Viêm lộ tuyến cổ tử cung có tự khỏi không?

Chân dung BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có tự khỏi không? Tìm hiểu tác hại và phương pháp chữa trị đúng cách cho căn bệnh phụ khoa này.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một loại bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Vậy viêm lộ tuyến cổ tử cung có tự khỏi không? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc trên và cung cấp những thông tin hữu ích về cách chăm sóc sức khỏe khi bị viêm lộ tuyến.

1. Viêm lộ tuyến cổ tử cung có tự khỏi không?

Theo các chuyên gia y tế, viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý không thể tự khỏi mà cần được điều trị đúng cách. Tùy theo mức độ của bệnh, các phương pháp điều trị sẽ có sự khác biệt:

  • Giai đoạn sớm: Bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc uống để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, chưa cần can thiệp bằng các biện pháp khác.
  • Giai đoạn tiến triển: Khi vùng tổn thương lan rộng hơn 50%, ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân còn phải áp dụng thêm các phương pháp như laser, áp lạnh… để ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
  • Giai đoạn nặng: Ở giai đoạn này, diện tích tổn thương đã vượt quá 70%. Bệnh nhân cần được điều trị tích cực bằng những biện pháp mạnh để kiểm soát tình hình, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.

Do đó, khi có dấu hiệu của viêm lộ tuyến cổ tử cung, chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn phương án điều trị phù hợp.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung

2. Hậu quả của việc không điều trị viêm lộ tuyến

Nếu viêm lộ tuyến cổ tử cung không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Viêm nhiễm lan rộng: Tình trạng viêm nhiễm nhẹ nếu kéo dài có thể dẫn đến viêm âm đạo, viêm tiểu khung, viêm nội mạc tử cung, thậm chí ung thư cổ tử cung.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục: Viêm lộ tuyến gây tổn thương âm đạo, chảy máu bất thường khi quan hệ, giảm ham muốn và ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc lứa đôi.
  • Khó khăn trong việc mang thai: Sự thay đổi môi trường âm đạo và tình trạng viêm nhiễm kéo dài khiến khả năng thụ thai gặp nhiều trở ngại, thậm chí dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
  • Nguy cơ ung thư cổ tử cung: Lộ tuyến cổ tử cung không trực tiếp gây ra ung thư cổ tử cung, nhưng người có lộ tuyến có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn.

3. Lưu ý khi chữa trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Để rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế tối đa những hậu quả của viêm lộ tuyến, chị em cần chú ý:

  • Tránh quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để tránh gây tổn thương thêm cho “vùng kín”, tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm âm đạo.
  • Thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, không thụt rửa quá sâu để tránh làm tổn thương niêm mạc, gây mất cân bằng độ pH và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Lựa chọn dung dịch vệ sinh an toàn, có độ pH phù hợp, lành tính với môi trường âm đạo.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như vitamin A, C, chất xơ… để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá; tránh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng…
  • Đi khám và tầm soát phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Tuân thủ lịch tái khám đúng theo chỉ định của các bác sĩ.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nước bẩn.
  • Sử dụng quần lót thông thoáng, mềm mại, tránh ẩm ướt để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm âm đạo.
  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc mà phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

4. Tiến triển của viêm lộ tuyến độ 1-3

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Diện tích tổn thương khoảng 30%. 
  • Giai đoạn 2: Diện tích tổn thương từ 50% đến 70%. 
  • Giai đoạn 3: Diện tích tổn thương trên 70%. 

5. Các phương pháp điều trị viêm lộ tuyến

Khi đã có câu trả lời cho câu hỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung có tự khỏi không, chị em cũng cần lưu ý đến thăm khám và chữa trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm để bảo vệ sức khỏe bản thân. Viêm lộ tuyến không thể tự khỏi mà cần có sự can thiệp chuyên khoa từ các bác sĩ. Nếu bệnh nhân để bệnh trở nặng trong thời gian dài sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Tùy vào giai đoạn bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau:

  • Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc kháng viêm, kháng sinh đường đặt âm đạo. 
  • Đốt laser: Sử dụng tia laser để loại bỏ tổn thương trên cổ tử cung. Phương pháp này giúp lành vết thương nhanh và ít đau.
  • Áp lạnh: Sử dụng khí nitơ để đông cứng và tiêu diệt tổn thương. 

Ngoài ra, bệnh nhân cần thay đổi lối sống, tăng cường vệ sinh vùng kín và tránh quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nếu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp
Nếu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp

6. Kết luận

Như vậy, viêm lộ tuyến cổ tử cung có tự khỏi không thì câu trả lời là không. Ngay trong giai đoạn đầu của bênh, người bị viêm lộ tuyến cũng cần sử dụng thuốc để điều trị. Nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn 2-3, người bệnh cần kết hợp nhiều biện pháp mới có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Để phòng ngừa viêm lộ tuyến cổ tử cung, chị em cần chú ý giữ vệ sinh vùng kín, tránh thụt rửa âm đạo quá sâu, không quan hệ tình dục với nhiều người, sử dụng bao cao su khi quan hệ và khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần.

Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như khí hư ra nhiều, ngứa rát vùng kín, chảy máu bất thường,… chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm và nâng cao sức khỏe sinh sản.

Hy vọng bài viết đã giúp chị em tìm được lời giải đáp thắc mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung có tự khỏi không cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn, chị em hãy đặt câu hỏi vào group Facebook HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI để được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp nhiệt tình.

Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