Nhiều bạn nữ tìm cách làm chậm kinh khi đi du lịch xa hay công tác. Mặc dù, kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng không thể phủ nhận sự bất tiện khi hành kinh. Những cách làm chậm kinh nguyệt an toàn, hiệu quả là gì? Cùng tìm hiểu.
1. Có làm chậm kinh nguyệt được không?
Kinh nguyệt là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bị bong theo chu kỳ do sự thay đổi nội tiết tố, làm chảy máu âm đạo. Kinh nguyệt thường diễn ra theo chu kỳ, trung bình khoảng 28 ngày.
Sử dụng thuốc trì hoãn kỳ kinh nguyệt có thể làm chậm kinh hiệu quả. Thuốc làm chậm kinh nguyệt có thành phần là hormone progesterone – đây là một hormone sinh dục nữ giúp điều hòa chu kì kinh nguyệt. Bên cạnh đó, còn có hormone estrogen cũng điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.
Theo sinh lý, estrogen sẽ điều hòa kinh nguyệt ở nửa chu kì đầu, kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung. Sau đó, chu kỳ kinh nguyệt sẽ chịu tác động của cả 2 hormone progesterone và estrogen. Vào những ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt, progesterone và estrogen suy giảm làm niêm mạc tử cung bị bong tróc, tạo ra hiện tượng chảy máu trong kinh nguyệt.
Sử dụng thuốc chứa hormone sinh dục nữ progesterone có thể chứa thêm estrogen sẽ khiến cho niêm mạc tử cung không bong tróc, nhờ đó làm chậm chu kỳ kinh nguyệt.
2. Các cách làm chậm kinh
2.1. Dùng thuốc
Dùng thuốc được xem là cách làm chậm kinh an toàn, đơn giản và hiệu quả nhất. Thuốc được sử dụng có thể là thuốc tránh thai hàng ngày hoặc thuốc trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt như:
- Norethindrone
Đây là thuốc tránh thai có một thành phần là hormone progesterone nên sẽ khiến cho ngày hành kinh chậm hơn so với thời gian dự kiến. Cách sử dụng rất đơn giản, uống thuốc trước ngày hành kinh khoảng 3 – 4 ngày. Khi ngừng thuốc sau 2 – 3 ngày, chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra bình thường.
Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này, bạn nữ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có thể sử dụng theo liều phù hợp và an toàn. Một số tác dụng phụ có thể gặp như: ngực căng tức, tâm trạng rối loạn, buồn nôn, nhức đầu,…
- Thuốc tránh thai hàng ngày
Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày cũng là cách làm chậm kinh hiệu quả. Với vỉ thuốc có 28 viên, bạn nữ có thể chỉ cần uống 21 viên theo chiều mũi tên trên vỉ thuốc và bỏ đi 7 viên có màu khác. Nếu là vỉ 21 viên, bạn cần sử dụng hết các viên.
Trường hợp chưa bao giờ dùng thuốc tránh thai, bạn có thể sử dụng loại 21 viên cho việc thực hiện được đơn giản hơn. Uống liên tục mỗi ngày 1 viên vào 1 thời điểm cố định tính từ ngày có kinh đầu tiên. Khi hết 21 viên, cũng là lúc em “dâu” xuất hiện lại sau vài ngày ngưng thuốc trước khi bắt đầu một vỉ thuốc mới, một chu kỳ kinh nguyệt nhân tạo mới.
2.2. Dùng nguyên liệu thiên nhiên
- Giấm táo
Giấm táo cũng là cách làm chậm kinh khoảng từ vài ngày đến một tuần. Giấm táo có thể làm chậm kinh là vì hàm lượng axit trong giấm tương đối cao.
Cách thực hiện cũng đơn giản: Pha loãng 1 – 2 muỗng canh giấm táo rồi uống mỗi tuần từ 2 – 3 lần, duy trì liên tục trong 10 – 12 ngày trước ngày hành kinh.
Tuy nhiên, bạn hãy pha đúng liều, không được uống quá nhiều, không uống giấm táo nguyên chất, chưa pha loãng để tránh làm tổn thương cổ họng, nướu, răng và dạ dày.
- Đậu lăng
Súp đậu lăng cũng có thể làm chậm ngày hành kinh. Để thực hiện cách này, hãy xay nhuyễn đậu lăng, đun sôi cùng nước, có thể nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn. Trước khi đến ngày hành kinh 1 – 2 tuần, hãy ăn món này đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, ăn nhiều súp đậu lăng có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
- Bột gelatin
Nhiều chị em chia sẻ rằng bột gelatin có thể là cách làm chậm kinh vài ngày. Y học từ thời Trung Quốc cổ đại cũng cho rằng, uống gelatin hòa tan cùng nước ấm là cách làm chậm kinh trong vài giờ.
- Nước chanh
Tương tự như giấm táo, hàm lượng axit citric ở trong chanh rất dồi dào nên đây cũng là một cách làm chậm kinh.
Mỗi ngày, bạn chỉ cần ăn một vài lát chanh mỏng hoặc uống nước chanh không đường trước khi đến kỳ hành kinh. Tuy nhiên, không được lạm dụng chanh vì axit có thể làm hỏng men răng, ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
- Ngò tây
Ăn rau mùi ngò tây cũng là một trong những cách làm chậm kinh đơn giản. Để làm chậm kinh bằng ngò tây, hãy ăn rau mùi ngò tây vào các bữa ăn hoặc nấu lá này để uống nước trước khi hành kinh đến khoảng vài ngày.
