Chậm kinh 4 tháng có sao không là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc. Chậm kinh hay tình trạng rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của nữ giới đang có sự bất ổn. Vậy chậm kinh 4 tháng có phải là một dấu hiệu đáng lưu ý?
1. Câu hỏi của người bệnh
Chậm kinh là tình trạng phổ biến ở nữ giới, đặc biệt là trong độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, khi tình trạng chậm kinh này kéo dài tới 4 – 5 tháng hoặc lâu hơn có thể là một dấu hiệu cần lưu ý. Vậy chậm kinh 4 tháng có sao không?
2. Bác sĩ trả lời: bị chậm kinh 4 tháng có sao không?
2.1. Chậm kinh 4 tháng có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng rối loạn kinh nguyệt phổ biến do sự mất cân bằng nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể nữ giới.
Chậm kinh 4 tháng có sao không?
Trong một số thời điểm đặc biệt trong suốt giai đoạn sinh sản của phụ nữ, hoạt động của hệ trục nội tiết (vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng) có thể bị “lệch nhịp”. Sự “lệch nhịp” này gây ra hàng loạt các hiện tượng kinh nguyệt không đều như rong kinh, vô kinh, trễ kinh,…
Ngoài ra một số nguyên nhân bệnh lý như: Suy giảm chức năng tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang, viêm nhiễm phụ khoa,.. hoặc một số bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… cũng là nguyên nhân gây rối loạn chu kỳ.
Ngoài ra một số nguyên nhân khác gây rối loạn kinh nguyệt như thừa cân, tâm sinh lý bất ổn, stress trong công việc,…
Tùy vào mỗi nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, người bệnh sẽ có một phương pháp điều trị khác nhau cũng như đáp án cho câu hỏi ”Chậm kinh 4 tháng có sao không?. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.
Với câu hỏi “Chậm kinh 4 tháng có sao không?”, tình trạng của bạn đang gặp là kinh thưa, khoảng cách giữa các chu kì quá xa nhau. Tình trạng này có thể gặp trong nhiều bệnh, trong đó nguy cơ bị buồng trứng đa nang chiếm tỉ lệ cao. Để biết chính xác nguyên nhân là gì, bạn cần làm siêu âm phụ khoa và các xét nghiệm liên quan. Đặc biệt, bạn nên đi thăm khám và kiểm tra sớm để bác sĩ kịp thời đưa ra hướng xử trí sớm cho mình nhé
Ngoài ra, tình trạng hiện tượng vô kinh từ 3 chu kỳ hoặc từ 6 tháng trở lên được gọi là vô kinh thứ phát. Nguyên nhân do:
- Tình trạng suy buồng trứng sớm, hoặc U buồng trứng.
- Thiếu dinh dưỡng hay giảm cân quá mức: Cơ thể thiếu dinh dưỡng sẽ làm giảm chức năng nội tiết tố trong cơ thể. Từ đó, quá trình rụng trứng bị ảnh hưởng, dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.
- Tâm sinh lý bất ổn: Căng thẳng, stress ảnh hưởng đến chức năng vùng dưới đồi. Đây là nơi kiểm soát các hormone sinh lý, giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Vùng dưới đồi bị ảnh hưởng sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt không ổn định,
- Sử dụng các loại thuốc gây vô kinh: Như thuốc tránh thai, thuốc an thần, thuốc hóa trị, thuốc trầm cảm, các thuốc huyết áp,…
- Vận động quá sức: Với việc luyện tập quá mức, quá nghiêm ngặt so với sức chịu đựng có thể gây vô kinh.
- Đau ốm kéo dài.
- Béo phì hoặc tăng cân đột ngột cũng dẫn đến vô kinh.
- Các vấn đề về tuyến hormone như tuyến giáp, tuyến yên cũng ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt
- Sẹo do trước đây có phẫu thuật tử cung.
