[Bác sĩ giải đáp] Ăn chua có bị rong kinh không ?

Chân dung BSCKII Lê Thị Quyên - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Lê Thị Quyên

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

BSCKII Lê Thị Quyên giải đáp: Ăn chua có bị rong kinh không?. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết rong kinh nên ăn gì nhé.

Rong kinh ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của chị em. Nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh. Trong bài viết này, BSCKII Lê Thị Quyên sẽ chia sẻ thêm về rong kinh cũng như giải đáp thắc mắc: Ăn chua có bị rong kinh không?

1. Dấu hiệu của rong kinh

1.1. Rong kinh là gì?

Để giải đáp thắc mắc của chị em: Ăn chua có bị rong kinh không?, trước hết, chị em cần hiểu thế nào là rong kinh. BSCKII Lê Thị Quyên chia sẻ: Thông thường thời gian hành kinh trung bình sẽ kéo dài khoảng 3 đến 5 ngày.

Tình trạng này làm mất một lượng máu nhất định, khoảng 50-80ml máu. Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt sẽ kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất trên 80ml máu. Khi bị rong kinh kéo dài làm cơ thể mệt mỏi, thiếu máu và báo động những vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe.

1.2. Biểu hiện của rong kinh

  • Ra máu nhiều trong khi hành kinh thường trên 80ml hoặc chu kỳ kinh kéo dài liên tục trên 7 ngày.
  • Phải thay nhiều băng vệ sinh mỗi giờ và liên tục trong vài giờ
  • Phải sử dụng hai hoặc nhiều băng vệ sinh cùng một lúc
  • Xuất hiện cục máu đông
  • Có thể kèm theo các biểu hiện thiếu máu như: hoa mắt chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi,… .

1.3. Nguyên nhân gây rong kinh

  • Rối loạn chức năng buồng trứng: khi buồng trứng không giải phòng trứng tức là không có thời kỳ rụng trứng thì cơ thể nữ giới không sản xuất hormone progesterone gây mất cân bằng hormone, có thế gây tình trạng rong kinh.
  • Polyp tử cung: thường là các khối nhỏ, lành tính, nằm trên niêm mạc tử cung. gây ra xuất huyết 
Polyp tử cung
Polyp tử cung
  • Lạc nội mạc tử cung: các tuyến của nội mạc tử cung xuất hiện bên trong cơ tử cung có thể gây tình trạng đau bụng kinh dữ dội cho người bệnh.
Hình ảnh mô tả lạc nội mạc tử cung
Hình ảnh mô tả lạc nội mạc tử cung
  • Ung thư cổ tử cung: làm cho tình trạng kinh nguyệt kéo dài thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh và những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm Pap (xét nghiệm tế bào cổ tử cung) bất thường trước đó.
  • Tác dụng phụ của thuốc: một số thuốc khi điều trị có thể có tác dụng phụ gây rong kinh như: thuốc chống viêm, thuốc nội tiết (estrogen, progestin), thuốc chống đông máu,…
  • Các bệnh lý khác: Đa phần những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản gặp tình trạng rong kinh do các nguyên nhân tại tử cung u xơ tử cung, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên có một số vấn đề khác như dùng thuốc, tác dụng phụ của thuốc hay bệnh lý tại gan, thận,… cũng có thể gây ra tình trạng rong kinh.

2. Ăn chua có bị rong kinh không?

Ăn chua có bị rong kinh không? là thắc mắc của nhiều chị em, BSCKII Lê Thị Quyên khẳng định: “Ăn nhiều đồ chua có thể gây hiện tượng rong kinh”. BSCKII Lê Thị Quyên giải thích, các thực phẩm chứa chất chua sẽ kích thích gây co bóp tử cung làm làm kinh ra nhiều hơn và kéo dài hơn, gây nên hiện tượng rong kinh. Mặt khác, thức ăn chua cũng ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể: 

  • Giảm tuần hoàn máu: Việc ăn đồ chua trong chu kỳ kinh nguyệt làm giảm tuần hoàn máu, làm tăng co bóp tử cung dễ gây nên tình trạng ứ kinh và đau bụng kinh.
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: Các thực phẩm có độ chua cao thường gây tác động tới nồng độ progesterone, điều này làm kinh nguyệt bị rối loạn có thể tới sớm hơn. 

Tuy nhiên, do cơ địa mỗi người khác nhau nên nhiều người dù ăn đồ chua nhưng không xuất hiện những triệu chứng bất thường như trên và không gây ra rong kinh. Vì vậy, chị em cũng không cần quá lo lắng về việc ăn chua có bị rong kinh không. Nếu gặp phải những ảnh hưởng không tốt khi ăn đồ chua chị em nên hạn chế và nên đi khám để được bác sĩ phụ khoa tư vấn và xử trí kịp thời.

Ăn chua có bị rong kinh không?
Ăn chua có bị rong kinh không?

3. Ăn gì để hết rong kinh?

3.1. Các loại ngũ cốc

Vậy chị em đã biết được việc ăn chua có bị rong kinh không? Và để cải thiện tình trạng rong kinh, các chị em nên bổ sung các loại ngũ cốc như yến mạch, gạo lứt, ngô.

Đây là các loại hạt chứa nhiều chất xơ và khoáng chất, vitamin thiết yếu. Bên cạnh đó, hàm lượng glycemic thấp trong ngũ cốc giúp giải quyết một số nguyên nhân gây rong kinh, cụ thể là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố.

Rong kinh gây nên tình trạng thiếu máu và thiếu sắt nghiêm trọng. Vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm có hàm lượng sắt cao như trong ngũ cốc giúp cải thiện tình trạng này, thúc đẩy quá trình tạo máu, nâng cao sức khỏe.

3.2. Các loại thực phẩm giàu Vitamin B6 và Vitamin C

Vitamin B6: Ngoài sắt thì vitamin B6 cũng là yếu tố đóng vai trò quan trong trong xây dựng các tế bào hồng cầu mới, giúp thay thế lượng máu bị mất đi do rong kinh kéo dài. Các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin B6 cao có thể kể đến như: một số loại gan động vật ( gà, bò, lợn), các loại thịt gia cầm, cá hồi, các loại đậu, gạo nguyên cám, cà chua, chuối,…

Vitamin C: Giúp cơ thể hấp thu sắt dễ dàng hơn, đóng vai trò thiết yếu giúp cơ thể hấp thu chất sắt dễ dàng hơn, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Các loại thực phẩm giàu vitamin C như: các loại hoa quả (ổi, cà chua, kiwi, cam, bưởi, quýt,…)các loại rau xanh (súp lơ, cải cầu vồng,…)

3.3. Thực phẩm giàu Magie

Magie là một khoáng chất quan trọng đối với chức năng của cơ thể, nó giúp cải thiện tình trạng chảy máu trong rong kinh. Hơn nữa, bổ sung magie còn giúp chị em cải thiện tình trạng giấc ngủ, giảm căng thẳng và các tình trạng bất thường về nhịp tim, huyết áp. 

Thực phẩm chứa nhiều Magie như: một số loại hạt (hạt hướng dương, hạt điều, hạt bí, hạt vừng, hạt dưa hấu), rong biển, bơ, đậu phụ, các loại cá (cá thu, cá hồi),…

3.4. Thực phẩm giàu Omega 3

Omega – 3 là một loại axit amin béo không bão hòa, rất tốt cho cơ thể, nó có tác dụng giúp phục hồi tổn thương, tốt cho hệ tim mạch và cân bằng nội tiết tố. Những loại thực phẩm có chứa nhiều omega 3 gồm hạt óc chó, hạt chia, có nhiều trong các loại cá biển (cá thu, cá trích, cá mòi,…)

3.5. Thực phẩm giàu sắt

Rong kinh kéo dài rất dễ gây nên tình trạng thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm giàu sắt giúp cải thiện tình trạng này. Những thực phẩm giàu sắt tiêu biểu như: thịt đỏ (bò, lợn,…), gan, hải sản, các loại hạt và trái cây sấy khô,… Để giúp hấp thu sắt tốt hơn, chị em nên bổ sung sắt cùng với vitamin C.

3.6. Rau xanh và các loại trái cây

Nhóm thực phẩm này chúng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, hoa quả giúp cải thiện tình trạng rong kinh, giúp cân bằng nội tiết tố và làm ổn định hàm lượng đường trong máu.

Ăn rau quả tốt cho chị em bị rong kinh.
Ăn rau quả tốt cho chị em bị rong kinh

3.7. Uống nhiều nước

Nước là yếu tố không thể thiếu có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt trong tình trạng bị rong kinh. Nước giúp cung cấp nguồn khoáng chất, có vai trò vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan của cơ thể. Vì vậy, uống đủ nước giúp chị em giảm căng thẳng, loại bỏ mệt mỏi, tăng sức đề kháng.

3.8. Trà gừng

Trà gừng có tính nóng nên trong chu kỳ kinh nguyệt nó giúp hạn chế lượng máu kinh hiệu quả. Tuy vậy, cũng không nên sử dụng quá nhiều vì có thể gây loãng máu do một số thành phần có trong gừng.

3.9. Trà quế

Theo dân gian, trà quế được sử dụng như một loại thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và giúp cầm máu ở phụ nữ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trong bột quế có chứa hydrochalcone có tác dụng trong việc duy trì sự đều đặn của kinh nguyệt. Trà quế cũng có tính nóng, vì vậy không nên sử dụng quá nhiều sẽ mang lại tác dụng không tốt.

3.10. Trà hoa cúc

Theo Đông y, trà hoa cúc có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ. Vì vây, sử dụng trà này vào những ngày hành kinh giúp giảm bớt căng thẳng, giấc ngủ tốt hơn.

4. Rong kinh thì kiêng ăn gì?

Như đã trả lời câu hỏi: Ăn chua có bị rong kinh không? ở trên, BSCKII Lê Thị Quyên cho biết: Bên cạnh các loại thực phẩm rất tốt giúp cải thiện tình trạng rong kinh thì cũng có những loại thực phẩm làm gia tăng và kéo dài tình trạng này. Theo BSCKII Lê Thị Quyên, một số loại thực phẩm nên tránh sử dụng khi rong kinh có thể kể đến như:

  • Các loại thực phẩm cay, nóng như ớt và thức ăn chua.
  • Các loại thực phẩm nhiều chất béo và đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh vì chúng chứa nhiều muối và gia vị dễ gây đầy bụng, chướng hơi làm đau  bụng kinh gia tăng.
  • Các loại thực phẩm chứa lượng đường cao.
  • Các loại thực phẩm có tình hàn như mướp, rong biển, lê, bí đao,…  và đồ uống lạnh . Do chúng sẽ khiến cho máu kinh không lưu thông tốt, gây đau bụng kinh dữ dội hơn.
  • Các loại đồ uống có ga và các chất kích thích (cafein, đồ uống có cồn, thuốc lá,…) vì nó có khả năng làm giảm hấp thu sắt trong cơ thể. Nếu sử dụng quá nhiều có thể gây nên tình trạng căng thẳng, kích thích gây co bóp tử cung làm gia tăng tình trạng đau bụng kinh.

5. Làm gì khi bị rong kinh?

Khi gặp phải tình trạng rong kinh, chị em cần thực hiện các biện pháp sau để cải thiện tình hình:

5.1. Điều chỉnh lối sống khoa học

  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh hoạt động mạnh.
  • Giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng và stress.
  • Ngủ đủ giấc, theo đúng thời gian.
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên.

5.2. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

  • Bổ sung trái cây, rau xanh để ổn định đường huyết và cân bằng nội tiết tố.
  • Tăng cường ăn cá biển hoặc các loại cá giàu chất béo omega-3 nhằm giảm viêm, giảm đau.
  • Tăng cường thực phẩm giàu sắt, vitamin B6 để cải thiện thiếu máu.
  • Sử dụng ngũ cốc ít glycemic để cân bằng nội tiết tố.
  • Hạn chế các chất kích thích như rượu, cà phê và thức ăn cay, nóng.

5.3. Thăm khám bác sĩ phụ khoa

Việc khám sức khỏe định kỳ với chuyên gia phụ khoa là vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh lý, từ đó đề ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Điều này không chỉ giúp khắc phục các triệu chứng hiện tại mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản trong tương lai.

Rong kinh là bệnh lý rất hay gặp ở chị em trong độ tuổi sinh sản. Nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống của chị em. Vì vậy, khi có bất kỳ biểu hiện của một chu kỳ kinh nguyệt khác thường, chị em nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Hy vọng qua bài viết trên, chị em đã tìm được lời giải cho câu hỏi ăn chua có bị rong kinh không. Để tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích liên quan đến phụ khoa, bạn hãy tham gia group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI để trao đổi.

Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Hỏi đáp bác sĩ
Cấy que tránh thai có bị nám da không?

Cấy que tránh thai có bị nám da không? Là câu hỏi nhiều chị em thắc mắc. Cấy que tránh thai có thể gây nám da do sự thay đổi hormone nội tiết.

Hỏi đáp bác sĩ
Cơ chế hoạt động của que tránh thai như thế nào?

Tìm hiểu cơ chế hoạt động của que tránh thai và tác dụng phụ. Khám phá cách que tránh thai ngăn ngừa thai và chống chỉ định với những đối tượng nào.

Hỏi đáp bác sĩ
Tiểu buốt và đau khi quan hệ có sao không?

Đau khi quan hệ cảnh báo điều gì? Cùng tìm hiểu tiểu buốt, đau rát sau quan hệ có nguy hiểm không qua bài viết dưới đây nhé!

Hỏi đáp bác sĩ
[Bác sĩ giải đáp] Quan hệ xong bị rong kinh có sao không?

Bị rong kinh sau khi quan hệ khiến chị em cảm thấy lo lắng và có tâm lý ngại gần gũi với bạn đời. Vậy quan hệ xong bị rong kinh có sao không? Phòng tránh như thế nào?

All in one
Liên hệ