2 loại xét nghiệm ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung là phương pháp tầm soát sớm ung thư cổ tử cung phổ biến. Tìm hiểu 2 loại xét nghiệm thường dùng qua bài sau.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung là một trong những xét nghiệm quan trọng để tầm soát ung thư cổ tử cung. Vậy các loại xét nghiệm thường dùng là gì? Làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung có cần lưu ý gì không?

1. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung quan trọng như thế nào?

Theo thống kê của tổ chức GLOBOCAN năm 2018, Việt Nam ghi nhận khoảng 4.200 ca mắc mới ung thư cổ tử cung mỗi năm và hơn 2.400 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ chữa khỏi ung thư cổ tử cung rất cao. Ngược lại, việc phát hiện muộn sẽ gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị, làm giảm chất lượng sống và tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Thông thường, quá trình chuyển biến từ tế bào cổ tử cung bình thường sang tế bào ung thư mất khoảng 5-10 năm. Vì vậy, việc phát hiện sớm bệnh lý này ở giai đoạn các tế bào còn đang khu trú ở cổ tử cung là vô cùng quan trọng.

 2. Thời điểm tầm soát ung thư cổ tử cung

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 21 tuổi trở lên nên thực hiện xét nghiệm cảnh báo ung thư cổ tử cung định kỳ. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường dưới đây, chị em cần đi khám sớm, không nên chờ đến lịch tầm soát định kỳ:

  • Xuất huyết âm đạo.
  • Khí hư có màu lạ.
  • Rong kinh.
  • Đau bụng dưới.
  • Tiểu nhiều.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

Những triệu chứng trên có thể là biểu hiện sớm của ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh phụ khoa khác. Vì vậy, tốt nhất chị em nên đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng sống.

Khi xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm, chị em cần được tầm soát sớm hơn kế hoạch
Khi xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm, chị em cần được tầm soát sớm hơn kế hoạch

3.  Xét nghiệm ung thư cổ tử cung thường được chỉ định

3.1. Phết tế bào cổ tử cung 

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung bao gồm 2 xét nghiệm là:

  • Xét nghiệm Pap smear.
  • Xét nghiệm Thinprep Pap.

Xét nghiệm Pap smear là phương pháp lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung để tìm những tế bào bất thường. Xét nghiệm này giúp phát hiện ung thư từ rất sớm, trước khi các khối u hình thành và lây lan.

Lấy mẫu xét nghiệm chỉ mất vài phút và không gây đau. Người bệnh có thể cảm thấy hơi khó chịu hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo sau khi lấy mẫu. Nếu tình trạng chảy máu kéo dài, chị em cần thông báo ngay với bác sĩ.

Thinprep Pap là phương pháp cải tiến từ xét nghiệm Pap smear. Sau khi lấy mẫu tế bào cổ tử cung, bác sĩ sẽ cho tế bào vào dung dịch bảo quản đặc biệt trong lọ Thinprep để rửa sạch tế bào. Sau đó, mẫu xét nghiệm sẽ được phân tích tự động bằng máy, giúp phết tế bào lên lam kính một cách chính xác và đồng đều hơn so với phương pháp Pap smear truyền thống.

3.2. Xét nghiệm HPV DNA

Xét nghiệm HPV DNA sử dụng thiết bị hiện đại nhằm mục đích tách chiết DNA tự động để tìm virus HPV – tác nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Mặc dù nhiễm HPV không đồng nghĩa với mắc bệnh nhưng việc phát hiện sớm virus này giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ mắc bệnh và đưa ra biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

3.3. Thời điểm tầm soát ung thư cổ tử cung

Chị em mỗi độ tuổi sẽ thực hiện các xét nghiệm tầm soát khác nhau như:

TuổiXét nghiệm cần thực hiện
Dưới 21 tuổiTiêm phòng HPV
21-29 tuổiHPV DNA

  • (+) type 16/18: soi và sinh thiết cổ tử cung
  • (+) type khác: xét nghiệm PAP
30-65 tuổiPAP: 3 năm/lần

HPV DNA + PAP: 5 năm/lần

Trên 65 tuổi
  • Ngừng tầm soát nếu không có bất thường
  • Kết quả tổn thương nội biểu mô độ 2 cần thực hiện xét nghiệm theo khuyến cáo ít nhất 20 năm

4. Lưu ý khi làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất, chị em cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không sử dụng thuốc bôi trơn âm đạo hay thụt rửa âm đạo trước khi xét nghiệm.
  • Tránh xét nghiệm trong những ngày hành kinh, chị em nên thực hiện sau khi kết thúc kinh nguyệt 3-7 ngày.
  • Trong 24h trước khi xét nghiệm, chị em không được quan hệ tình dục.
  • Thông báo với bác sĩ nếu đang điều trị bệnh phụ khoa hoặc sử dụng thuốc đặt âm đạo.
Chị em nên thông báo với bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc đặt phụ khoa
Chị em nên thông báo với bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc đặt phụ khoa

5. Tầm soát ung thư cổ tử cung tại phòng khám của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan

Tại phòng khám của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, người bệnh sẽ được khám lâm sàng bộ phận sinh dục ngoài, khám bộ phận sinh dục bên trong như âm đạo hay cổ tử cung bằng dụng cụ chuyên dụng.Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Thinprep pap test và HPV luôn. Việc làm này vừa giúp sàng lọc nhanh vừa giúp người bệnh không mất 2 lần thăm khám.

6. Lời khuyên của bác sĩ

Kết quả tầm soát bất thường không có nghĩa là bạn bị ung thư. Để xác định rõ tình trạng ung thư cổ tử cung, người bệnh cần phải được làm những xét nghiệm chuyên sâu hơn.

Bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm để khẳng định có ung thư hiện diện hay không. Một số trường hợp chị em cần thực hiện soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung để chẩn đoán chính xác. 

Nếu các xét nghiệm này cho thấy bị ung thư, người bệnh sẽ được điều trị phù hợp với giai đoạn cũng như thể trạng. Sau khi điều trị, chị em vẫn cần điều trị và tiếp tục tầm soát theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các xét nghiệm ung thư cổ tử cung thường được dùng hiện nay. Nếu có nhu cầu thăm khám các bệnh phụ khoa hay là phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, bạn có thể đặt khám với bác sĩ tại đây để được tư vấn nhé!

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, chị em phụ nữ có thể vào group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI để được bác sĩ giải đáp và nhận lời khuyên từ những người gặp trường hợp tương tự với mình nhé.

Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Hiểu rõ về ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là giai đoạn ung thư đã lan rộng. Cùng tìm hiểu triệu chứng và cách chăm sóc giảm nhẹ để cải thiện cuộc sống cho bệnh nhân.

Thông tin kiến thức
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3: Triệu chứng & sự tiến triển

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 là khi khối u lan rộng ra ngoài cổ tử cung. Bài viết cung cấp triệu chứng, phân loại, chẩn đoán và cách điều trị căn bệnh này.

Thông tin kiến thức
Ung thư cổ tử cung có di truyền không?

Ung thư cổ tử cung có di truyền không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư cổ tử cung trong bài viết dưới đây.

Thông tin kiến thức
Ung thư cổ tử cung có quan hệ được không?

Ung thư cổ tử cung có quan hệ được không? Việc điều trị ung thư cổ tử cung có ảnh hưởng gì đến việc quan hệ không? Hãy đọc bài viết sau để tìm lời giải đáp.

All in one
Liên hệ