3. Làm chậm kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Làm chậm chu kỳ kinh nguyệt để có thể thoải mái vui chơi, du lịch biển… là một cách làm phản khoa học, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số cách làm chậm kinh được dân gian được lưu truyền sử dụng như ăn lá mùi ngò tây, ăn súp đậu lăng hay sử dụng giấm táo, chanh, … Tuy nhiên, biện pháp được nhiều người sử dụng và tin tưởng nhất hiện nay là sử dụng thuốc làm chậm kinh nguyệt, nhiều nhất là thuốc tránh thai hàng ngày.
Cách làm chậm kinh nguyệt này tuy hiệu quả nhưng nếu không cẩn thận có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ và hậu quả nghiêm trọng.
Thuốc tránh thai có thể làm cho nội mạc tử cung mỏng đi. Ngoài ra, thuốc có thể gây buồn nôn hoặc nôn, chóng mặt, đầy bụng, rối loạn hệ nội tiết, người sử dụng có thể bị rong kinh kéo dài hoặc vô kinh. Việc rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai sau này.
Bên cạnh đó, nếu uống thuốc quá nhiều, uống sai cách, sai liều lượng có thể ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe suy giảm, viêm nhiễm vùng kín,… Rối loạn nội tiết cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư vú và buồng trứng.
Bên cạnh nguy cơ rối loạn kinh nguyệt, sử dụng thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ bị đông máu, làm tắc nghẽn mạch máu. Cơ chế là do hormone estrogen có trong thuốc tránh thai làm tăng hoạt động của các yếu tố đông máu II, VII, IX và X, tăng phân hủy fibrinogen tạo fibrin – protein tham gia vào quá trình đông máu và gây kết tụ tiểu cầu. Khả năng gây đông máu này dẫn đến hiện tượng thuyên tắc mạch máu.
Đối với người có bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, bệnh lý gan, thận, huyết khối, bị chứng đau nửa đầu hay bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư tử cung, u vú cần phải lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai có chứa estrogen để chậm kinh.
Thuốc còn có thể gây ra các tác dụng phụ như giảm hemoglobin, gây xuất huyết tử cung, ra khí hư, thiếu máu, suy nhược cơ thể, ăn uống không tiêu, mất ngủ, đau chân, lạnh run, viêm nhiễm.
Ngoài ra, hiện tượng đau bụng hoặc cơn co tử cung, đau lưng, chóng mặt, tiêu chảy, nhức đầu, buồn nôn và nôn, tăng cân cũng thường xuất hiện khi sử dụng thuốc tránh thai không đúng cách.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc tránh thai sẽ không gây ra các hậu quả nghiêm trọng nếu chúng ta biết sử dụng đúng và đủ liều lượng. Tốt nhất, bạn nên dành thời gian đến các trung tâm y tế uy tín để được các bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn trước khi quyết định sử dụng bất kì loại thuốc nào
4. Sau khi sử dụng các cách làm chậm kinh thì giờ có kinh lại?
Tùy từng cơ địa mỗi người, thời gian có kinh trở lại sẽ khác nhau. Thông thường, khoảng từ 10 – 15 ngày, kinh nguyệt sẽ có lại bình thường. Trong một số trường hợp, kinh nguyệt có thể xuất hiện lại trong vòng vài giờ sau khi chị em ngừng dùng thuốc làm chậm kinh.
5. Lưu ý khi làm chậm kinh nguyệt
Áp dụng các cách làm chậm kinh nguyệt chính là can thiệp vào hoạt động sinh lý tự nhiên của cơ thể. Việc đó có thể đem lại một số hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Trong trường hợp bắt buộc phải thực hiện, cần lưu ý một số điều sau:
- Nên kết hợp nhiều cách làm chậm kinh nguyệt để mang lại hiệu quả tốt nhất. Các biện pháp tự nhiên khá an toàn nhưng hiệu quả lại tùy thuộc vào cơ địa và sinh lý mỗi người.
- Nên ưu tiên sử dụng cách làm chậm kinh tự nhiên và chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, bạn cần đến thăm khám với bác sĩ để được tư vấn và chỉ định sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều.
- Với các bạn nữ trong độ tuổi dậy tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tránh để làm chậm kinh nguyệt. Vì nội tiết tố chưa ổn định, nếu sử dụng thuốc này có thể gây rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh lý của cơ thể.
- Không được lạm dụng bất kì cách làm chậm kinh nguyệt kể cả thuốc hay tự nhiên, để tránh những ảnh hưởng đáng tiếc về sau. Nếu không bắt buộc nên để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường.
- Hãy nhớ rằng, việc tự ý thay đổi sinh lý tự nhiên sẽ gây ra một số tác dụng phụ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và nội tiết tố, khó thụ thai, nguy cơ đông máu gây tắc nghẽn mạch máu, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch,…
Các cách làm chậm kinh như bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không được lạm dụng và nên cân nhắc đến nguy cơ – lợi ích mà các phương pháp này mang lại. Với trường hợp sử dụng thuốc làm chậm kinh, cần phải có tham vấn và tư vấn từ bác sĩ.
[block id=”6059″]