7 tác hại của đặt vòng tránh thai chị em cần cân nhắc

7 tác hại của đặt vòng tránh thai chị em cần cân nhắc

ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt vòng tránh thai là phương pháp hiệu quả nhưng còn nhiều tác hại tiềm ẩn. Bài viết liệt kê 7 tác hại của đặt vòng tránh thai và cách hạn chế tác dụng phụ.

Đặt vòng tránh thai là biện pháp tránh thai phổ biến và hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp vẫn còn một số tác dụng phụ. Để hạn chế tác hại của đặt vòng tránh thai, chị em hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết ngay sau đây nhé!

1. Giới thiệu về phương pháp đặt vòng ngừa thai

1.1. Biện pháp đặt vòng tránh thai là gì?

Đặt vòng tránh thai là một biện pháp ngừa thai phổ biến được nhiều chị em lựa chọn. Vòng tránh thai được làm từ nhựa hoặc dây đồng, có hai loại chính là vòng đơn thuần và vòng nội tiết có chứa hormone. 

Các loại vòng tránh thai đều hoạt động trên cơ chế ngăn cản tinh trùng gặp trứng, dẫn đến sự thụ thai. Vòng tránh thai có hiệu quả cao (tới 99%) và có thể có tác dụng trong thời gian dài ( 5 năm).

Vòng tránh thai có dây đồng sẽ ngăn không cho tinh trùng xâm nhập vào tử cung và kết hợp với trứng. Trong khi đó, vòng nội tiết sẽ giải phóng hormone progesterone, làm cho chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại, từ đó ngăn cản tinh trùng.  

1.2. Đặt vòng tránh thai có đau không?

Bên cạnh thắc mắc về tác hại của đặt vòng tránh thai, mức độ đau khi đặt vòng ngừa thai cũng được nhiều chị em cân nhắc. Phần lớn chị em đều cho rằng việc đặt vòng diễn ra khá nhẹ nhàng và không quá đau đớn. 

Sau khi thăm khám ban đầu, bác sĩ sẽ đo kích thước tử cung và dùng dụng cụ y tế chuyên dụng để đặt vòng vào sâu bên trong tử cung. Quá trình này thường diễn ra nhanh chóng, trong khoảng 15 phút. Chị em có thể về nhà ngay sau đó nhưng vẫn cần tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đặt vòng tránh thai có đau không?
Đặt vòng tránh thai có đau không?

1.3. So sánh các phương pháp tránh thai 

Dưới đây là bảng so sánh các phương pháp tránh thai phổ biến:

Phương pháp Tỷ lệ thất bại  Tỷ lệ thất bại khi sử dụng thông thường Tỷ lệ tiếp tục dùng sau 1 năm Yêu cầu Tác dụng phụ
Thuốc tránh thai dạng uống (OC) 0.30% 9% 67% Uống thuốc mỗi ngày Phình bụng, đau tức ngực, buồn nôn, nhức đầu; tăng nguy cơ huyết khối
Miếng dán tránh thai (estrogen và progestin) 0.30% 9% 67% Thay miếng dán mỗi tuần Tương tự thuốc tránh thai OC; kích ứng da
Vòng tránh thai âm đạo (estrogen và progestin) 0.30% 9% 67% Đặt và tháo vòng mỗi tháng Tương tự thuốc tránh thai OC
Tiêm tránh thai progestin 0.20% 6% 56% Tiêm 3 tháng/lần Chảy máu không đều, tăng cân, nhức đầu, thay đổi tâm trạng
Cấy tránh thai progestin 0.05% 0.05% 84% Cấy mỗi 3 năm Chảy máu không đều, tăng cân, nhức đầu, thay đổi tâm trạng

2. Ai nên và không nên đặt vòng? 

Đặt vòng tránh thai có tốt không và ai nên đặt vòng? Vòng tránh thai (DCTC) là một lựa chọn tối ưu cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, mong muốn một biện pháp tránh thai tạm thời, dài hạn, hiệu quả cao và không gặp phải các vấn đề chống chỉ định. Vòng tránh thai cũng có thể được sử dụng như một phương pháp tránh thai khẩn cấp trong trường hợp sử dụng DCTC tránh thai dây đồng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để đặt vòng. Một số trường hợp chống chỉ định tuyệt đối với việc đặt vòng bao gồm: 

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.
  • Phụ nữ bị nhiễm khuẩn hậu sản hoặc sau sảy thai, chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.
  • Mắc bệnh về tử cung như: Ung thư cổ tử cung, niêm mạc tử cung, u xơ tử cung hoặc ung thư vú (đối với DCTC giải phóng levonorgestrel)
  • Một số bệnh viêm nhiễm khác như: Viêm nhiễm vùng chậu, viêm mủ cổ tử cung, nhiễm Chlamydia, lậu cầu hoặc lao vùng chậu.

Ngoài ra, nếu tình trạng của chị em thuộc các trường hợp dưới đây thì có thể cân nhắc và xem xét đặt vòng nếu các biện pháp khác không phù hợp, cụ thể như: 

  • Phụ nữ trong vòng 4 tuần sau sinh.
  • Mắc bệnh lupus ban đỏ.
  • Có nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Mắc bệnh AIDS không ổn định.
  • Một số trường hợp khác như thuyên tắc mạch, thiếu máu cơ tim, đau nửa đầu nặng, xơ gan mất bù, u gan (chỉ với DCTC giải phóng levonorgestrel).

