Virus HPV mụn cóc tồn tại bao lâu ngoài môi trường?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Virus mụn cóc tồn tại bao lâu ngoài môi trường? Virus HPV mụn cóc gây bệnh gì? Làm sao để phòng ngừa? Hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu nhé.

Virus mụn cóc tồn tại bao lâu ngoài môi trường? Virus HPV mụn cóc là một trong những nguyên nhân gây ra những căn bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, mụn sinh dục, sùi mào gà,… Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Virus HPV mụn cóc là gì?

Virus mụn cóc (virus HPV: Human Papilloma Virus) là một virus DNA sợi đôi, thuộc họ Papillomaviridae, chúng thường tồn tại trên da, các tế bào niêm mạc, cơ quan sinh dục, mắt, miệng, hậu môn… Virus xâm nhập vào da qua những vết trầy xước, vết thương, qua thời gian tạo thành những u nhỏ có bề mặt sần sùi, lành tính, gọi là mụn cóc.

Mụn cóc hay gặp mọc ở bàn tay, cánh tay và chân. Tuy là một bệnh lý lành tính nhưng mụn cóc gây mất thẩm mỹ, điều trị lâu và có khả năng lây nhiễm cao.

Nó có thể tự lây sang các vùng da lân cận hoặc các cơ quan khác nếu vùng da có mụn cóc tiếp xúc (gãi, chạm, sờ, cầm nắm,…) vào vị trí đó hay thậm chí lây cho những người khác khi trực tiếp tiếp xúc hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân. Câu hỏi virus mụn cóc tồn tại bao lâungoài môi trường được rất nhiều người quan tâm.

Mụn cóc do virus HPV mụn cóc gây ra
Virus HPV mụn cóc

Dựa vào vị trí nổi mụn và hình dạng mụn, mụn cóc được chia làm nhiều loại:

  • Mụn cóc thông thường: hay gặp ở bàn tay, ngón tay, xung quanh móng. Mụn thường có chấm nhỏ màu đen, sần sùi; thường xuất hiện qua các vết xước sau khi cắn móng hay cắt tỉa móng tay.
  • Mụn cóc dạng sợi mảnh: loại mụn này hay gặp ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch như HIV, dùng thuốc ức chế miễn dịch,… Biểu hiện là những nốt mụn dài và mảnh mọc trên da, xuất hiện nhiều xung quanh mắt, mũi, miệng.
  • Mụn cóc phẳng: là những nốt mụn nhỏ (kích thước từ 1 – 5mm), ít sần sùi hơn, phải nhìn và sờ kĩ mới phát hiện được. Mụn cóc dạng này có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Hay gặp ở bàn tay, cẳng tay hoặc mặt cổ. Khi mụn cóc đã lây lan nhiều, việc điều trị cần rất nhiều thời gian.
  • Mụn cóc ở chân: thường thấy ở gót hoặc lòng bàn chân, làm người bệnh khó chịu và đau đớn khi di chuyển do chạm vào nốt mụn.

2. Virus HPV tồn tại bao lâu?

2.1. Ngoài cơ thể người

Virus HPV có thể tồn tại rất lâu ở ngoài môi trường tự nhiên. Tùy vào điều kiện độ ẩm, nhiệt độ mà thời gian virus tồn tại bao lâu sẽ có sự thay đổi khác nhau.

Nếu ra khỏi cơ thể người, virus HPV sẽ bị tiêu diệt nếu nhiệt độ môi trường quá 60 độ C. Do đó, nhiệt độ vào môi trường bình thường không đủ để tiêu diệt loại virus này. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp, virus HPV sẽ tạm ngưng hoạt động và bùng phát trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi.

2.2. Trên cơ thể người

Cơ thể con người là vật chủ lý tưởng để sinh tồn và phát triển của virus HPV. Vì vậy, virus này bắt buộc phải ký sinh và hút chất dinh dưỡng ở cơ thể người để tồn tại.

Virus HPV có thể lây từ người này sang người khác bằng cách tiếp xúc gần hoặc chạm vào đồ vật mà người nhiễm sử dụng như khăn tắm, dao cạo râu,… Lúc này, virus có thể tồn tại trên da, niêm mạc người bị nhiễm và sau nhiều tháng mới biểu hiện ra bệnh.

