U lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có nguy hiểm không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

U lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.  Hãy cùng tìm hiểu ảnh hưởng của bệnh lý này đến với sức khỏe các chị em nhé!

U lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều chị em đặt ra. Cùng tìm hiểu bệnh lý này ảnh hưởng thế nào đến khả năng mang thai cũng như những biến chứng thường gặp trong bài viết dưới đây nhé!

1. U lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có nguy hiểm không?

Cơ quan sinh dục nữ bao gồm một số bộ phận chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến quá trình mang thai như:

  • Buồng trứng: có chức năng sản xuất, dự trữ, giải phóng trứng theo chu kỳ (thường từ 28 – 30 ngày).
  • Tử cung: Là cơ quan mà trứng và tinh trùng sau khi hình thành nên hợp tử sẽ làm tổ tại đây trong suốt thời kỳ mang thai của mẹ.

Do có những chức năng khác nhau nên buồng trứng và tử cung có những đặc điểm cấu tạo khác nhau. Niêm mạc tử cung theo chu kỳ trứng rụng cũng sẽ xảy ra tình trạng bong các tế bào niêm mạc và các tế bào máu gây ra kinh nguyệt của phụ nữ. Trong khi đó các tế bào buồng trứng không có đặc điểm này.

Trường hợp vì một nguyên nhân nào đó mà tế bào buồng trứng lại có tính chất tương tự niêm mạc tại tử cung sẽ gây chảy máu có chu kỳ. Dịch do quá trình này sinh ra không thể thoát ra ngoài tạo thành các nang ở buồng trứng gây nên tình trạng u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng.

Vậy u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có nguy hiểm không? Mặc dù không có tính chất của các khối u ác tính (ung thư) nhưng bệnh lý có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Đau vùng chậu mạn tính
  • Vô sinh
  • Suy buồng trứng sớm ở nữ giới

Mặc dù hiếm gặp nhưng u lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng có thể xuất hiện một số ảnh hưởng cấp tính đến cơ thể như:

  • Vỡ u nang: các nang chứa máu dưới áp lực có thể vỡ và thoát ra khỏi buồng trứng đến các khu vực xung quanh gây nên viêm phúc mạc (viêm màng mỏng bao quanh các cơ quan trong ổ bụng).
  • Xoắn buồng trứng: thường ít gặp. Tuy nhiên đây là tình trạng cấp cứu nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới hoại tử buồng trứng.
  • Chèn ép các cơ quan: khối u buồng trứng lớn chèn ép các vị trí lân cận làm xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như ứ nước tại thận (chèn ép niệu quản – một ống dẫn nước từ thận) hoặc rối loạn đại tiện (khi khối u chèn ép trực tràng – phần cuối của hệ tiêu hóa).
U lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có nguy hiểm không?
U lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có nguy hiểm không?

2. Bị u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có thai được không?

Có rất nhiều chị em đang thắc mắc liệu bị u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có thai được không. Niêm mạc buồng trứng bất thường có thể hình thành nên một lớp màng bao bọc xung quanh buồng trứng, ngăn cản quá trình trứng rụng mỗi chu kỳ.

Mặt khác, khi u xuất hiện ở buồng trứng có thể ảnh hưởng tới khả năng tiết hormone của cơ quan này làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt cũng như khả năng thụ thai ở phụ nữ.

Chính vì vậy, bệnh gây nên rối loạn chức năng buồng trứng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn tới suy buồng trứng sớm gây vô sinh ở nữ.

Khối u ở buồng trứng có thể gây nên tình trạng vô sinh ở nữ
Khối u ở buồng trứng có thể gây nên tình trạng vô sinh ở nữ

3. Hướng điều trị u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng?

Để biết u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có nguy hiểm không và điều trị như thế nào, bác sĩ phải dựa vào nhiều yếu tố để quyết định phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh. Một số căn cứ giúp bác sĩ đưa ra lựa chọn có thể kể đến như:

  • Tuổi
  • Mức độ nặng của triệu chứng
  • Khối u có xác suất cao chuyển thành ung thư hay không
  • Kế hoạch mang thai của người bệnh