Dù với bất kỳ nguyên nhân nào thì các chị em cũng nên đến Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được các bác sĩ lành nghề theo dõi, tìm kiếm nguyên nhân và điều trị nhé
2.2. Chậm kinh 4 tháng có phải vô sinh không?
Giải đáp câu hỏi “Chậm kinh 4 tháng có phải là dấu hiệu vô sinh không?”. Các chuyên gia cho biết, kinh nguyệt không đều nếu nguyên nhân bắt nguồn từ tình trạng sinh lý như: Rối loạn nội tiết tiền mãn kinh hoặc tình trạng dậy thì, hay do tâm sinh lý, thói quen sống không lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hoặc các chất kích thích, rượu bia,… thì thường không dẫn đến vô sinh.
Chỉ cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, cải thiện tinh thần, và xây dựng lại chế độ ăn uống lành mạnh, kinh nguyệt có thể ổn định bình thường và không ảnh hưởng đến việc mang thai.
Tuy nhiên, vô sinh có thể xảy ra khi mắc các vấn đề phụ khoa nhưng không được điều trị đúng cách hoặc được phát hiện khi đã muộn. Nếu đã 4 tháng mà bạn vẫn chưa có kinh nguyệt, việc thăm khám với chuyên gia sản phụ khoa là điều cần thiết.
Nếu tình trạng kéo dài đến 6 tháng, vô kinh thứ phát có thể xảy ra. Chu kỳ rụng trứng bị rối loạn, khả năng thụ thai có thể gặp khó khăn. Nếu không được điều trị sớm và triệt để, vô kinh thứ phát có thể dẫn đến việc mất kinh nguyệt hoàn toàn.
Tóm lại, chậm kinh 4 tháng có sao không cần dựa trên quá trình thăm khám và kết quả xét nghiệm.
2.3. Yếu tố tăng nguy cơ bị chậm kinh
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị chậm kinh, gồm:
- Tâm sinh lý bất ổn, stress, áp lực công việc hay học tập không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ chậm kinh.
- Trước tuổi dậy thì: Các bé gái dậy thì sớm, từ khoảng 9 tuổi hoặc khi kinh nguyệt bắt đầu muộn hơn một hoặc hai năm so với tuổi dậy thì.
- Mang thai: Bạn sẽ không có kinh nguyệt cho đến khi em bé được sinh ra.
- Cho con bú: Bạn sẽ không có kinh nguyệt nếu đang cho con bú hoàn toàn. Kinh nguyệt sẽ trở lại khi bé bỏ bú hoặc bú ít hơn.
- Sau mãn kinh: Mãn kinh là thời gian buồng trứng ngừng sản xuất trứng và kinh nguyệt sẽ không xảy ra. Mãn kinh thường sẽ rơi vào độ tuổi 51.
- Biện pháp tránh thai: Các thuốc tránh thai như thuốc tránh thai chỉ chứa progestin (POP – Progestin only pill), thuốc tiêm tránh thai progestogen, que cấy tránh thai progestogen… cũng làm trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt.
2.4. Làm gì khi bị chậm kinh 4 tháng?
Ngoài câu hỏi “Bị chậm kinh 4 tháng có sao không?” thì “Chúng ta nên làm gì khi bị chậm kinh 4 tháng?” cũng là một vấn đề cần được giải đáp cho các chị em.
Tại các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ kiểm tra, xét nghiệm, và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để xác định tình trạng chu kỳ kinh nguyệt và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.
Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định không chỉ gây ra sự mất cân bằng về nội tiết, mà tình trạng này nếu diễn ra lâu dài có thể dẫn đến vô sinh hiếm muộn. Vì vậy, cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này để có hướng điều trị phù hợp.
Ngoài ra, các chị em cần chú ý đến một số điểm sau:
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, với lượng calo tiêu thụ phù hợp với lượng calo mất đi hàng ngày.
- Hạn chế các thực phẩm có hại cho sức khỏe như: thức uống có cồn, caffeine, thức ăn nhanh hoặc đồ ngọt.
- Nên tập thể dục thường xuyên, vừa phải, điều độ, phù hợp với thể trạng của cá nhân.
- Giữ cân nặng ổn định là cách để người phụ nữ duy trì vẻ đẹp cũng như sức khỏe.
- Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng, ngủ trước 11 giờ đêm, không nên thay đổi lịch sinh hoạt khiến hoạt động sinh lý của cơ thể không ổn định.
- Giữ tâm lý thoải mái, tinh thần thư giãn, không nên lo âu, căng thẳng quá mức.
3. Lời khuyên của bác sĩ
Câu hỏi chậm kinh 4 tháng có sao không thực tế do nhiều nguyên nhân gây nên. Hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ để trang bị cho mình những kiến thức tốt nhất nhé.
3.1. Chế độ sinh hoạt
- Nên tập thể dục thường xuyên, vừa phải, điều độ, phù hợp với thể trạng của cá nhân.
- Giữ cân nặng ổn định là cách để người phụ nữ duy trì vẻ đẹp cũng như sức khỏe.
- Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng, ngủ trước 11 giờ đêm, không nên thay đổi lịch sinh hoạt khiến hoạt động sinh lý của cơ thể không ổn định.
- Giữ tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái, không căng thẳng, lo âu quá mức.
- Để đạt hiệu quả cao trong điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Đặc biệt, khi cơ thể có những bất thường trong suốt quá trình điều trị, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ.
- Thăm khám định kỳ để được theo dõi, phát hiện và điều trị kịp thời. Sau điều trị, tái khám theo yêu cầu của bác sĩ để theo dõi diễn tiến của bệnh và có hướng điều trị tiếp theo nếu cần thiết.
3.2. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống cần cân bằng các chất dinh dưỡng trong cơ thể bao gồm: Protein, chất béo và carbs (carbohydrate). Ngoài ra, một số vi chất, như các vitamin và khoáng chất cần thiết như: Canxi, magie, sắt và kẽm cũng cần được bổ sung.
Bạn nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ: thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, trái cây…và hạn chế những thức ăn có nhiều chất béo cũng như những chất kích thích như cà phê, bia, rượu, trà và thuốc lá.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh giúp cân bằng hormon estrogen. Estrogen là hormon chính điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Các thực phẩm giàu phytoestrogen như đậu nành,… có thể giúp cân bằng nội tiết tố và giảm một số triệu chứng mãn kinh như kinh nguyệt không đều, tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, thay đổi tâm sinh lý.
3.3. Phương pháp phòng ngừa chậm kinh hiệu quả
Để phòng ngừa chậm kinh, bạn cần:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, không nên thụt rửa quá sâu hay sử dụng quá nhiều dung dịch vệ sinh. Việc làm này có thể làm thay đổi pH sinh lý, gây viêm nhiễm vùng kín.
- Xây dựng lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn. Giữ tâm lý vui vẻ, tránh căng thẳng trong công việc và học tập.
- Tập thể dục vừa sức cùng với một chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát được cân nặng của mình. Xây dựng chế độ hợp lý để tránh tăng cân hoặc sụt cân quá đột ngột.
- Bổ sung vitamin D: Vitamin D có chức năng hỗ trợ sự hấp thụ canxi trong ruột, giúp xương khỏe mạnh. Ngoài ra, vitamin D cũng điều chỉnh quá trình rụng trứng. Bạn nên dành thời gian ở ngoài ánh mặt trời vào buổi sáng, bổ sung thêm vitamin D, tiêu thụ thêm một số sản phẩm như sữa đậu nành hay ngũ cốc có vitamin D.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý như: Bệnh lý tuyến giáp, u nang buồng trứng, các bệnh phụ khoa… có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Việc thăm khám định kỳ có thể giúp bác sĩ điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng về sau.
Hi vọng bài viết đã giúp các bạn giải được thắc mắc: “Bị chậm kinh 4 tháng có sao không?”. Chậm kinh là tình trạng phổ biến ở người phụ nữ, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và quá trình mang thai. Do đó, chị em cần phải đến các cơ sở khám sản phụ khoa uy tín để có thể kịp thời phát hiện và điều trị.
Để được tư vấn kỹ hơn hoặc đặt khám với bác sĩ, vui lòng để lại thông tin ở phiếu đăng ký dưới đây.Liên hệ - đặt lịch