Khi mụn cóc bắt đầu xuất hiện, thời gian tồn tại của chúng sẽ khác nhau tùy theo cơ địa. Một số loại mụn cóc có thể tự khỏi. Trong trường hợp cần phải điều trị, thông thường triệu chứng mụn cóc sẽ biến mất sau một vài tuần, nhưng bạn vẫn có thể bị tái phát vì vẫn còn virus tồn tại trong cơ thể nếu điều trị không dứt điểm.

Tất cả những điều này chứng minh rằng virus HPV có thể sống trong cơ thể người rất lâu.

2.3. Môi trường không khí

Virus HPV thường lây truyền qua tiếp xúc da hoặc qua các hoạt động tình dục, chứ không tồn tại và lây nhiễm qua không khí như một số loại virus khác. Trong môi trường không khí, chúng nhanh chóng mất đi khả năng lây nhiễm do không có điều kiện dinh dưỡng và môi trường phù hợp để tồn tại lâu dài.

2.4. Môi trường bệnh viện

Một số nghiên cứu cho thấy virus HPV có khả năng tồn tại trong môi trường bệnh viện, đặc biệt trên các kẹp sinh thiết, găng tay phẫu thuật…Tuy nhiên, chúng sẽ bị tiêu diệt ngay lập tức khi ở trong những môi trường có nhiều hóa chất như xà phòng, rượu, cồn, chất diệt khuẩn…

3. Virus HPV không thể tồn tại trong môi trường nào?

Cơ thể con người là nơi tồn tại chính của virus HPV, điều kiện thuận lợi nhất để chúng phát triển là ở 30-40 độ C. Khi ra ngoài cơ thể, virus HPV không thể sống lâu trong môi trường khô ráo và không có vật chủ.

Ở nhiệt độ môi trường trên 60 độ C, chúng sẽ bị tiêu diệt. Nếu nhiệt độ quá thấp, các virus cũng sẽ tạm ngưng hoạt động và vào trạng thái ẩn chờ điều kiện thích hợp để tiếp tục bùng phát. Điều này làm giảm khả năng lây nhiễm của virus HPV trong các môi trường ngoài cơ thể người, đặc biệt là những môi trường không cung cấp đủ điều kiện sinh sống và phát triển cho virus.

4. Ai là người có nguy cơ cao nhiễm virus HPV?

Bên cạnh câu hỏi virus HPV tồn tại bao lâu thì đối tượng dễ nhiễm virus HPV cũng được nhiều người quan tâm.

Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc loại virus này, bao gồm:

  •  Trẻ em có tỷ lệ bị mụn cóc thường cao hơn so với lứa tuổi khác vì thói quen hay tiếp xúc với môi trường có nhiều virus HPV ví dụ như cắn móng tay, không đi dép, hay nghịch đất, cát,…
  • Tỷ lệ xuất hiện mụn cóc nam nhiều hơn nữ, nhất là ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới.
  • Những người có thói quen hoạt động tình dục không an toàn, bao gồm những hành động tiếp xúc của da và niêm mạc, là yếu tố nguy cơ chính làm lây nhiễm virus HPV gây mụn cóc ở bộ phận sinh dục.
  • Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ nhiễm mụn cóc so với việc không hút thuốc.
Hút thuốc lá tăng nguy cơ mắc mụn cóc
Hút thuốc lá tăng nguy cơ mắc mụn cóc
  • Những người gặp các vấn đề liên quan tới hệ miễn dịch bị suy yếu, ví dụ như bệnh nhân HIV/AIDS, những người đã cấy ghép nội tạng, bệnh nhân ung thư đang sử dụng thuốc hóa chất, xạ trị,… Ở nhóm này, tỷ lệ mắc và tái phát, tỷ lệ chuyển thành dạng ác tính của mụn cóc sinh dục cao hơn so bình thường.
  • Nam giới chưa cắt bao quy đầu có nguy cơ nhiễm cao hơn những người đã cắt.
  • Một số thói quen sinh hoạt cũng là yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh, ví dụ như người có thói quen đi chân trần trên các bề mặt ẩm ướt (phòng tắm công cộng hoặc các bể bơi).
  • Việc dùng chung khăn tắm, dao cạo râu và các vật dụng cá nhân khác của người bị mụn cóc góp phần tăng khả năng mắc bệnh. Cắn móng tay là một thói quen cũng làm tăng nguy cơ.

5. Cách phòng ngừa virus HPV mụn cóc

Virus HPV dễ dàng lây lan từ người sang người và được tìm thấy ở khắp mọi nơi dẫn tới việc ngăn ngừa hoàn toàn virus này là không thể. Câu hỏi virus mụn cóc tồn tại bao lâu không còn nhiều ý nghĩa khi bạn biết phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh bằng các biện pháp phòng ngừa mụn cóc sau:

  • Không chạm vào mụn cóc của người bệnh: virus có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua vết thương hoặc vết trầy xước.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân: các vật dụng cá nhân như khăn tắm, dao cạo râu, bấm móng tay,… không sử dụng chung sẽ giúp hạn chế tiếp xúc với virus, giảm nguy cơ lây từ người khác.
  • Sát khuẩn và băng vết thương: virus HPV có ở khắp mọi nơi, nếu cơ thể bạn có các vết trầy xước. Đây là cơ hội để virus dễ dàng xâm nhập, ủ bệnh và bùng phát bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên: điều này giúp loại bỏ virus và cả các loại vi khuẩn gây bệnh khác ra khỏi da của bạn.
Rửa tay thường xuyên giúp phòng ngừa mụn cóc
Rửa tay thường xuyên giúp phòng ngừa mụn cóc
  • Giữ ẩm cho da: một làn da khô nẻ sẽ tạo điều kiện cho virus đi vào qua các vết nứt trên da, giữ độ ẩm da sẽ tạo một hàng rào bảo vệ tự nhiên khỏi các tác nhân gây bệnh.
  • Không cắn móng tay: việc cắn móng tay sẽ vô tình tạo ra các vết thương và trầy xước làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Thay đổi thói quen: virus HPV tồn tại rất lâu ở những nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao, bạn không nên đi chân trần ở phòng thay đồ, hồ bơi hay nhà tắm công cộng để ngăn ngừa nguy cơ bị mụn cóc ở bàn chân.
  • Tiêm vắc xin HPV: vắc xin giúp phòng ngừa mụn cóc và bệnh ung thư liên quan tới cơ quan sinh dục. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo nên tiêm cho trẻ em vì vắc xin bảo vệ tốt nhất trước khi trẻ tiếp xúc với các loại virus HPV.
  • Điều trị tăng tiết mồ hôi: chứng tăng tiết mồ hôi là tình trạng tiết mồ hôi quá mức, vượt quá mức cần thiết để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Điều này làm da của người bệnh có độ ẩm cao, làm tăng nguy cơ virus xâm nhập, có thể dẫn tới mụn cóc.

6. Lời khuyên của bác sĩ

Virus HPV gây mụn cóc rất dễ lây nhiễm từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ người này sang người khác. Nếu bản thân hoặc trong gia đình có người mắc bệnh, cần lưu ý phòng ngừa mụn cóc kĩ càng để hạn chế lây lan.

Khi có các dấu hiệu của mụn cóc, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn chính xác về tình trạng bệnh cũng như nhận lời khuyên. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể vào group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI để được bác sĩ giải đáp và nhận lời khuyên từ những người gặp trường hợp tương tự.

Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Chậm kinh 4 ngày có thai không?

Chậm kinh 4 ngày có thai không? Chậm kinh có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như stress, thay đổi cân nặng hoặc rối loạn nội tiết.

Thông tin kiến thức
Soi cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Soi cổ tử cung giúp tầm soát sớm ung thư và bệnh phụ khoa, nhưng nhiều chị em còn lo lắng. Tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn.

Thông tin kiến thức
Cách xử lý rong kinh đau lưng hiệu quả

Rong kinh đau lưng có nguy hiểm không? Tại sao lại gặp tình trạng này? Cách xử lý như thế nào?

Thông tin kiến thức
Rau bám mép là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rau bám mép là một dạng của nhau tiền đạo, xảy ra khi nhau thai nằm ở rìa cổ tử cung. Triệu chứng phổ biến là chảy máu âm đạo vào nửa sau thai kỳ. 

All in one
Liên hệ