Với cách đặt thuốc âm đạo trực tiếp, phương pháp viên đặt phụ khoa mang lại hiệu quả tốt hơn so với thuốc uống. Vậy có các loại thuốc đặt phụ khoa nào? Cách đặt thuốc phụ khoa ra sao để phát huy tối đa tác dụng? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Viên đặt phụ khoa là gì?
Viên đặt phụ khoa hay viên đặt âm đạo (Vagina Suppositories) là một dạng bào chế thuốc có hình bầu dục, được đưa vào âm đạo của phụ nữ bằng tay hoặc dụng cụ chuyên dụng. Khi vào trong âm đạo, viên thuốc sẽ tan ra và phát huy tác dụng. Do được hấp thu trực tiếp, viên đặt phụ khoa sẽ tác động nhanh và mạnh hơn so với thuốc uống.
Theo các chuyên gia y tế, viên đặt phụ khoa thường được chỉ định để điều trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung…
Với các trường hợp viêm nhiễm nhẹ, chỉ cần sử dụng thuốc đặt âm đạo là đủ. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ cần áp dụng phác đồ điều trị chi tiết, từ đó xử lý bệnh triệt để.
2. Các loại thuốc đặt phụ khoa phổ biến
Hiện nay, viên đặt phụ khoa có rất nhiều loại với thành phần khác nhau. Chị em nên thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để tìm ra chính xác tác nhân gây bệnh và lựa chọn đúng loại thuốc.
2.1. Thuốc đặt chứa một kháng sinh
Thuốc đặt loại này có hoạt chất chuyên điều trị một tác nhân gây bệnh cụ thể. Với tính chất ngăn ngừa một tác nhân gây bệnh cụ thể, thuốc đặt chứa một kháng sinh không gây hại đến các lợi khuẩn khác ở môi trường âm đạo.
2.2. Thuốc đặt chứa nhiều kháng sinh
Khác với thuốc đặt chứa một kháng sinh, đây là loại thuốc đặt phụ khoa chứa nhiều kháng sinh có thể tiêu diệt cùng lúc nhiều tác nhân gây bệnh. Do đó, thuốc này thích hợp trong điều trị viêm âm đạo do nhiều loại vi khuẩn hoặc viêm âm đạo không điển hình.
Tuy nhiên, vì tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn một lúc, loại thuốc này có thể phá vỡ sự cân bằng môi trường âm đạo, ảnh hưởng đến lợi khuẩn, từ đó dẫn đến các bệnh lý khác.
2.3. Thuốc đặt chứa hormone estrogen
Thuốc đặt chứa hormone estrogen phù hợp với những chị em bị thiếu hụt hormone nữ như trong thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh, đang cho con bú, mang thai…
Estrogen có vai trò giữ cho niêm mạc âm đạo có độ dày, độ mềm mại vừa đủ, tiết dịch âm đạo bôi trơn để thuận tiện cho việc quan hệ tình dục. Thiếu hụt estrogen dẫn đến giao hợp trở nên khó khăn hơn, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ. Sử dụng thuốc đặt âm đạo có estrogen sẽ cải thiện được vấn đề này.
2.4. Thuốc đặt chứa lợi khuẩn âm đạo
Lợi khuẩn âm đạo chủ yếu là vi khuẩn Lactobacillus. Loại vi khuẩn này có khả năng sinh Axit Lactic, duy trì sự cân bằng vi khuẩn trong môi trường axit ở âm đạo, bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh đến từ môi trường bên ngoài.
Thông thường, viên đặt phụ khoa mất khoảng 3-7 ngày để loại bỏ triệu chứng viêm nhiễm. Với các trường hợp viêm nhiễm nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc trong 14 ngày.
Tuy nhiên không nên kéo dài hơn vì có thể gây nhờn thuốc hoặc khiến lợi khuẩn trong môi trường âm đạo bị tiêu diệt, dẫn đến viêm nhiễm nặng hơn. Nếu sử dụng thuốc đặt âm đạo không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác thích hợp hơn.
3. Khi nào nên sử dụng viên đặt phụ khoa?
Thuốc đặt phụ khoa có nhiều ưu điểm trong điều trị các bệnh phụ khoa, đặc biệt là các trường hợp:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn: Thường được sử dụng kết hợp với kháng sinh như Clindamycin hoặc Metronidazol để tăng hiệu quả điều trị. Theo khuyến cáo, liệu trình điều trị có thể kéo dài đến 2 tuần.
- Viêm âm đạo do nấm: Trong trường hợp nhiễm trùng nấm âm đạo tái phát, thuốc đặt phụ khoa thường được kê đơn. Đây là phương pháp hiệu quả khi viêm âm đạo do nấm không kiểm soát được hoặc tái phát liên tục dù đã sử dụng các biện pháp phòng ngừa hoặc thuốc uống.
- Nhiễm Trichomonas: Mặc dù nhiễm Trichomonas thường được điều trị bằng một liều kháng sinh như Metronidazole hoặc Tinidazole. Tuy nhiên, tình trạng kháng thuốc có thể là một vấn đề cản trở quá trình điều trị. Trong những trường hợp kháng thuốc, thuốc đặt phụ khoa có thể mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.
4. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc đặt viêm phụ khoa
Khi sử dụng thuốc đặt viêm phụ khoa, chị em có thể gặp một số tác dụng phụ như:
- Đau bụng dưới: Triệu chứng thường gặp sau khi đặt thuốc âm đạo. Một số trường hợp chỉ cảm thấy đau nhẹ vùng bụng hoặc nóng rát ở vùng kín. Nếu triệu chứng xảy ra ở mức độ nhẹ và không kéo dài, chị em vẫn có thể tiếp tục dùng thuốc.
- Dịch tiết âm đạo có màu sắc lạ: Dịch âm đạo có màu vàng, hồng hoặc đỏ sau khi đặt thuốc khá phổ biến. Nếu dịch có màu khác lạ so với bình thường nhưng không gây ra các triệu chứng khó chịu, chị em không cần quá lo lắng.
- Chảy máu âm đạo: Chảy máu sau khi sử dụng các loại thuốc đặt phụ khoa có thể là dấu hiệu của những tổn thương bên trong âm đạo nghiêm trọng hơn so với viêm nhiễm thông thường. Chị em cần thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Theo thực tế, nhiều chị em đang lạm dụng viên đặt phụ khoa một cách tùy tiện. Thay vì đến các địa chỉ đặt thuốc âm đạo tin cậy để thăm khám, xác định nguyên nhân và mức độ bệnh, nhiều chị em chọn cách tự điều trị bằng thông tin trên mạng.
Điều này hết sức nguy hiểm, có thể khiến tình trạng viêm nhiễm vùng kín trở nên trầm trọng hơn, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và chất lượng sống của chính người phụ nữ.
5. Hướng dẫn sử dụng thuốc đặt phụ khoa đúng cách
Dưới đây là hướng dẫn cách đặt viên thuốc phụ khoa bằng tay hoặc dụng cụ bơm chuyên dụng mà chị em có thể tự thực hiện:
5.1. Chuẩn bị
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và vệ sinh vùng âm đạo bằng nước ấm cùng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, sau đó lau khô bằng khăn sạch.
- Lấy viên thuốc ra khỏi bao bì.
- Cầm viên thuốc hoặc đặt viên thuốc vào âm đạo
5.2. Đặt thuốc
- Chọn tư thế thoải mái, tạo cho âm đạo có độ mở nhất định để đưa viên đặt phụ khoa vào dễ dàng hơn. Chị em có thể nằm ngửa hoặc đứng cong đầu gối, hai chân dang rộng bằng vai.
- Nhẹ nhàng đưa dụng cụ bôi vào âm đạo, nhấn pít-tông của dụng cụ hết mức để đẩy thuốc vào sâu âm đạo. Sau đó, chị em rút dụng cụ ra ngoài.
- Nếu đặt thuốc phụ khoa bằng tay, hãy dùng ngón tay của bàn tay không thuận tách môi bé sang hai bên. Chị em dùng ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay thuận để đưa thuốc vào âm đạo, sau đó dùng một ngón tay đẩy thuốc đi sâu vào bên trong rồi rút ngón tay ra ngoài.
5.3. Kết thúc
- Chị em nằm nghiêng trong khoảng thời gian 10-15 phút để thuốc ổn định.
- Làm sạch dụng cụ bơm thuốc nếu có thể tái sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì. Nếu không thể tái sử dụng, chị em hãy vứt bỏ vào sọt rác.
- Rửa tay sạch bằng nước ấm và xà phòng.
6. Một số lưu ý khi đặt thuốc viêm âm đạo
Để việc sử dụng viên đặt phụ khoa đạt hiệu quả tối ưu, chị em cần lưu ý những điểm sau:
- Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng.
- Thời điểm tốt nhất để đặt thuốc phụ khoa là trước khi đi ngủ để giữ thuốc ổn định, hạn chế hiện tượng thuốc rơi ra ngoài. Có thể đeo băng vệ sinh để bảo vệ quần áo, ga giường.
- Bảo quản viên thuốc ở ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi thoáng mát để tránh bị tan chảy trước khi sử dụng. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản được in trên bao bì.
- Không đặt thuốc phụ khoa khi đang trong kỳ kinh nguyệt vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Nếu mới đặt thuốc mà đến kỳ kinh, bạn nên sử dụng băng vệ sinh thay vì tampon bởi tampon có thể hấp thụ một số loại thuốc.
- Kiêng quan hệ tình dục trong quá trình đặt thuốc âm đạo để thuốc phát huy tối đa tác dụng, tránh tình trạng lây nhiễm khiến bệnh kéo dài.
- Theo dõi sát sao tình trạng cơ thể sau khi đặt thuốc. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy thông báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn đổi loại thuốc đặt hoặc thay đổi phương pháp điều trị phù hợp hơn.
