Ung thư cổ tử cung có lây không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Cùng tìm kiếm những vấn đề xoay quanh câu hỏi này cũng như vấn đề di truyền bệnh ung thư cổ tử cung qua bài viết dưới đây nhé!
1. Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là tình trạng các tế bào ở cổ tử cung (bộ phận thuộc phần dưới của tử cung – cơ quan hình quả lê chịu trách nhiệm điều tiết máu mỗi chu kỳ kinh nguyệt) phát triển nhanh chóng, không kiểm soát tạo thành khối u. Đây là bệnh lý hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Một số dấu hiệu thường gặp để nhận biết bệnh lý này là:
- Chảy máu vùng kín bất thường: máu chảy không trong những ngày hành kinh, sau khi quan hệ tình dục hoặc xuất hiện ở phụ nữ đã mãn kinh (là giai đoạn phụ nữ không còn chu kỳ kinh nguyệt nữa).
- Dịch âm đạo bất thường: đây là dịch xuất hiện ở cơ quan có hình ống nối giữa bộ phận sinh dục ngoài và trong. Bình thường dịch có màu trắng trong nhưng khi bị bệnh dịch sẽ xuất hiện những màu sắc bất thường như xanh, vàng, nâu, đen kèm theo mùi hôi.
- Đau vùng chậu: xuất hiện đau âm ỉ vùng chậu, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục.
- Rong kinh: xuất hiện tình trạng kinh nguyệt kéo dài, lượng máu kinh mất nhiều hơn bình thường.
- Rối loạn tiểu tiện: xuất hiện tình trạng tiểu khó, tiểu đau, tiểu rắt, có thể đi kèm tiểu máu hoặc xuất hiện tiểu không tự chủ.
- Sụt cân: ở giai đoạn muộn có thể xuất hiện sụt cân mặc dù người bệnh không thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt.
- Mệt mỏi: xuất hiện tình trạng mệt mỏi kéo dài.
- Đau chân: do khối u phát triển xâm lấn khiến cho tắc nghẽn dòng máu gây nên tình trạng sưng, đau chân.
2. Ung thư cổ tử cung có lây không?
Ung thư cổ tử cung có lây không? Ung thư cổ tử cung không phải là bệnh lây từ người sang người nên có thể khẳng định ung thư cổ tử cung không lây. Tuy nhiên, yếu tố chính dẫn tới bệnh lý này là virus HPV – virus gây u nhú ở người lại có khả năng lây truyền rất lớn.
Vì vậy, câu hỏi ung thư cổ tử cung lây qua đường nào cũng tương đương với câu hỏi HPV lây qua đường nào? Lưu ý, virus này lây nhiễm chủ yếu qua một số con đường như:
- Tình dục: virus lây lan thông qua quan hệ tình dục truyền thống, quan hệ bằng miệng hoặc da kề da trong quá trình quan hệ.
- Mẹ sang con: trong quá trình sinh nở, trẻ có thể tiếp xúc với HPV ở da của mẹ làm xuất hiện tình trạng nhiễm HPV khi mới sinh.
- Dùng chung đồ lót: nếu người bệnh tiếp xúc với dịch nhầy của người bệnh thì sẽ tăng nguy cơ mắc HPV.
- Da kề da: do virus HPV tồn tại dưới lớp biểu bì da nên nếu da xuất hiện vết thương thì rất dễ lây bệnh sang người lành tiếp xúc trực tiếp với vùng này.
3. Ung thư cổ tử cung có di truyền không?
Như đã trình bày ở phần ung thư cổ tử cung có lây không, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh lý này là virus HPV. Vì vậy, ung thư cổ tử cung không có khả năng di truyền nhưng bệnh có nguy cơ xuất hiện ở những phụ nữ có người thân mắc ung thư ở cổ tử cung.
4. Các yếu tố tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung
Song song với tìm hiểu ung thư cổ tử cung có lây không, các yếu tố nguy cơ làm phát triển bệnh lý này cũng cần được quan tâm. Cụ thể là:
- Quan hệ tình dục quá sớm.
- Có nhiều bạn tình.
- Hút thuốc.
- Suy giảm miễn dịch do mắc các bệnh lý như HIV hoặc phải sử dụng thuốc chống thải ghép kéo dài sau phẫu thuật thay thế các cơ quan.
- Mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia.
5. Cách phòng ngừa lây nhiễm virus HPV
Việc quan trọng hàng đầu tròn quá trình phòng ngừa lây nhiễm virus HPV là phải đảm bảo tiêm phòng đầy đủ cho phụ nữ đủ điều điều tiêm phòng, đặc biệt là những người từ 9-26 tuổi chưa quan hệ tình dục.
Ngoài ra, chị em có thể tham khảo một gợi ý sau để phòng ngừa bệnh lý này:
- Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng bao cao su khi quan hệ, chung thủy 1 vợ – 1 chồng, không quan hệ với người mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
- Sàng lọc HPV: thường áp dụng với phụ nữ từ 22-65 tuổi để phát hiện sớm bệnh lý này.
Với câu hỏi ung thư cổ tử cung có lây không thì một trong những cách phòng ngừa tốt nhất đó là tiêm phòng đầy đủ.
6. Làm gì khi bị ung thư cổ tử cung?
Ung thư cổ tử cung là bệnh không lây nhiễm, có thể gây ra các biến chứng với sức khoẻ của nữ giới. Vì vậy, khi mắc bệnh lý này hoặc có những dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được phát hiện cũng như đưa ra tư vấn phù hợp với giai đoạn của bệnh.
Trong quá trình điều trị, chị em nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với nghỉ ngơi thích hợp, ăn uống đầy đủ để nâng cao thể trạng.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn câu trả lời cho câu hỏi “ung thư cổ tử cung có lây không?”. Vì đây là bệnh lý nguy hiểm nên nếu có bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào, chị em cũng nên đến với các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán kịp thời.
[block id=”6028″]