Tổng quan âm hộ: vấn đề thường gặp, lời khuyên chăm sóc từ bác sĩ

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Âm hộ là gì? Đau âm hộ có phải là do vệ sinh âm hộ không đúng cách? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời nhé

Âm hộ là bộ phận sinh dục cực kì nhạy cảm của cơ thể. Đau âm hộ có thể là một biểu hiện cho thấy cơ thể của bạn đang gặp vấn đề. Hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu cách vệ sinh âm hộ đúng cách nhé.

1. Tổng quan về âm hộ

1.1. Định nghĩa âm hộ

 Âm hộ là bộ phận cực kỳ nhạy cảm của cơ thể
Âm hộ là bộ phận cực kỳ nhạy cảm của cơ thể

Mặc dù âm hộ là một bộ phận thiết yếu trên cơ thể nhưng nhiều người thậm chí còn không biết đến từ này. Đây là khu vực giữa hai chân, là nơi người phụ nữ hành kinh, sinh con, đi tiểu và trải nghiệm cảm giác khoái dục.

Mọi người hay bị nhầm lẫn giữa âm hộ và âm đạo. Nghe thì rất là giống nhau nhưng thực ra lại khác nhau. Cả hai đều được gọi là bộ phận sinh dục tuy nhiên âm đạo nằm bên trong còn âm hộ thì nằm phía bên ngoài.

1.2. Cấu tạo của âm hộ

Bạn có thể hoàn toàn quan sát được âm hộ của mình thông qua một chiếc gương nhỏ. Âm hộ không đơn giản chỉ là một bộ phận mà nó là tập hợp của nhiều bộ phận hợp lại.

  • Gò mu: đây là một mảng da đầy đặn hình chữ V kéo từ đỉnh xương chậu hai bên đến nơi tiếp giáp giữa hai đùi. Đến tuổi dậy thì, lông mu sẽ mọc ra từ vị trí này.
  • Môi lớn: thực chất “đôi môi” này là những nếp gấp của da bao bọc phần ngoài cùng âm hộ của bạn. Với mỗi người, môi lớn sẽ có một hình dạng và kích cỡ khác nhau.
  • Môi bé: có cấu trúc tương tự và nằm ngay dưới môi lớn, có tác dụng  bao bọc và bảo vệ âm vật rất nhạy cảm của cơ thể.
  • Âm vật: có kích thước gần bằng hạt đậu, nằm ngay dưới môi bé, đây là trung tâm khoái cảm trong cơ thể bạn.
  • Lỗ niệu đạo: nằm dưới âm vật, đây là nơi nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể của bạn.
  • Cửa âm đạo: nằm phía dưới lỗ niệu đạo, có ⅓ ngoài của âm đạo là thuộc về âm hộ. Tại đây có một màng mỏng gọi là màng trinh và có một tuyến tiết chất bôi trơn giúp quá trình quan hệ tình dục diễn ra dễ dàng
Cấu tạo của âm hộ ở nữ giới
Cấu tạo của âm hộ ở nữ giới

1.3. Chức năng của âm hộ

“Âm hộ” theo tiếng Latinh có nghĩa là “che phủ”. Nó chứa các cơ quan sinh sản bên trong và có vai trò bảo vệ chúng. Tuy nhiên nó không đơn giản chỉ có nghĩa là vỏ bọc mà còn đóng góp rất nhiều vai trò quan trọng:

  • Niềm vui tình dục: Âm hộ chứa rất nhiều dây thần kinh và mạch máu, kích thích vị trí này là chìa khóa đạt cực khoái trong hoạt động tình dục
  • Sinh sản: Tinh trùng đi vào và thụ thai qua cửa âm đạo và cũng là nơi trẻ được sinh ra khi chào đời
  • Kinh nguyệt: Máu kinh nguyệt sẽ được chảy ra ngoài qua cửa âm đạo trong suốt quá trình hành kinh
  • Đi tiểu: Nước tiểu thoát ra ngoài cơ thể thông qua lỗ niệu đạo

2. Các vấn đề thường gặp ở âm hộ

Do đặc tính rất nhạy cảm, nên âm hộ rất dễ tổn thương và mắc một số bệnh lý. Một trong số đó là những bệnh lý lành tính như:

  • Lạc nội mạc tử cung âm hộ
  • U nguyên bào sợi mạch: là một khối u nguyên bào sợi cơ lành tính và có rõ giới hạn
  • U cơ trơn: là một khối u mềm phổ biến nhất của âm hộ, thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và tiền mãn kinh
  • U nang Bartholin: u tại tuyến tiết chất bôi trơn
  • U nang quanh niệu đạo
  • Tụ máu tầng sinh môn
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Viêm âm hộ,…

Mặc dù là bệnh lý lành tính nhưng những bệnh trên đều gây đau âm hộ và khiến người bệnh khó chịu. Không những thế, một bệnh lý ác tính cũng có thể gặp như:

  • Ung thư âm hộ là bệnh lý phụ khoa ác tính hiếm gặp, thường xuất hiện ở phụ nữ sau mãn kinh
  • Bệnh Paget là dạng ung thư ít gặp, thường có tổn thương vú kèm theo
  • Ung thư cơ trơn
  • Khối u ác tính: tiên lượng thường xấu, hay xuất hiện tại âm vật
Ung thư âm hộ thường hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm
Ung thư âm hộ thường hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm

3. Các dấu hiệu bất thường dễ dàng nhận thấy

Những bệnh lý tại âm hộ có rất nhiều và gây ra không ít khó khăn cho người bệnh. Vì thế việc phát hiện sớm và điều trị là vô cùng cần thiết. Bạn nên đi thăm khám ngay nếu phát hiện bản thân đang gặp những bất thường như:

  • Da: thay đổi bất thường trên da: khối u hoặc sưng, mụn cóc sinh dục, ngứa, khô,…
  • Tần suất đi tiểu: Tiểu nhiều hơn hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu có thể là một dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Dịch tiết âm đạo: Âm đạo khỏe mạnh sẽ tiết ra chất lỏng trong, màu trắng hoặc trắng nhạt, bất kể màu sắc gì bất thường đều đang phản ánh một tình trạng bất thường của cơ thể
  • Mùi âm đạo: Nếu âm đạo tiết ra mùi khó chịu như mùi tanh, mùi mốc,… đây có thể là dấu hiệu của một nhiễm trùng
  • Đời sống tình dục: đau khi quan hệ tình dục

Các triệu chứng của âm hộ đôi khi có thể bị nhầm lẫn khi bạn hành kinh, vì thế bạn cần chú ý quan sát để phát hiện sớm các bất thường và có phương án khắc phục sớm nhất có thể

4. Nên chăm sóc vùng kín như thế nào

Vệ sinh vùng kín là cách dễ dàng và hiệu quả nhất
Vệ sinh vùng kín là cách dễ dàng và hiệu quả nhất

Bạn hoàn toàn có thể giúp âm hộ luôn khỏe mạnh bằng cách vệ sinh âm hộ, giữ cho chỗ đó luôn sạch sẽ, khô ráo và tránh các tác nhân kích thích. Việc chăm sóc tốt cũng là cách giúp cho âm đạo luôn khỏe mạnh. Sau đây là một số lời khuyên về việc chăm sóc âm hộ cho bạn:

  • Rửa âm hộ nhẹ nhàng bằng xà phòng và nước ấm: Việc rửa nhẹ nhàng là rất cần thiết, tuy nhiên việc quá lạm dụng lại đem đến kết quả không tích cực đó là mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi và tình trạng nhiễm trùng rất dễ có thể xảy ra
  • Tránh thụt rửa
  • Tránh sử dụng bột giặt, chất tẩy mạnh khi giặt đồ lót
  • Mặc đồ lót có cấu tạo từ vải cotton: loại vải này có thể giữ nhiệt và hơi ẩm rất tốt
  • Thay quần áo và đồ lót ngay khi bị ướt do nước và mồ hôi
  • Tránh mặc quần lót bó quá sát vì có thể dễ gây kích ứng

Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục an toàn là một phần thiết yếu trong việc chăm sóc âm hộ. Có rất nhiều bệnh lý có thể lây truyền qua đường tình dục, vì thế hiểu về các cách thức lây truyền sẽ giúp bạn phòng tránh được nhiều tác hại tới sức khoẻ của mình.

5. Lời khuyên từ bác sĩ

Lời khuyên của bác sĩ về chăm sóc âm hộ
Liên hệ với bác sĩ khi phát hiện bất kì triệu chứng bất thường nào ở âm hộ
  • Âm hộ là một bộ phận cực kì nhạy cảm trên cơ thể, vậy nên việc vệ sinh âm hộ đúng cách là cách tốt nhất giúp cho âm hộ luôn khoẻ mạnh. Không được lạm dụng việc vệ sinh vì nó có thể sẽ là con dao 2 lưỡi gây hại lại cho cơ thể của bạn.
  • Bất kể khó chịu nào đều nói lên rằng âm hộ của bạn đang gặp vấn đề. Bạn nên đi gặp bác sĩ ngay nếu cảm thấy đau hay thấy âm hộ của mình có những thay đổi. Việc thăm khám và điều trị sớm giúp rút ngắn thời gian điều trị và tăng hiệu quả điều trị
  • Trên thực tế có nhiều bệnh lý tại âm hộ có nhiều triệu chứng không rõ ràng, khiến bạn khó có thể nhận biết và phát hiện sớm. Vì thế bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách vệ sinh an toàn và hiệu quả nhất.

Hi vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về âm hộ cũng như cách chăm sóc âm hộ đúng cách. Một âm hộ khoẻ mạnh giúp bạn luôn tự tin trong mọi công việc. Đừng để những vấn đề về âm hộ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mình.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề bất thường, hãy liên hệ đến Zalo phòng khám BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên Trưởng khoa Phụ ngoại bệnh viện Phụ sản Trung Ương tại đây để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Chậm kinh 4 ngày có thai không?

Chậm kinh 4 ngày có thai không? Chậm kinh có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như stress, thay đổi cân nặng hoặc rối loạn nội tiết.

Thông tin kiến thức
Soi cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Soi cổ tử cung giúp tầm soát sớm ung thư và bệnh phụ khoa, nhưng nhiều chị em còn lo lắng. Tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn.

Thông tin kiến thức
Cách xử lý rong kinh đau lưng hiệu quả

Rong kinh đau lưng có nguy hiểm không? Tại sao lại gặp tình trạng này? Cách xử lý như thế nào?

Thông tin kiến thức
Rau bám mép là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rau bám mép là một dạng của nhau tiền đạo, xảy ra khi nhau thai nằm ở rìa cổ tử cung. Triệu chứng phổ biến là chảy máu âm đạo vào nửa sau thai kỳ. 

All in one
Liên hệ