: Việc điều trị cần thiết là tránh xa các chất gây kích ứng. Cần chọn dung dịch vệ sinh phù hợp và tránh hoàn toàn việc thụt rửa âm đạo.
  • Viêm mạn tính do nằm hoặc đại tiểu tiện không tự chủ: Cần có chế độ chăm sóc da và âm hộ – âm đạo ở những người bệnh gặp phải tình trạng này. Bên cạnh đó cần quan tâm đến tình trạng vệ sinh âm hộ – âm đạo ở trẻ em trước tuổi dậy thì để tránh tình trạng viêm nhiễm xảy ra
  • Viêm do nhiễm trùng: việc vệ sinh âm đạo đúng cách có thể làm dịu đi phần nào tình trạng khó chịu, nhưng những trường hợp này cần được bác sĩ kê đơn điều trị thuốc sớm để hạn chế tình trạng viêm trở nên nặng hơn.

Việc điều trị viêm âm đạo thường sẽ không gặp nhiều khó khăn và có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên cần phải điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cũng như tránh gặp phải các biến chứng không cần thiết.

Bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị bởi bạn khó có thể biết được nguyên nhân bạn đang gặp phải là gì. Vì thế nếu gặp bất thường gì về âm đạo của mình, hãy đi khám sớm nhất để không ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.

Viêm âm đạo là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ. Việc chẩn đoán và điều trị đúng cách sẽ giúp giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Để phòng tránh bệnh, hãy tuân thủ vệ sinh cá nhân hàng ngày và tránh tiếp xúc với các tác nhân kích thích hoặc dị ứng. 

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy gọi tới số điện thoại: 0868 555 168 hoặc đặt lịch để được khám trực tiếp với bác sĩ CKII. Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên Trưởng khoa Phụ ngoại bệnh viện Phụ sản Trung Ương.

Để lại bình luận của bạn

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Thứ 2 – Chủ nhật
    • Từ 7:30 – 21:00

    Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị lậu và viêm lộ tuyến của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs