Âm đạo xuất hiện thịt thừa có phải bị polyp cổ tử cung?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Polyp cổ tử cung là một vấn đề nhiều bạn nữ quan tâm. Cùng tìm hiểu về dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh qua bài viết dưới đây nhé.

Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không là một vấn đề nhức nhối mà chị em thắc mắc. Đặc biệt, những biểu hiện, triệu chứng không rõ ràng của tình trạng càng khiến chị em lo lắng. Để giải đáp thắc mắc trên, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Câu hỏi của người bệnh

Polyp cổ tử cung là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ khi vào tuổi sinh sản. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản lại ít được tiếp cận và phổ biến rộng rãi với các chị em phụ nữ. Vì vậy, nhiều bạn nữ thắc mắc về dấu hiệu polyp cổ tử cung. 

2. Bác sĩ trả lời: âm đạo xuất hiện cục thịt thừa có phải bị polyp cổ tử cung?

2.1. Polyp cổ tử cung là bệnh gì?

Polyp cổ tử cung là hiện tượng các tế bào nội mạc tăng sinh và phát triển. Tế bào cổ tử cung xuất hiện các khối u nhỏ bằng hạt gạo hoặc có thể bằng quả bóng bàn. Bệnh có thể kết tụ thành chùm hoặc phát triển dưới dạng đơn lẻ. Tế bào này được cố định với thành tử cung thông qua 1 cuống hoặc chân đế nhỏ, các cuống này có mạch máu để nuôi tế bào polyp. 

Hình ảnh polyp cổ tử cung
Hình ảnh polyp cổ tử cung

Đôi khi vì chân đế dài, polyp có thể nhô ra khỏi cổ tử cung hoặc ngoài âm đạo. Các hạt polyp này nhạy cảm, dễ chảy máu khi chỉ va chạm nhẹ. 

2.2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân cụ thể gây ra chứng bệnh này chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được một số yếu tố tác nhân như:

  • Nội tiết tố thay đổi: Thay đổi trong nội tiết tố, làm thúc đẩy nồng độ estrogen. Một số nghiên cứu cho rằng, khi estrogen tăng cao sẽ kích thích tăng trưởng các tế bào thành tử cung. Từ đó các hạt polyp dần hình thành.
  • Viêm nhiễm: Viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung,  và nội mạc tử cung là nguyên nhân gây nên các bệnh phụ khoa.
  • Mạch máu bị tắc nghẽn: Do phẫu thuật hoặc các biện pháp tránh thai làm cho nội mạc tử cung bị nhiễm trùng,…. Từ đó mạch máu bị tắc nghẽn, thành nội mạc tử cung sẽ dày lên để hình thành nên các hạt polyp. 
  • Biện pháp phá thai: Phá thai ở các cơ sở không uy tín có thể làm tăng nguy cơ mắc polyp cổ tử cung và gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nguyên nhân chủ yếu do nhiễm trùng hoặc sót nhau thai, hoặc một số bộ phận của thai nhi còn sót lại.

2.3. Dấu hiệu nhận biết

Polyp cổ tử cung có thể âm thầm, không có bất kỳ triệu chứng nào. Chảy máu âm đạo bất thường có thể là triệu chứng của bệnh, bao gồm chảy máu sau mãn kinh và chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường thì kéo dài 28 ngày, được tính từ ngày đầu của kỳ kinh này đến ngày đầu của kỳ kinh tiếp theo. Khoảng cách giữa 2 chu kỳ từ 24 – 38 ngày có thể được coi là bình thường. Thời gian hành kinh thường từ 4-7 ngày. Các triệu chứng như:

  • Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn và lượng máu kinh ra không đều .
  • Chảy máu nhỏ giọt giữa kỳ kinh.
  • Máu lốm đốm màu đỏ, hồng hoặc nâu sau thời kỳ mãn kinh.
  • Chảy máu sau khi giao hợp.
  • Vô sinh hoặc khó thụ thai.

Chị em có hiện tượng xuất huyết hoặc có dịch âm đạo bất thường cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời.

Đặc biệt, các triệu chứng kể trên tương tự với triệu chứng của ung thư tử cung. Do đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo chị em nên đi tầm soát và thăm khám khi có các triệu chứng kéo dài 2 tuần, hoặc xuất hiện các triệu chứng kể trên khi ở giai đoạn mãn kinh.

2.4. Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị, bệnh có thể gây ra những biến chứng sau: 

  • Âm đạo luôn trong trạng thái ẩm ướt vì tăng tiết dịch âm đạo. Đây là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại phát triển và gây ra các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung,…
  • Phụ nữ bị bệnh này có thể tăng nguy cơ bị hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Nếu có polyp tử cung, thai nhi có thể bị chèn ép, dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc sinh non.
  • Nếu xuất huyết tử cung có thể gây thiếu máu mạn tính.
  • Polyp cổ tử cung có thể bị viêm nhiễm. Khi hiện tượng viêm nhiễm lan rộng đến nội mạc tử cung, polyp có thể hoại tử, tăng nguy cơ ung thư tử cung và ung thư cổ tử cung.
  • Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến chị em bị vô sinh hiếm muộn. Khi polyp cổ tử cung có kích thước quá lớn hoặc có đa polyp sẽ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng gặp trứng.

2.5. Chẩn đoán và điều trị

2.5.1. Chẩn đoán

Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ là cách để tầm soát polyp cổ tử cung. Trong trường hợp chị em gặp các triệu chứng trên, cần đi thăm khám để xác định tình trạng bệnh. Khi thăm khám với bác sĩ, bác sĩ sẽ hỏi về chu kỳ kinh nguyệt hoặc các triệu chứng chảy máu bất thường nếu sau giai đoạn mãn kinh. 

