Âm vật: Cấu tạo, chức năng và cách chăm sóc

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Vùng kín gồm âm vật là cơ quan trong hệ thống sinh dục nữ giới có vai trò quan trọng trong việc tăng khoái cảm tình dục ở phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cấu trúc bộ phận này và cách chăm sóc đúng cách. Cùng tìm hiểu những thông tin được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan chia sẻ về bộ phận này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Định nghĩa Âm vật

Âm vật là trung tâm khoái cảm trong giải phẫu hệ thống sinh dục nữ giới. Nhiều người thường lẫn lộn giữa nơi này với, âm hộ và âm đạo. Tên gọi khác của bộ phận này còn được gọi là hột le hoặc mồng đốc, là một khối mô cứng có kích thước khoảng 1,5cm. Cấu tạo khá phức tạp bao gồm các mô và dây thần kinh cương cứng, các bộ phận nằm bên trong và bên ngoài cơ thể.

2. Vị trí Âm vật

 Âm vật nằm phía trên âm hộ và giữa hai môi bé.  Vì vậy, bộ phận này thường bị che lấp phần đầu bởi môi bé.

am vat
Vị trí của âm vật

3. Cấu tạo Âm vật

Bộ phận này gồm 3 phần chính là mũi, thân và chân âm vật. Mũi  nhô ra phía trước và có hình dạng giống như một bao da, với chiều dài khoảng 2-4mm. Phần thân có cấu trúc bên ngoài giống với dương vật của nam giới, và được cấu tạo từ hai tổ chức bọt không hoàn toàn tách rời như một lớp màng trắng bao quanh dương vật. Phần chân bám vào điểm đỡ của xương chậu và điểm đỡ ở phía dưới khung xương chậu.

4. Kích thước bình thường của Âm vật

 Âm vật bình thường có kích thước khoảng 1,5cm và nằm phía trên âm hộ. Tuy nhiên, kích thước  có thể khác nhau do các yếu tố như gen di truyền và nội tiết tố. Việc kích thích nơi này khiến có thể khiến bộ phận này cương cứng và to hơn, mang lại khoái cảm cao trong quan hệ tình dục ở phụ nữ.

5. Chức năng của Âm vật

 Âm vật có vai trò quan trọng trong việc kích thích, tạo khoái cảm và mang lại sự hứng thú và hưng phấn cho phụ nữ trong hoạt động tình dục, không hề thua kém điểm G. Khi chỗ này không bị kích thích, nó sẽ thu mình trong vỏ bọc và không thể nhìn thấy khi quan sát bên ngoài. Chỉ khi bị kích thích, bộ phận này sẽ căng phồng và chèn lên các tuyến nhỏ trong môi bé.

Kích thước và thể tích được tăng lên sẽ làm tăng tiết dịch làm ướt vùng xung quanh và lỗ âm đạo, giúp dương vật đi vào âm đạo dễ dàng mà không gây đau đớn cho phụ nữ. Tín hiệu từ dây thần kinh nơi này sẽ truyền đến trung tâm phản xạ và đến trung khu vỏ não cao cấp nhất, tạo thành một vòng phản xạ tình dục hoàn hảo cho phụ nữ. Do đó, chị em cần quan tâm và chăm sóc đúng cách để cải thiện chất lượng cuộc sống tình dục.

6.  Các bệnh lý thường gặp ở Âm vật

Một số bệnh lý thường gặp ở âm vật có thể kể đến như sau:

a. Phì đại âm vật

Phì đại âm vật là dị tật sinh dục ngoài bẩm sinh phức tạp ở phụ nữ, biểu hiện là có kích thước to và dài như dương vật của nam giới. Tình trạng này được gọi là nữ lưỡng tính giả, trong đó người bệnh có kích thước giống đàn ông nhưng vẫn có tử cung, buồng trứng và âm đạo.

Phì đại gây khó khăn trong việc thụ tinh và tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Bệnh này có thể được điều trị nội khoa hoặc qua phẫu thuật. Để biết thêm thông tin về điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

b. Ngứa âm vật

Ngứa âm vật là tình trạng bộ phận này bị sưng to, ngứa hoặc đau rát khi tiểu tiện hoặc trong hoạt động tình dục. Các nguyên nhân gây ngứa có thể là:

  • Hóa chất trong các sản phẩm hàng ngày như bột giặt, nước xả quần áo, dung dịch vệ sinh phụ nữ, sản phẩm bôi trơn khu vực kín… có thể gây dị ứng hoặc nổi mẩn ngứa trên cơ quan sinh dục của phụ nữ.
  • Nhiễm trùng âm đạo, âm hộ do vệ sinh sai cách trong ngày hành kinh, ra khí hư, quan hệ tình dục không an toàn hoặc sử dụng thuốc đặt âm đạo sai cách
  • Stress và căng thẳng quá mức gây rối loạn nội tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân gây ngứa ở vùng kín.

7. Vệ sinh âm vật như thế nào cho đúng?

 Âm vật giữ vai trò quan trọng trong việc tạo hưng phấn và khoái cảm cho phụ nữ trong hoạt động tình dục. Do đó, cần chú trọng chăm sóc và bảo vệ cơ quan này như những cơ quan sinh dục khác.

Dưới đây là một số lưu ý về vệ sinh và chăm sóc mà bạn nên biết:

  • Vệ sinh cùng với các cơ quan sinh dục ít nhất 1 lần/ngày, đặc biệt sau khi tiểu tiện. Sử dụng giấy vệ sinh chất lượng để lau sạch cơ quan sinh dục. Vào thời kỳ kinh nguyệt, hãy thay băng vệ sinh mỗi 4-6 tiếng để đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp, không thụt rửa sâu trong âm đạo để tránh làm mất cân bằng tự nhiên của môi trường âm đạo, và để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Chọn quần lót thoáng mát, chất liệu có khả năng thấm hút tốt và không gây kích ứng da. Thường xuyên thay quần lót và đảm bảo vùng kín luôn khô thoáng.
  • Tránh lạm dụng đồ chơi tình dục để tránh tổn thương các cơ quan sinh dục.
kadin idrar
Ngứa âm vật gây nhiều khó chịu cho những ai mắc phải

Để đảm bảo sức khỏe âm vật tốt nhất, chị em nên thực hiện những biện pháp sau:

  • Thăm khám vùng chậu và làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung định kỳ để phát hiện sớm những ảnh hưởng lên âm vật, từ đó có thể có hướng  chẩn đoán và điều trị hiệu quả
  • Bảo vệ bản thân khỏi những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục bằng cách quan hệ tình dục an toàn, sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su để tránh tình trạng nhiễm trùng gây hại cho âm vật. Hoặc tiêm vắc xin HPV để ngăn chặn nguy cơ nhiễm virus gây ung thư cổ tử cung.

8. Lời khuyên của bác sĩ về đảm bảo sức khoẻ Âm vật

Để đảm bảo sức khỏe âm vật tốt nhất, bạn nên đi khám vùng chậu và làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung định kỳ để phát hiện sớm những ảnh hưởng lên bô phận này và nhận được điều trị kịp thời và hiệu quả. Nếu có bất cứ tình trạng bất thường như ngứa rát, tăng bất thường kích cỡ,… Hãy đến các cơ sở y tế để được điều trị hiệu quả.

 

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