7. Một số sai lầm về cách đặt thuốc phụ khoa phổ biến hiện nay
Theo ghi nhận của các bác sĩ phụ sản, có không ít chị em mắc phải các sai lầm sau đây khi sử dụng các loại thuốc đặt phụ khoa:
- Tự ý mua và sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ: Đây là hành vi khá phổ biến khi chị em tự ý dùng loại thuốc chưa rõ nguồn gốc, dùng thuốc theo lời giới thiệu của người khác mà chưa đi thăm khám.
- Đặt thuốc trong cả chu kỳ kinh nguyệt: Do lo sợ gián đoạn liệu trình điều trị, nhiều chị em vẫn đặt thuốc phụ khoa khi tới kỳ kinh. Tuy nhiên điều này không những không giúp điều trị, mà còn tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào sâu bên trong, gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn.
- Duy trì đặt thuốc âm đạo quá lâu: Thời gian đặt thuốc tốt nhất là từ 7-10 ngày, không nên kéo dài quá 14 ngày vì có thể gây nhờn thuốc, kháng thuốc, thậm chí loạn khuẩn đường sinh dục.
- Vẫn quan hệ tình dục khi đang đặt thuốc: Việc giao hợp trong quá trình sử dụng thuốc đặt phụ khoa làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc âm đạo, khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn.
8. Các tiêu chí chọn địa điểm đặt thuốc âm đạo
Việc lựa chọn địa điểm đặt thuốc âm đạo uy tín và đảm bảo chất lượng là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hiệu quả điều trị của chị em phụ nữ. Dưới đây là những tiêu chí mà chị em có thể cân nhắc khi chọn địa điểm đặt thuốc âm đạo:
- Cơ sở y tế được cấp phép hoạt động: Địa điểm phải là bệnh viện, phòng khám đã được Sở Y tế hoặc Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng dịch vụ y tế.
- Cơ sở vật chất hiện đại: Phòng khám hoặc bệnh viện cần có cơ sở vật chất rộng rãi, hiện đại, đảm bảo môi trường sạch sẽ, tiện nghi cho việc khám và điều trị.
- Đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm: Đội ngũ y bác sĩ phải chuyên nghiệp, tận tâm và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa.
- Dịch vụ y tế chất lượng cao: Dịch vụ y tế cần được cung cấp với chất lượng cao, từ quy trình thăm khám nhanh chóng, đến phong cách phục vụ chu đáo. Bác sĩ cần chẩn đoán đúng bệnh và điều trị hiệu quả, không gây những lo lắng không cần thiết cho bệnh nhân.
- Chi phí khám chữa bệnh: Chi phí khám chữa bệnh cần được thông báo rõ ràng, minh bạch và hợp lý, giúp bệnh nhân có thể yên tâm về mặt tài chính khi sử dụng dịch vụ y tế.
Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên, phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa là một lựa chọn uy tín cho chị em phụ nữ có nhu cầu đặt thuốc âm đạo. Phòng khám quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, có hơn 40 năm hoạt động trong chuyên ngành sản phụ khoa là BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, BSCKII Lê Thị Quyên và BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thuỷ.
9. Bác sĩ đặt thuốc phụ khoa là ai?
Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa ở 26 Ngõ 30 Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Hà Nội là một địa chỉ đặt thuốc âm đạo uy tín cho các chị em phụ nữ. Phòng khám đã có hơn 20 năm hoạt động, quy tụ đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế có chuyên môn cao cùng trang thiết bị hiện đại.
Tại Phòng khám, chị em sẽ được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa:
- BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương: BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh lý sản phụ khoa, là người đi đầu trong nghiên cứu và áp dụng các phương pháp nội khoa trong điều trị thai ngoài tử cung.
- BSCKII Lê Thị Quyên – Nguyên phó khoa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương: BSCKII Lê Thị Quyên có chuyên môn sâu trong điều trị nhiều trường hợp phức tạp như sảy thai ở những phụ nữ có tiền sử thai lưu, sảy thai hoặc đẻ non. Ngoài ra, bác sĩ còn có kinh nghiệm trong điều trị vô sinh, giúp nhiều cặp vợ chồng đạt được ước mơ có con.
- BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương: BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy có chuyên môn sâu trong việc khám và điều trị hiếm muộn, các bệnh liên quan nội tiết và sinh sản như: rối loạn kinh nguyệt, rong kinh rong huyết, sảy thai, thai chết lưu,..
Khi đến đặt thuốc âm đạo tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa, chị em sẽ được các bác sĩ tư vấn chi tiết trước khi thực hiện. Quá trình đặt thuốc âm đạo của chị em được tiến hành bởi các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra, phòng khám luôn niêm yết giá dịch vụ rõ ràng, công khai trên website và bảng giá tại phòng khám, giúp chị em yên tâm khi lựa chọn thăm khám.
Nếu có nhu cầu đặt thuốc âm đạo hoặc có bất kỳ dấu hiệu phụ khoa bất thường, chị em hãy nhanh chóng đặt lịch thăm khám tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được đội ngũ bác sĩ chuyên môn hỗ trợ và tư vấn kịp thời!
Liên hệ - đặt lịch