3. Các tác dụng phụ thường gặp 

Sau khi đặt vòng, chị em có thể gặp một số tác hại của đặt vòng tránh thai như: 

3.1. Chuột rút sau khi đặt vòng

Chuột rút là một tác dụng phụ của đặt vòng, thường xảy ra sau khi thực hiện quá trình này. Nguyên nhân là do trong và sau quá trình đặt vòng, cổ tử cung phải giãn nở để vòng có thể đi qua. Cơn đau có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người nhưng thường sẽ hết sau vài ngày. Theo nghiên cứu, phụ nữ dùng vòng đơn thuần có dây đồng dễ bị chuột rút hơn so với vòng nội tiết.

3.2. Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn 

Đây là một triệu chứng rất hay gặp ở chị em đặt vòng tránh thai. Tùy cơ địa, mỗi người sẽ có biểu hiện khác nhau như rong kinh kéo dài, chu kỳ kinh thay đổi, tắt kinh, hoặc kinh ra nhiều. Tuy nhiên, tình trạng này thường ổn định sau 3-6 tháng đặt vòng.

Phụ nữ dùng vòng nội tiết dễ bị rối loạn kinh nguyệt hơn so với vòng đơn thuần. Chị em nên để ý chu kỳ kinh của mình sau khi đặt vòng và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện.

3.3. Chảy máu âm đạo bất thường

Chảy máu âm đạo là một trong những tác hại của đặt vòng tránh thai khá phổ biến. Máu âm đạo có thể ra từng đốm nhỏ màu nâu nhạt. Tình trạng này thường thuyên giảm và hết sau 3-6 tháng khi cơ thể đã ổn định. Nếu triệu chứng kéo dài mà không cải thiện, chị em nên đi khám để được tư vấn điều trị.

Chảy máu âm đạo là một trong những tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai
Chảy máu âm đạo là một trong những tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai

3.4. Viêm nhiễm 

Viêm nhiễm âm đạo và bộ phận sinh dục là một tác dụng phụ thường gặp khác khi đặt vòng. Các triệu chứng viêm nhiễm từ nhẹ đến nặng bao gồm đau bụng dưới, đau âm đạo, sốt, khí hư có mùi hôi và màu bất thường. Chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị bằng thuốc phù hợp.

3.5. Thủng hoặc rách tử cung

Mặc dù không phổ biến nhưng đây cũng là một trong các tác hại của đặt vòng tránh thai mà chị em cần lưu ý. Thủng hoặc rách tử cung có thể xảy ra do quá trình đặt vòng không đúng cách, vòng bị lệch vị trí hoặc di chuyển chỗ khác. Nếu gặp tình trạng này, chị em cần đi khám để bác sĩ xử lý hoặc tháo vòng nếu cần.

3.6. Vòng tránh thai bị rơi 

Một số trường hợp vòng tránh thai có thể bị rơi ra khỏi tử cung, đặc biệt trong 3 tháng đầu sau khi đặt vòng. Nguyên nhân có thể do đặt vòng quá sớm sau sinh, chưa từng mang thai, hoặc có dị tật ở cổ tử cung. Chị em nên thường xuyên tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng và vị trí của vòng. Chị em cũng có thể tự kiểm tra tại nhà bằng cách đưa tay vào âm đạo và tìm sợi dây của vòng tránh thai.

3.7. Mang thai ngoài ý muốn khi đang đặt vòng

Mặc dù đặt vòng tránh thai có hiệu quả cao (tới 99%) nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ (0.2% – 0.8%) phụ nữ có thể mang thai khi đang sử dụng biện pháp này. Nếu mang thai khi đang đặt vòng, chị em cần lưu ý khả năng mang thai ngoài tử cung. Lúc này, điều cần làm là tới khám tại cơ sở y tế, phòng khám uy tín để được chẩn đoán chính xác.

4. Làm thế nào để hạn chế các tác hại của đặt vòng tránh thai?

Để đảm bảo hiệu quả tránh thai cao và giảm thiểu tối đa các tác hại của đặt vòng tránh thai, chị em nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín cùng bác sĩ có chuyên môn. Trước khi tiến hành thủ thuật, chị em cần được thăm khám kỹ lưỡng để loại trừ các trường hợp viêm nhiễm phụ khoa và các vấn đề sức khỏe khác.

Sau khi đặt vòng, chị em cần chú ý nghỉ ngơi và tránh các hoạt động mạnh để giảm nguy cơ chuột rút và vòng bị tuột. Trong 48 giờ đầu, không nên tác động vào vùng âm đạo như bơi lội, tắm bồn hay dùng tampon để tránh tình trạng nhiễm trùng. Đồng thời, chị em nên tái khám sau 4-6 tuần để kiểm tra vị trí vòng cũng như đảm bảo vòng vẫn hoạt động hiệu quả.

Nếu đang cân nhắc đặt vòng tránh thai hoặc lo ngại về tác hại của đặt vòng tránh thai, chị em đừng ngần ngại đặt câu hỏi và chia sẻ với bác sĩ để có trải nghiệm đặt vòng an toàn và hiệu quả. Đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản phụ khoa ngay hôm nay để được tư vấn và lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp nhất. Nếu chị em có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham gia Facebook Group “HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI” để được giải đáp nhanh nhất.

Để lại bình luận của bạn

ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Thứ 2 – Chủ nhật
    • Từ 7:30 – 20:30

    Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Điều trị phụ khoa22

    Điều trị phụ khoa

    Theo dõi thai sản22

    Theo dõi thai sản

    Hỗ trợ sinh sản22

    Hỗ trợ sinh sản

    điều trị phụ khoa222

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ xuất trong có tránh thai hàng ngày của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/6/2024.
    Câu hỏi về vấn đề kinh nguyệt chỉ ra khi vận động buổi sáng của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/6/2024.
    Câu hỏi về vấn đề tránh thai khẩn cấp bị ra máu của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/6/2024.
    Câu hỏi về vấn đề bị khí hư xanh, mùi hôi của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/6/2024.