Uống thuốc tránh thai có bị chậm kinh không?

Uống thuốc tránh thai có bị chậm kinh không?

5

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
5

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Uống thuốc tránh thai có bị chậm kinh không? Đây chính là thắc mắc của không ít chị em phụ nữ. Xem ngay bài viết dưới đây!

Thuốc tránh thai là biện pháp tránh thai được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, loại thuốc này vẫn có nhiều tác dụng phụ khác nhau. Vậy thì uống thuốc tránh thai có bị chậm kinh không? Cùng BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Câu hỏi của người bệnh

Câu hỏi thắc mắc của người bệnh: “vì chưa muốn có con nên gần đây em có uống thuốc tránh thai khẩn cấp. nhưng mà tháng này em đã quá ngày hành kinh gần 1 tuần rồi. em đã thử thai rồi nhưng chưa có thai. bsi cho em hỏi uống thuốc tránh thai có bị chậm kinh không ạ? cách xử lý như thế nào ạ?”

Uống thuốc tránh thai có bị chậm kinh không?
Uống thuốc tránh thai có bị chậm kinh không?

2. Bác sĩ trả lời: uống thuốc tránh thai có bị chậm kinh không?

2.1. Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai

Theo cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai, có hai loại thuốc tránh thai. Một loại chỉ chứa progestin và loại còn lại chính là dạng kết hợp giữa nội tiết tố nữ estrogenprogesterone. Bên cạnh tác dụng giúp tránh thai, thuốc tránh thai còn giúp điều hoà kinh nguyệt, điều trị các loại mụn trứng cá và điều hoà nội tiết tố nữ,… Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai như sau: 

  • Làm dày thành cổ tử cung, hạn chế và không cho tinh trùng gặp trứng
  • Ngăn cản quá trình rụng trứng
  • Giúp làm mỏng lớp niêm mạc và ngăn trứng thụ tinh

Nếu bạn uống đều đặn, thuốc tránh thai có thể đạt hiệu quả lên đến 99%. Vậy thì uống thuốc tránh thai có bị chậm kinh không?

2.2. Các loại rối loạn kinh nguyệt do thuốc tránh thai gây ra

Bởi vì sự mất cân bằng nội tiết tố, nên thuốc tránh thai cũng tác động các yếu tố gây nên rối loạn kinh nguyệt. Dưới đây chính là một số loại rối loạn kinh nguyệt mà chị em phụ nữ thường gặp phải:

  • Vô kinh: trường hợp này xảy ra do uống thuốc tránh thai không đúng cách, đặc biệt là các loại thuốc tránh thai khẩn cấp, gây ức chế sự rụng trứng. 
  • Chậm kinh: tình trạng chậm kinh có thể kéo dài, chậm hơn 7 ngày so với chu kỳ bình thường.
  • Rong kinh: đây cũng chính là tình trạng rối loạn kinh nguyệt do uống thuốc tránh thai. Hiện tượng này rất dễ nhầm lẫn với kéo dài kinh nguyệt, đặc biệt là lượng máu chảy nhiều hơn. 
Chậm kinh do sử dụng thuốc tránh thai
Chậm kinh do sử dụng thuốc tránh thai
  • Kinh nguyệt tới sớm: chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ kéo dài từ 28 – 32 ngày. Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt có thể tới sớm hơn 7 ngày gọi là kinh nguyệt tới sớm. 
  • Ra máu âm đạo: do bổ sung hàm lượng hormone nội tiết nhiều, nên quá trình rụng trứng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, một số chị em có thể có dấu hiệu ra máu bất thường ở âm đạo.

2.3. Uống thuốc tránh thai có bị chậm kinh không?

Vì tác dụng phụ của thuốc tránh thai là thay đổi nội tiết trong cơ thể người phụ nữ. Thông thường, trong thời gian mới sử dụng thuốc tránh thai, cơ thể cần được thích nghi nên dễ bị rối loạn kinh nguyệt. Vậy nên, “uống thuốc tránh thai có bị chậm kinh không?” Thì câu trả lời là “có”

2.4. Nguyên nhân bị chậm kinh do uống thuốc tránh thai

Bạn đang lo lắng về các tác dụng phụ của thuốc tránh thai. Nếu đã đi thăm khám và xác định được chậm kinh không phải do có thai, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao uống thuốc tránh thai bị chậm kinh. Dưới đây là một số nguyên nhân bạn có thể tham khảo như: 

  • Uống thuốc tránh thai thường xuyên: một số chị em phụ nữ lạm dụng và thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai. Đặc biệt, những người thường tiêm thuốc tránh thai cũng bị mất kinh
  • Thay đổi lượng hormone trong cơ thể: Thuốc tránh thai thường chứa hormone estrogen và progesterone, có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Sự thay đổi này có thể dẫn đến kinh nguyệt của bạn bị chậm đi.
  • Do cơ địa mỗi người: Một số chị em phụ nữ có thể phản ứng khác nhau đối với các hormone trong thuốc tránh thai. 
  • Sử dụng không đúng cách: Việc sử dụng thuốc tránh thai không đúng cách, như bỏ sót hoặc dùng không đúng liều lượng, cũng có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ.

3. Lưu ý từ bác sĩ

Khi đã nắm được câu trả lời về “uống thuốc tránh thai có bị chậm kinh không?” thì các chị em phụ nữ nên giữ gìn sức khoẻ và nắm các nguyên tắc sử dụng thuốc tránh thai.

  • Thuốc tránh thai khẩn cấp: sử dụng thuốc tối đa 2 lần/tháng để tránh các tác dụng phụ của thuốc tránh thai và gây vô sinh.
  • Thuốc tránh thai hàng ngày: nên uống đều đặn vỉ 28 viên để có tác dụng tránh thai hiệu quả.

Sau khi đọc xong bài viết này, chắc hẳn mọi người cũng đã có câu trả lời cho mình về “uống thuốc tránh thai có bị chậm kinh không?” Đặc biệt, chị em phụ nữ nên nắm được các nguyên tắc an toàn khi sử dụng thuốc tránh thai để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình.  

Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào về sức khoẻ phụ khoa, hãy tham gia ngay group “HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA“, để được BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương giải đáp các thắc mắc nhanh nhất!

[block id=”7230″]

Để lại bình luận của bạn

5

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
5

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Thứ 2 – Chủ nhật
    • Từ 7:30 – 21:00

    Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị lậu và viêm lộ tuyến của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs