Bị mụn cóc bao lâu thì khỏi?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Mắc mụn cóc bao lâu thì khỏi là câu hỏi được một số chị em phụ nữ quan tâm. Cùng tìm hiểu về hiện tượng và cách điều trị mụn cóc trong bài viết dưới đây để hiểu rõ nhé!

Mụn cóc là hiện tượng gây ra bởi virus HPV, gây ra nỗi khó chịu cho phụ nữ. Vậy bị mụn cóc bao lâu thì khỏi?. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn về hiện tượng này đồng thời giới thiệu về phương pháp điều trị mụn cóc. Cùng tìm hiểu!

1. Tại sao lại có mụn cóc?

Mụn cóc là một bệnh lý khá phổ biến, lành tính, tổn thương da thuộc vùng thượng bì do nhiễm papillomavirus ở người (HPV). Tổn thương mụn cóc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào ở trên cơ thể người cùng với nhiều hình thái khác nhau.

Mụn cóc là bệnh lý có tổn thương trên bề mặt da.
Mụn cóc là bệnh lý có tổn thương trên bề mặt da

Các triệu chứng lâm sàng chính của tình trạng nhiễm trùng HPV bao gồm: mụn cóc thông thường, mụn cóc sinh dục, mụn cóc phẳng và mụn cóc ở lòng bàn tay và bàn chân sâu (myrmecia).

Các triệu chứng ít phổ biến hơn của tình trạng nhiễm trùng HPV bao gồm: tăng sản biểu mô khu trú (bệnh Heck), chứng loạn sản biểu bì verruciformis và u nang plantar. Mụn cóc có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua những vết thương hở của da và niêm mạc đang nhiễm virus.

2. Bị mụn cóc bao lâu thì khỏi?

Vậy bị mụn cóc bao lâu thì khỏi? Thời gian cần thiết để có thể giải quyết được tình trạng mụn cóc trên cơ thể sẽ phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp được sử dụng để điều trị và tình trạng đáp ứng điều trị của mỗi người bệnh.

Mụn cóc thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị, tùy vào mỗi người bệnh mà khoảng thời gian để những chiếc mụn cóc biến mất sẽ khác nhau. Có thể mất đến 2 năm để virus HPV rời khỏi cơ thể bạn hoàn toàn và mụn cóc biến mất. Mụn cóc cũng thường tồn tại lâu hơn ở cơ thể của trẻ vị thành viên và người lớn hơn.

3. Phương pháp điều trị mụn cóc

Ngoài trả lời cho câu hỏi bị mụn cóc bao lâu thì khỏi, phương pháp điều trị mụn cóc cũng rất được quan tâm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng một nửa số bệnh nhân có mụn cóc có thể tự biến mất trong vòng 1-2 năm. Do đó, việc kiên nhẫn chờ đợi có thể được coi là một phương pháp an toàn cho những mụn cóc mới.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị rằng việc điều trị càng sớm càng tốt để giảm lượng virus lây lan sang các vùng da khác và có thể giảm nguy cơ tái phát:

  • Acid salicylic: Đây là thành phần chính có trong aspirin và nó thường là lựa chọn đầu tiên trong việc điều trị mụn cóc. Acid salicylic là phương pháp điều trị tại chỗ duy nhất (bôi trực tiếp dược chất lên da) kết quả rõ ràng vượt trội so với giả dược. Acid salicylic có chi phí khá thấp và ít tác dụng phụ, có nhiều dạng chế phẩm không kê đơn như chất lỏng, gel và miếng dán, có nồng độ dao động từ 17% – 40%.
Acid salicylic có thể coi là lựa chọn đầu tay điều trị mụn cóc.
Acid salicylic có thể coi là lựa chọn đầu tay điều trị mụn cóc

Để xử lý mụn cóc, người bệnh có thể ngâm da trong 10 đến 15 phút, sau đó loại bỏ lớp da chết của mụn cóc bằng bàn chà hoặc đá kỳ sau đó thoa acid salicylic lên mụn cóc. Thực hiện điều này 1-2 lần mỗi ngày trong 12 tuần. Đối với mụn cóc ở vùng da dày, như lòng bàn chân, sử dụng miếng dán trong vài ngày có thể là phương án tốt nhất. Tiếp tục điều trị trong 1-2 tuần sau khi mụn cóc biến mất có thể giúp ngăn ngừa mụn cóc tái phát.

  • Liệu pháp áp lạnh

Bác sĩ thường thực hiện phương pháp áp hoặc phun nitơ lỏng lên mụn cóc và một vùng da nhỏ xung quanh. Nhiệt độ cực lạnh của nitơ lỏng (có thể thấp tới –321 F) có thể gây bỏng da, đau đớn, mẩn đỏ và thường làm phồng rộp.

Thường cần đến 3-4 lần điều trị như vậy, mỗi lần cách nhau 2-3 tuần, nhiều hơn sẽ không hiệu quả. Khi da đã lành, việc sử dụng acid salicylic sẽ giúp cho da bong ra nhiều hơn.

Có một số thử nghiệm đã chỉ ra rằng cả axit salicylic và phương pháp áp lạnh đều có hiệu quả tương đương nhau, với tỷ lệ chữa khỏi dao động từ 50% – 70%. Tuy nhiên, đã có những bằng chứng cho thấy liệu pháp áp lạnh đặc biệt hiệu quả đối với mụn cóc ở tay.

  • Băng keo

Mặc dù đây không phải là cách tiếp cận điều trị hiện đại nhưng phương pháp này lại mang lại ít mang đến rủi ro cho người bệnh. Nếu định áp dụng phương pháp này cho những chiếc mụn cóc, người bệnh nên sử dụng băng keo nhôm. Băng keo kín, có thể làm cho phần da chết và virus sẽ được loại bỏ cùng với lớp băng keo khi tháo ra.

Băng keo là cách điều trị phổ biến, dễ thực hiện.
Băng keo là cách điều trị phổ biến, dễ thực hiện
  • Thuốc

Khi các phương pháp điều trị tiêu chuẩn không đạt được kết quả mong muốn trong việc loại bỏ mụn cóc, thuốc theo toa có thể được áp dụng. Một trong những loại thuốc trị liệu miễn dịch tại chỗ phổ biến được sử dụng là imiquimod (Aldara), được áp dụng trên da để điều trị mụn cóc.

Cơ chế hoạt động của imiquimod là kích thích phản ứng miễn dịch và tạo ra sự kích ứng tại vị trí mụn cóc. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ và có ít bằng chứng cụ thể về độ hiệu quả của thuốc trong việc điều trị mụn cóc.

  • Đốt điện và nạo bỏ

Bác sĩ thường sẽ tiến hành quá trình ủ tê trực tiếp trước khi thực hiện việc làm khô mụn cóc bằng kim điện và sử dụng dụng cụ giống như cái muỗng, được gọi là nạo, để cạo mụn cóc. Phương pháp này thường dẫn đến tình trạng sẹo, tương tự như sau quá trình phẫu thuật loại bỏ mụn cóc.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng cho các trường hợp mụn cóc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác và không nên sử dụng ở vùng lòng bàn chân.

  • Liệu pháp quang động

Ở trong một nghiên cứu, liệu pháp quang động với acid 5-aminolevulinic tại chỗ đã được bôi trực tiếp lên mụn cóc, sau đó là quá trình kích hoạt quang học bằng các đi-ốt phát sáng 633 nm màu đỏ trong một khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuần có thể giúp cải thiện 68%

  • 5-Fluorouracil

Đây là một chất hóa trị liệu tại chỗ chủ yếu được áp dụng để điều trị dày sừng quang hóa. Nó đã được chứng minh hiệu quả trong việc điều trị mụn cóc khi sử dụng dưới dạng băng kín hàng ngày trong tối đa một tháng và cũng đã được sử dụng cho trẻ em.

