Vòng tránh thai là biện pháp tránh thai hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, tháo vòng tránh thai đúng lúc rất quan trọng. Bài viết sẽ giải đáp khi nào nên tháo vòng, quy trình và lưu ý sau khi tháo để đảm bảo sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
1. Tổng quan về vòng tránh thai
Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ có dạng chữ T, được đặt vào lòng tử cung để ngăn chặn quá trình thụ tinh và làm tổ của trứng. Phương pháp này không chỉ mang lại hiệu quả cao, có thể kéo dài trong thời gian 5 năm mà còn có chi phí thấp và thủ thuật thực hiện đơn giản.
Bên cạnh đó, vòng tránh thai còn giúp giảm lượng máu và đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt, đồng thời hạn chế nguy cơ mắc một số bệnh phụ khoa khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng biện pháp này. Các chuyên gia khuyến cáo vòng tránh thai chỉ nên được áp dụng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 18 đến 49 tuổi.
2. Các trường hợp không nên đặt vòng
Mặc dù lựa chọn tránh thai bằng cách đặt vòng khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên nếu chị em gặp phải các trường hợp sau đây thì nên cân nhắc sử dụng biện pháp này.
2.1. Trường hợp tuyệt đối không đặt vòng
- Đang có thai hoặc nghi ngờ bản thân mang thai.
- Bị viêm nhiễm đường sinh dục.
- Mới sinh con hoặc phá thai trong vòng 3 tháng.
- Xuất huyết tử cung không rõ nguyên nhân.
- Đang bị các bệnh ác tính ở cơ quan sinh dục.
2.2. Trường hợp khác cần lưu ý hoặc cân nhắc
- Chưa từng sinh con.
- Từng bị thai ngoài tử cung.
- Mắc bệnh van tim, rối loạn đông máu.
- Gặp vấn đề về tâm thần.
- Bị lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung.
- Nguy cơ nhiễm bệnh lây qua đường tình dục cao.
- Dị ứng với đồng hoặc có bất thường trong hấp thu chuyển hóa đồng (nếu định sử dụng vòng tránh thai chứa Cu).
3. Tháo vòng tránh thai vào thời điểm nào là tốt nhất?
Việc tháo vòng tránh thai đúng lúc rất quan trọng để tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Thời điểm thích hợp để tháo vòng ngừa thai là khi:
- Vòng đã hết hạn sử dụng (5-7 năm với vòng làm từ chất dẻo, 10-15 năm với vòng thép không gỉ)
- Liên tục ra máu bất thường sau khi đặt vòng.
- Có ý định mang thai.
- Vòng bị rộng, lệch hoặc gây thủng tử cung nhưng chưa rơi vào khoang bụng.
- Mắc các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu cấp, u ác tính tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung.
- Đã mãn kinh 6 tháng.
Lưu ý rằng nếu mang thai khi vẫn còn vòng trong cơ thể, thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và xử lý kịp thời.
4. Tháo vòng tránh thai có đau không?
Nhiều chị em phụ nữ băn khoăn không biết liệu quá trình tháo vòng tránh thai có gây đau đớn hay không. Thực tế, việc tháo vòng đúng thời hạn thường khá dễ dàng và ít gây khó chịu. Tuy nhiên, chị em khi tháo vòng ngừa thai có thể gặp phải một số triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, thay đổi tâm trạng, hay cáu gắt,…
Nếu vòng tránh thai được đặt quá lâu, dây ở đuôi có thể bị tuột ra, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc xác định vị trí của vòng. Điều này có thể khiến quá trình tháo vòng gây đau nhiều hơn.
Ngoài ra, việc để vòng trong tử cung quá lâu cũng dễ dẫn đến tình trạng gãy dụng cụ, dính vào buồng tử cung hoặc rơi vào khoang bụng, gây khó khăn và tốn thời gian khi tháo vòng. Mức độ đau khi tháo vòng còn phụ thuộc vào tay nghề và cách tiếp cận của bác sĩ.
5. Quy trình tháo vòng tránh thai
Khi muốn tháo vòng tránh thai, chị em nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và tiến hành thủ thuật bởi bác sĩ chuyên khoa. Trong một số trường hợp khẩn cấp như chảy máu âm đạo nghiêm trọng, sốt, buồn nôn, đau bụng dữ dội, chóng mặt và mệt mỏi, việc tháo vòng cần được thực hiện ngay lập tức.