Dựa vào những đặc điểm nêu trên, bác sĩ sẽ lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp điều trị dưới đây để nâng cao sức khỏe, cố gắng hỗ trợ khả năng mang thai cho những phụ nữ chưa có con:

  • Theo dõi: Áp dụng với những khối u nhỏ được phát hiện tình cờ qua thăm khám định kỳ mà không gây ra khó chịu cho người bệnh.
  •  Điều trị nội khoa: Sử dụng các thuốc nội tiết tố để cân bằng hormone trong cơ thể. Phương pháp này thường dành cho những người có triệu chứng nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và không có nhu cầu mang thai nữa (do các thuốc này ức chế chức năng của buồng trứng, ức chế rụng trứng và hoạt động của lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng).
  •  Mổ nội soi: Thường được ưu tiên với những trường hợp có khối u lớn hơn 4cm hoặc người bệnh không giảm những triệu chứng sau điều trị nội khoa. Phương pháp này có thể giúp loại bỏ u nang, giảm triệu chứng và nâng cao khả năng mang thai ở người bệnh. Tuy nhiên, mổ nội soi có thể làm suy yếu buồng trứng nên sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được theo dõi và tư vấn phù hợp.
  • Cắt bỏ buồng trứng: Thường rất ít khi được chỉ định do mổ nội soi có thể cải thiện rất tốt biến chứng do u lạc nội mạc tử cung gây ra. Tuy nhiên, khi người bệnh xuất hiện những biến chứng cấp tính ảnh hưởng đến tính mạng hoặc không ở trong độ tuổi sinh sản, bác sĩ có thể cân nhắc lựa chọn cắt bỏ buồng trứng.
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng người bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng người bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

Xem thêm: U lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có nên mổ không?

4. Khả năng tái phát sau mổ u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng

U lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có nguy hiểm không? U lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng tái phát sau mổ là điều có thể xảy ra, do đây là bệnh lý mạn tính, liên quan đến rối loạn cấu trúc trong cơ thể. Theo một số nghiên cứu, sau mổ nội soi có khoảng 25% người bệnh xuất hiện lại khối u nang tại buồng trứng.

Chính vì vậy, sau mổ u lạc nội mạc buồng trứng, người bệnh sẽ được chỉ định theo dõi và điều trị nội khoa nhằm giảm tình trạng tái phát nếu cần thiết. Bác sĩ sẽ dựa vào mong muốn mang thai của người bệnh để quyết định có sử dụng liệu pháp hormone hay không. Đa số người bệnh sẽ cải thiện các triệu chứng khi bước vào giai đoạn mãn kinh.

5. Làm gì khi có u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng

Khi phát hiện có khối u ở buồng trứng, người bệnh nên tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ, theo dõi những dấu hiệu bất thường của cơ thể cũng như thăm khám định kỳ để phát hiện những yếu tố nguy hiểm.

Trong thời gian theo dõi khối u, nếu xuất hiện các dấu hiệu sau bạn có thể gọi tới hotline 0868.555.168 hoặc đặt lịch để khám trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời:

  • Đau nhức vùng bụng dưới.
  • Rối loạn kinh nguyệt: thời gian giữa hai lần có kinh thay đổi, đặc điểm của những ngày đèn đỏ khác biệt với những lần trước,…
  • Đau rát nhiều khi quan hệ.

Với những người bệnh sau mổ u lạc nội mạc buồng trứng cũng nên theo dõi thường xuyên các dấu hiệu của khối u còn tái phát hay không. Nếu những triệu chứng xuất hiện lại hoặc người bệnh mong muốn có thai thì cũng nên đặt lịch khám trực tiếp để bác sĩ tư vấn những phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh.

Khi phát hiện khối u ở buồng trứng, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ
Khi phát hiện khối u ở buồng trứng, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ

Hy vọng bài viết đã trả lời cho bạn câu hỏi u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có nguy hiểm không? Đây là bệnh lý lành tính nhưng nếu không được điều trị có thể làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như khả năng mang thai của người bệnh nên cần được theo dõi và điều trị phù hợp. Chính vì vậy, đừng ngại ngần đặt lịch khám để được bác sĩ tư vấn trực tiếp về tình trạng bệnh lý này nhé!

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