Khi nghi ngờ chị em mắc bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các thủ thuật sau: 

  • Siêu âm qua âm đạo: Việc siêu âm giúp theo dõi hình ảnh bên trong tử cung, góp phần chẩn đoán polyp.
  • Siêu âm bơm nước buồng tử cung: Tiến hành bơm nước muối vô trùng vào trong buồng tử cung qua ống thông. Tử cung sẽ mở rộng và cung cấp những hình ảnh về khối u thông qua siêu âm.
  • Nội soi buồng tử cung: Bác sĩ sử dụng một ống camera dài, mảnh để đi vào âm đạo và cổ tử cung nhằm quan sát bên trong tử cung. Bác sĩ có thể kết hợp nội soi buồng tử cung cùng với phẫu thuật để cắt bỏ các polyp.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: sử dụng ống hút để lấy mẫu ở thành tử cung. Sau đó mẫu được gửi đến phòng xét nghiệm để phát hiện mẫu có vấn đề bất thường hay không.

2.5.2.Hướng dẫn điều trị

Việc điều trị phụ thuộc vào các triệu chứng cơ năng và các yếu tố gây tăng nguy cơ ung thư tử cung. Nếu chị em còn ở độ tuổi sinh sản và không có bất kỳ triệu chứng nào, bác sĩ sẽ theo dõi thay vì can thiệp điều trị vì polyp có thể tự biến mất.

Tuy nhiên, nếu phụ nữ sau mãn kinh hoặc bệnh nhân gặp phải nhiều triệu chứng cần điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định:

  • Sử dụng thuốc: Thuốc nội tiết tố có progestin hoặc thuốc đồng vận hormone gonadotropin (hormone điều hòa tuyến sinh dục do thùy trước tuyến yên tiết ra) có thể giúp cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên đây chỉ là cách điều trị tạm thời. 
  • Phẫu thuật cắt bỏ bằng nội soi: Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ phẫu thuật qua đường âm đạo và cổ tử cung vào buồng tử cung để cắt bỏ polyp. Sau khi loại bỏ, bác sĩ sẽ gửi mẫu đến phòng xét nghiệm để kiểm tra và phân tích lại.
Phương pháp nội soi để cắt bỏ polyp cổ tử cung
Phương pháp nội soi để cắt bỏ polyp cổ tử cung
  • Cắt bỏ tử cung: Phương pháp này giúp kìm hãm và loại bỏ sự phát triển của bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp phụ nữ không có kế hoạch sinh con và có hình ảnh chẩn đoán ung thư trên sinh thiết nội mạc tử cung.

2.6. Âm đạo xuất hiện cục thịt thừa có phải bị polyp cổ tử cung?

Vậy âm đạo xuất hiện cục thịt thừa thì có phải bị polyp cổ tử cung

Khối thịt thừa ở vùng âm đạo mà bạn mô tả có thể là polyp ở cổ tử cung nhưng để có một đáp án chính xác và rõ ràng thì bạn nên đến Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa Sản Phụ Khoa có thể chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời nhé.

3. Lời khuyên của bác sĩ

Việc có một lối sống khỏe mạnh, theo dõi chu kỳ kinh nguyệt chính là cách tránh được căn bệnh polyp cổ tử cung này.

  • Theo dõi chu kỳ mỗi tháng:

Các bạn có thói quen theo dõi và ghi chép chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng, để có thể kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì việc điều trị cũng sẽ dễ hơn.

  • Thăm khám định kỳ:

Việc thăm khám phụ khoa định kỳ là việc mà mỗi chị em cần thực hiện. Chỉ đến khi bệnh phát triển nặng mới bắt đầu thăm khám và điều trị. Việc thăm khám giúp kịp thời phát hiện những căn bệnh và yếu tố nguy cơ tiềm ẩn trong cơ thể.

  • Thực hiện lối sống và chế độ ăn uống khoa học:

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế rượu bia,… không chỉ phòng tránh được bệnh mà còn giúp chị em có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Bên cạnh đó, giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ cũng góp phần đẩy lùi nhiều căn bệnh khác.

Với thắc mắc Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không, những thông tin được chia sẻ có thể giúp các bạn trả lời câu hỏi. Bên cạnh đó, thông qua bài viết bạn đọc cũng sẽ có cái nhìn chính xác hơn về bệnh lý, có thể điều chỉnh lối sống sinh hoạt lành mạnh và có những biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Để được tư vấn kỹ hơn hoặc đặt khám với bác sĩ, vui lòng để lại thông tin ở phiếu đăng ký dưới đây.

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Hỏi đáp bác sĩ
    Đang mang thai soi cổ tử cung được không?

    Mang thai soi cổ tử cung được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điểm trước, trong và sau khi thực hiện thủ thuật này.

    Hỏi đáp bác sĩ
    Cấy que tránh thai có bị nám da không?

    Cấy que tránh thai có bị nám da không? Là câu hỏi nhiều chị em thắc mắc. Cấy que tránh thai có thể gây nám da do sự thay đổi hormone nội tiết.

    Hỏi đáp bác sĩ
    Cơ chế hoạt động của que tránh thai như thế nào?

    Tìm hiểu cơ chế hoạt động của que tránh thai và tác dụng phụ. Khám phá cách que tránh thai ngăn ngừa thai và chống chỉ định với những đối tượng nào.

    Hỏi đáp bác sĩ
    Tiểu buốt và đau khi quan hệ có sao không?

    Đau khi quan hệ cảnh báo điều gì? Cùng tìm hiểu tiểu buốt, đau rát sau quan hệ có nguy hiểm không qua bài viết dưới đây nhé!

    All in one
    Liên hệ