Thông thường, quy trình tháo vòng tránh thai bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa, co 2 chân và đặt chân lên bàn đạp.
- Bước 2: Bác sĩ đặt mỏ vịt vào âm đạo để tìm dây vòng tránh thai. Nếu không thấy dây, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên biệt đưa vào cổ tử cung để lấy dây.
- Bước 3: Bác sĩ kéo dây để đưa vòng tránh thai ra khỏi cổ tử cung và âm đạo.
- Bước 4: Tháo mỏ vịt và hoàn tất thủ thuật.
Đa số chị em phụ nữ cho biết phần gây đau nhất là khi kéo vòng ra khỏi cổ tử cung và âm đạo. Tuy nhiên cảm giác đau chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và không kéo dài. Nếu muốn đặt vòng mới, chị em có thể yêu cầu bác sĩ thực hiện ngay sau khi tháo vòng cũ.
Sau khi tháo vòng, chị em chỉ cần nghỉ ngơi và có thể dùng thuốc giảm đau ibuprofen nếu cần thiết. Trường hợp tháo vòng do nhiễm trùng, chị em nhớ sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.
6. Biến chứng sau khi tháo vòng tránh thai
Mặc dù việc tháo vòng tránh thai thường an toàn và ít gây ra vấn đề nghiêm trọng nhưng vẫn có một số biến chứng có thể xảy ra. Hai biến chứng phổ biến nhất bao gồm:
- Thiếu dây của vòng tránh thai: Đôi khi dây của vòng có thể bị co vào tử cung hoặc mất đi, gây khó khăn trong việc tìm và tháo vòng. Bác sĩ cần sử dụng các dụng cụ chuyên dụng hoặc siêu âm để xác định vị trí của vòng trước khi tháo.
- Vòng bị kẹt trong thành tử cung: Một dấu hiệu hiếm gặp nhưng lại rất nghiêm trọng. Nếu vòng đã bám chặt vào niêm mạc tử cung, quá trình tháo vòng sẽ phức tạp hơn, đôi khi đòi hỏi sự hỗ trợ của siêu âm hoặc thực hiện phẫu thuật nội soi để lấy vòng ra an toàn.
Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến việc tháo vòng tránh thai, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng sau khi tháo vòng rất quan trọng để kịp thời phát hiện và xử lý mọi vấn đề có thể phát sinh.
7. Lời khuyên từ bác sĩ
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bác sĩ khuyên chị em phụ nữ cần chú ý một số vấn đề sau khi tháo vòng tránh thai:
- Nếu sức khỏe chưa đủ tốt hoặc đang mắc bệnh cấp tính, chị em nên tạm hoãn việc tháo vòng.
- Trường hợp chị em đang bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục, cần điều trị dứt điểm trước khi tháo vòng.
- Thực hiện thủ thuật vào lúc ngay khi kết thúc kỳ kinh nguyệt.
- Không nên mang thai ngay sau khi tháo vòng tránh thai, thời điểm thích hợp nhất là sau 2-3 tháng để tử cung đạt trạng thái ổn định.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc kháng viêm và chăm sóc sau tháo vòng.
- Nếu gặp phải tình trạng vòng lọt vào khoang bụng sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật nội soi để lấy dụng cụ ra ngoài.
- Tránh vận động mạnh, làm việc nặng ngay sau tháo vòng.
- Kiêng thụt rửa vùng kín, ngâm mình để phòng ngừa viêm nhiễm.
- Hạn chế quan hệ tình dục trong 7-10 ngày đầu sau tháo vòng.
Tháo vòng tránh thai đúng thời điểm và theo đúng quy trình là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Thông qua bài viết này, hy vọng chị em đã nắm được những lời khuyên hữu ích từ các bác sĩ chuyên khoa về thời gian thích hợp để tháo vòng, cũng như các lưu ý quan trọng trước, trong và sau khi thực hiện thủ thuật.
Nếu chị em muốn tìm một địa điểm uy tín để tháo vòng tránh thai hoặc cần giải đáp thắc mắc về các vấn đề sản phụ khoa, hãy đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tháo vòng an toàn.
[block id=”7225″]