U xơ tử cungkhi mang thai không phải là một tình trạng hiếm gặp nhưng có thể ảnh hưởng đến mọi thời điểm trong thai kỳ. Tuỳ vào từng tình trạng của khối u cũng như sức khoẻ của mẹ bầu, bác sĩ sẽ có những chiến lược điều trị phù hợp nhất.
1. Ca bệnh có u xơ tử cung khi mang thai
Tên bệnh nhân: Chị Nguyễn T.N
Giới tính: Nữ
Tuổi: 32
Lý do tới khám – Khám thai
Tiền sử:
- PARA: 2032 (2 lần sinh thường – 0 có lần nào sinh sớm – 2 lần sảy thai, 1 lần chửa ngoài tử cung vòi trứng trái đã mổ tháng 1/2020 – 2 đứa con sống đến thời điểm hiện tại)
- Phát hiện có u xơ tử cung to 3x4cm đẩy lồi vào buồng tử cung, không gây rong kinh.
Ngày khám: 23/03/2024
Kết quả siêu âm thai:
- Thai 10 tuần 2 ngày, phát triển tốt trong buồng tử cung
- Phần phụ thai (ối, bánh rau) không phát hiện bất thường
- Khối nhân xơ kích thước 3x4cm đẩy lồi vào buồng tử cung
2. Kế hoạch điều trị u xơ tử cung khi mang thai
Hiện tại, tình trạng của bệnh nhân gặp phải là u xơ tử cung khi mang thai, việc điều trị sẽ cần phải quan tâm rất nhiều đến sức khoẻ của thai nhi cũng như tốc độ tăng trưởng của u xơ.
Với bệnh nhân trên, hiện tại đang trong 3 tháng đầu của thai kỳ, đây là thời điểm bào thai vô cùng dễ tổn thương và có khả năng gặp biến chứng nếu có những tác động từ môi trường bên ngoài. Kế hoạch xử lý u xơ tử cung khi mang thai cho bệnh nhân như sau:
- Điều trị giữ thai bằng liệu pháp nội tiết ít nhất trong 3 tháng đầu
- Thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi quá trình phát triển thai và tốc độ tăng trưởng của khối u xơ. Nếu trong quá trình theo dõi, mẹ bầu có các biểu hiện bất thường như: đau bụng, ra máu, ra dịch âm đạo bất thường,… thì cần đến khám lại ngay để bác sĩ có thể kịp thời nắm bắt được tình hình
- Tuân theo lời dặn của bác sĩ về chế độ ăn, sinh hoạt và tập luyện.
U xơ tử cung khi mang thai không phải là một tình trạng hiếm gặp, vì thế việc trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết là vô cùng quan trọng để có thể sẵn sàng đối phó khi không may gặp phải. Việc tuân thủ điều trị sẽ giữ vai trò quyết định rất nhiều đến sức khoẻ của mẹ cũng như của thai nhi.
Khi không may mẹ bầu gặp phải tình trạng này, việc tìm được bác sĩ có tay nghề cao và phòng khám uy tín hết sức quan trọng. Việc lựa chọn địa chỉ điều trị không những giúp chị em an tâm điều trị mà có thể rút ngắn được tối đa thời gian và chi phí. Không những thế, việc điều trị đúng và đủ cũng giúp cho mẹ và thai nhi được đảm bảo an toàn và khỏe mạnh.
3. Những điều cần lưu ý bị u xơ tử cung khi mang thai
3.1. Phân tích ca bệnh
Nếu trong quá trình mang thai, u xơ tử cung không tăng về kích thước, sau 3 tháng đầu sản phụ không có dấu hiệu bất thường có thể xem xét cắt thuốc trợ thai để theo dõi thêm. Có nhiều mẹ lo lắng khi tử cung có u xơ sẽ tăng nguy cơ gây dị tật cho thai nhi vì thế nhiều mẹ không dám sinh con hoặc lỡ có thai thì muốn bỏ để tránh trường hợp xấu xảy ra.