  • Laser CO2

Bác sĩ sẽ áp dụng chùm ánh sáng năng lượng cao để tiến hành phá hủy mụn cóc. Phương pháp này thường được thực hiện nhanh chóng, nhưng bệnh nhân cần được ủ tê hoặc tiêm tê tại chỗ để giảm cảm giác đau. Sau khi thủ thuật được thực hiện, việc chăm sóc vết thương cẩn thận là cần thiết để tránh nhiễm trùng và có thể giúp giảm nguy cơ để lại sẹo.

4. Cách giảm nguy cơ tái lại và lây nhiễm mụn cóc

Điều nên làm: Vì mụn cóc là do căn nguyên virus gây ra nên chúng có thể dễ dàng lây lan giữa người với người hay thậm chí lây lan sang nhiều những bộ phận khác nhau trên cơ thể. Việc áp dụng các “mẹo” phòng ngừa mụn cóc cơ bản có thể sẽ giúp mụn cóc lành nhanh hơn hoặc tránh cho việc mụn cóc mọc lại trong tương lai:

  • Rửa tay nhiều lần, đúng cách hàng ngày bằng xà phòng, đặc biệt là phải rửa tay sau khi tiếp xúc với người khác hoặc sau khi sử dụng phòng tắm chung.
  • Băng hoặc che chắn cẩn thận các vết thương hở, vết loét hoặc vết phồng rộp để tránh việc virus HPV có thể dễ dàng xâm nhập.
  • Không nên đụng, chạm vào những vết mụn cóc của chính mình, vì có thể khiến cho chúng dễ lan rộng hơn.
  • Luôn sử dụng loại giày lội nước hoặc dép lê riêng biệt khi ở trong phòng tập thể dục hoặc phòng thay đồ chung.

Điều không nên làm: Một số hành động của người bệnh khiến cho những vị trí mụn cóc tăng kích thước hoặc lây lan sang chỗ khác như:

  • Động chạm và mụn cóc nhiều.
  • Dùng chung khăn lau với người mắc mụn cóc
  • Tự ý dùng những vật dụng không đủ sạch để lấy mụn cóc.
  • Tự mua thuốc điều trị không có sự hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.

Lời khuyên của bác sĩ: Người bệnh khi có triệu chứng của mụn cóc cần được sự thăm khám của các bác sĩ có kinh nghiệm, điều trị theo phác đồ. Không nên tự điều trị hay tác động quá nhiều vào tổn thương, tránh tổn thương lan tràn hay tăng kích thước.

Nếu còn thắc mắc có thể liên hệ qua Zalo với phòng khám để được giải đáp. Để có thể đặt lịch khám sản phụ khoa và sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Phòng khám chuyên khoa Siêu âm Sản phụ khoa, người bệnh có thể liên hệ qua hotline đặt lịch: 0868 555 168 hoặc qua website. Ngoài ra, chị em có thể tham gia vào group Facebook, Zalo để hỏi đáp những vấn đề liên quan đến sản phụ khoa.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Ra máu trước kỳ kinh: Nguyên nhân và cách xử trí

Ra máu trước kỳ kinh thường xảy ra ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Vậy cách xử lý thế nào?

Thông tin kiến thức
Tái tạo cổ tử cung là gì? Mối liên hệ với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em nhiều độ tuổi khác nhau. Hiểu rõ về quá trình tái tạo cổ tử cung giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý này hiệu...

Thông tin kiến thức
Bác sĩ giải đáp: Ra máu âm đạo bất thường nguy hiểm như thế nào?

Chảy máu âm đạo bất thường báo động cho sức khỏe phụ nữ. Bài viết giải đáp nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của chảy máu âm đạo. Đọc ngay!

Thông tin kiến thức
Bật mí cách sử dụng cốc nguyệt san hiệu quả

Cốc nguyệt san là sản phẩm phổ biến trong chăm sóc chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tìm hiểu về cốc nguyệt san qua bài viết sau.

All in one
Liên hệ