Vì sao mẹ bầu cần làm nghiệm pháp đường huyết?

Vì sao mẹ bầu cần làm nghiệm pháp đường huyết?

bác sĩ Lê Thị Quyên-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
bác sĩ Lê Thị Quyên-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Mỗi phụ nữ trong quá trình mang thai đều cần làm nghiệm pháp đường huyết. Tìm hiểu cách làm nghiệm pháp đường huyết thai kỳ qua bài sau.

Nghiệm pháp đường huyết là một xét nghiệm không thể thiếu trong quá trình theo dõi thai kỳ của mẹ. Cùng tìm hiểu cách làm nghiệm pháp đường huyết thai kỳ qua trường hợp của mẹ bầu khám định kỳ dưới đây nhé!

1. Thai phụ 25 tuần đi khám thai định kỳ

Bệnh nhân nữ 34 tuổi, PARA 2002 (tiền sử đẻ thường 2 lần, các con phát triển bình thường) tới khám thai định kỳ. Qua hỏi bệnh và thăm khám, bác sĩ phát hiện các hội chứng và triệu chứng sau:

Sản phụ: 25 tuần 0 ngày, ngày dự sinh 21/09/2024.

Âm đạo: Có ít khí hư đặc (âm đạo là cơ quan nối giữa bộ phận sinh dục trong và ngoài).

Siêu âm:

  • Số lượng thai: 1.
  • Ngôi: Đầu (đầu là phần thấp nhất của thai ở trước khung chậu người mẹ).
  • Tim thai: 157 lần/phút (bình thường 120-160 lần/phút).
  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 62,05mm (đường kính lớn nhất từ trán ra sau gáy của thai).
  • Chiều dài xương đùi (FL): 46,88mm.
  • Chu vi bụng (AC): 193,76mm (chu vi vòng bụng của mẹ giúp ước lượng cân nặng thai).
  • Cân nặng thai: 784 gram.
  • Tuổi thai: 25 tuần 0 ngày.
  • Ối: Bình thường.
  • Nhau: Vị trí mặt sau, độ trưởng thành Canxi là độ 0.

Chẩn đoán: Thai 25 tuần 0 ngày – phát triển bình thường.

Xét nghiệm cần chỉ định trong trường hợp này là nghiệm pháp đường huyết.

Phụ nữ mang thai cần thực hiện thăm khám định kỳ
Phụ nữ mang thai cần thực hiện thăm khám định kỳ

2. Kế hoạch theo dõi thai kỳ

Qua kết quả thăm khám, BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan xác định thai kỳ bình thường, tiến hành chỉ định làm nghiệm pháp đường huyết vào tuần thứ 26 của thai kỳ. Sau đó, sản phụ sẽ được hẹn khám lại sau 4 tuần.

3. Những điều cần lưu ý khi nghiệm pháp đường huyết 

3.1. Ai cần thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường huyết?

Tất cả phụ nữ mang thai, ngay cả khi mẹ khoẻ mạnh, không có yếu tố nguy cơ, thai nhi phát triển bình thường thì vẫn nên thực hiện nghiệm pháp tăng đường huyết thai kỳ vào tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. 

Tuy nhiên, trong các trường hợp người mẹ có những dấu hiệu dưới đây cần được  thực hiện nghiệm pháp đường huyết sớm hơn, từ 3 tháng đầu thai kỳ để xác định sớm tình trạng tiểu đường:

  • Tiền sử đái tháo đường: Mẹ đang mắc đái tháo đường hoặc đã từng mắc đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước.
  • Sinh con nặng cân: Những lần sinh trước đó ghi nhận thai nhi lớn hơn 4kg.
  • Tiền sử thai kỳ trước: Mẹ đã từng có tình trạng thai chết lưu trong những tháng giữa thai kỳ.
  • Bệnh lý của mẹ: Mẹ gặp phải tình trạng thừa cân béo phì, hội chứng buồng trứng đa nang (là tình trạng rối loạn nội tiết tố gây chu kỳ kinh nguyệt bất thường).
  • Quá trình mang thai bất thường: Sản phụ có chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng, tăng cân quá mức (trên 3kg/ tháng), mang đa thai, thai to (kích thước lớn hơn bình thường),…
  • Biểu hiện đái tháo đường: Sản phụ có các biểu hiện như thường xuyên khát nước, miệng thấy vị ngọt, mệt mỏi quá mức,…
  • Tiền sử gia đình: Mẹ có người thân như bố, mẹ, anh chị em ruột bị tiểu đường.
Nghiệm pháp đường huyết là xét nghiệm thường quy của phụ nữ mang thai
Nghiệm pháp đường huyết là xét nghiệm thường quy của phụ nữ mang thai

3.2. Những điểm cần chuẩn bị trước khi thực hiện nghiệm pháp đường huyết

Để có kết quả chính xác nhất, sản phụ cần phải nhịn đói ít nhất 8 tiếng trước khi lấy máu. Ngoài ra, để kết quả không bị ảnh hưởng, chị em trước khi xét nghiệm tuyệt đối không nên dùng:

  • Cà phê.
  • Thuốc lá.
  • Chất kích thích.