Vậy điều các mẹ lo lắng có đúng không và nếu không đúng thì nỗi sợ ở đây là gì, hãy cùng bác sĩ tìm hiểu xem u xơ tử cung tác động lên thai kỳ:
- 3 tháng đầu
Đây là thời điểm mà u xơ tử cung khi mang thai có khả năng phát triển mạnh mẽ nhất. Để trả lời cho lý do vì sao thì nguyên nhân là vì khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có sự thay đổi về nội tiết tố, đặc biệt là việc tăng sản xuất estrogen. Chính hormon estrogen lại là thứ thúc đẩy cho u xơ tăng phát triển. Đó là nguyên nhân vì sao trong 3 tháng đầu, kích thước của u xơ rất dễ phát triển to ra.
- 3 tháng giữa
Nếu mẹ bầu bị u xơ tử cung khi mang thai tại thời điểm này, một số triệu chứng có thể xảy ra như: đau bụng, chảy máu âm đạo bất thường,… Đây là những dấu hiệu không tốt, cho thấy đang có thể có tình trạng dọa sảy thai, thậm chí nguy hiểm hơn có thể là sảy thai. Khi khối u có kích thướng càng lớn và số lượng càng nhiều thì nguy cơ sảy thai lại càng tăng cao.
- 3 tháng cuối
Thời điểm này là thời điểm thai nhi cần phát triển rất nhiều, vì thế kích thước của tử cung cũng sẽ tăng thể tích để đáp ứng. Tuy nhiên, thời điểm này các khối u có thể gây ra hiện tượng chèn ép dẫn đến đau bụng cơn và có nguy cơ sảy thai rất cao.
Bên cạnh đó, việc thai lớn lên khiến kích thường mạch máu giảm đi có thể khiến cho u xơ bị hoại tử gây đau bụng và sẩy thai. Bên cạnh đó, u xơ tử cung khi mang thai có thể gây mất máu nhiều dẫn đến tình trạng thai chậm phát triển.
Ngoài ra, với những tình trạng có u xơ tử cung khi chuyển dạ, bác sĩ thường sẽ có chỉ định sinh mổ. Việc có u xơ tử cung khi mang thai có thể khiến cổ tử cung không mở dẫn đến ngôi thai không lọt, làm chậm quá trình sinh nở. Bên cạnh đó, khi có u xơ tử cung, ngôi thai thường sẽ là ngôi ngược, vì thế bác sĩ cũng sẽ chỉ định mổ lấy thai để an toàn cho cả mẹ và bé.
Việc có u xơ tử cung khi mang thai có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng thai nhi và sức khoẻ của mẹ. Tuy nhiên, hiện nay với sự hỗ trợ của khoa học, việc sinh con khi có u xơ tử cung là điều hoàn toàn có thể thực hiện. Tuỳ vào tình trạng u xơ, sức khoẻ của mẹ và thai nhi, bác sĩ sẽ có những chỉ định và hướng xử trí thích hợp để đảm bảo an toàn nhất.
3.2. Lời dặn từ bác sĩ
Việc phát hiện các vấn đề về phụ khoa trước khi mang thai là rất quan trọng. Khi được chẩn đoán mắc u xơ tử cung khi mang thai, mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ đúng cách. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai đều đặn để bác sĩ có thể theo dõi sát sao tình trạng sức khoẻ cũng như có những biện pháp can thiệp kịp thời.
Tóm lại, u xơ tử cung khi mang thai có thể khiến mẹ bầu gặp một số khó khăn trong quá trình thai kỳ của mình. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp hiếm xảy ra. Vì thế chị em cần trang bị đầy đủ kiến thức để luôn sẵn sàng nếu không may gặp phải. Bên cạnh đó, việc thăm khám định kỳ là vô cùng quan trọng để có thể tầm soát được các nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa.
Hy vọng bài viết vừa rồi cho chị em một góc nhìn toàn diện về vấn đề u xơ tử cung khi mang thai. Nếu chị em có bất cứ thắc mắc gì hay đang gặp phải tình trạng tương tự, hãy liên hệ ngay tại đây để được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tư vấn và thăm khám trực tiếp nhé.