Ở nghiệm pháp dung nạp 75 gram glucose uống – 1 bước (glucose tolerance test – GTT), sản phụ sẽ được xét nghiệm đường huyết qua ở 3 thời điểm là:

  • Lúc đói.
  • Sau khi uống 1 giờ.
  • Sau khi uống 2 giờ.

Dựa vào chỉ số đường huyết bất thường, bác sĩ có thể kết luận mẹ bầu có mắc đái tháo đường thai kỳ không. Cụ thể là:

Thời gian Lúc đói Sau 1 giờ Sau 2 giờ
Đường huyết (mmol/L) Lớn hơn 5,1 Lớn hơn 10,0 Lớn hơn 8,5

Hiện nay, tiểu đường thai kỳ đã và đang trở thành mối lo ngại đối với sức khỏe của phụ nữ trong khi sinh. Nghiệm pháp đường huyết cho phép phát hiện sớm bệnh tiểu đường thai kỳ để tiến hành điều trị thích hợp, tránh ảnh hưởng tới thai nhi. 

3.3. Lời khuyên của bác sĩ

Nếu đã mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai, chị em nên đến gặp bác sĩ để nhận được tư vấn đáng tin cậy. Ngoài ra, sản phụ cũng nên xây dựng những thói quen sau để phòng tránh và phát hiện sớm những bất thường của cơ thể:

  • Khám thai đúng theo khuyến cáo.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhằm cân bằng lượng đường trong cơ thể.
  • Luyện tập những bài tập thể thao phù hợp với mẹ bầu.
  • Mang theo đồ ngọt để tránh hạ đường huyết. 
  • Nếu đang điều trị bằng insulin (thuốc giúp hạ đường huyết), chị em cần phải theo dõi đường huyết thường xuyên và tuân thủ theo sự điều chỉnh liều lượng insulin từ bác sĩ.

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về nghiệm pháp đường huyết. Đây là một xét nghiệm cần phải thực hiện để phát hiện sớm tình trạng đái tháo đường thai kỳ ở mẹ bầu. Vì vậy, nếu có nhu cầu khám thai hoặc xuất hiện bất kỳ điểm bất thường nào của thai kỳ cần được tư vấn, bạn có thể đặt lịch khám ở Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa tại đây để được chăm sóc tốt nhất.

Liên hệ đặt lịch

    dd-mm-yyyy📅



    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Để lại bình luận của bạn

    bác sĩ Lê Thị Quyên-min

    Tư vấn chuyên môn bài viết

    Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
    bác sĩ Lê Thị Quyên-min

    Tư vấn chuyên môn bài viết

    Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

    Đặt lịch khám

      dd-mm-yyyy📅



      * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

      Giờ làm việc

      • Thứ 2 – Chủ nhật
      • Từ 7:30 – 20:30

      Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

      Các dịch vụ

      Điều trị phụ khoa
      Điều trị phụ khoa
      Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
      Theo dõi thai sản
      Theo dõi thai sản
      Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
      Hỗ trợ mang thai
      Hỗ trợ mang thai
      Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
      Hỗ trợ mang thai
      Kế hoạch hóa gia đình
      Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
      Điều trị phụ khoa22

      Điều trị phụ khoa

      Theo dõi thai sản22

      Theo dõi thai sản

      Hỗ trợ sinh sản22

      Hỗ trợ sinh sản

      điều trị phụ khoa222

      Kế hoạch hóa gia đình

      Bài viết liên quan

      Ca bệnh có các dấu tích gây viêm nhiều từ trước biểu hiện rõ khi bác sĩ khám phụ khoa.
      Kế hoạch điều trị và đánh giá của bác sĩ về ca bệnh quan hệ xong đều ra máu được chia sẻ trên TikTok phantichcabenh.phusan1 ngày 10/8/2024.
      Kế hoạch điều trị và đánh giá của bác sĩ về ca bệnh bị tổn thương nhẹ do quan hệ mạnh bạo được chia sẻ trên TikTok phantichcabenh.phusan1 ngày 7/8/2024.
      Kế hoạch điều trị và đánh giá của bác sĩ về ca bệnh bị lây rây ra máu được chia sẻ trên TikTok phantichcabenh.phusan1 ngày 6/8/2024.