Bị nấm ở vùng kín: Nhận biết và điều trị hiệu quả

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Bị nấm ở vùng kín có triệu chứng gì? và điều trị như thế nào?. Tìm hiểu dấu hiệu bị nấm vùng kín và cách điều trị và ngăn ngừa bệnh hiệu quả

Bị nấm ở vùng kín là một bệnh phổ biến gây khó chịu cho phụ nữ nhưng có thể được điều trị hiệu quả nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời.

Cùng tìm hiểu các dấu hiệu bị nấm vùng kín và các phương pháp điều trị khỏi tình trạng này nhé!

1. Triệu chứng nhận biết bị nấm ở vùng kín

Khi bị nấm ở vùng kín, người bệnh thường trải qua các triệu chứng như ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, khi mắc bệnh lý này, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:

  • Âm đạo và âm hộ sưng, nóng, đỏ. Trong trường hợp nặng, dấu hiệu sưng, đỏ có thể lan ra cả bẹn và đùi.
  • Xuất hiện tình trạng đau khi đi tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục.
  • Dịch âm đạo có những điểm bất thường như thể tích nhiều hơn, trắng, đục và vón thành cục.

 

Bị nấm ở vùng kín: Nhận biết và điều trị hiệu quả
Bị nấm ở vùng kín gây ra đau bụng kèm khí hư màu trắng bột

2. Có những cách nào để điều trị nếu bị nấm ở vùng kín?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như tình trạng tái mắc nấm vùng kín của mỗi người mà bác sĩ có thể đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau.

Nếu bệnh chỉ xuất hiện các dấu hiệu bị nhiễm nấm vùng kín mức độ nhẹ đến trung bình và không tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số thuốc điều trị không kê đơn như kem chống nấm, thuốc mỡ hoặc thuốc đạn để điều trị.

Thời gian điều trị thông thường kéo dài từ 1 đến 7 ngày. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân dùng thêm fluconazole (thuốc chống nấm kê đơn, không dùng cho phụ nữ mang thai).

Khi phương pháp điều trị trên không giúp cải thiện các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định một số điều trị sau:

  • Sử dụng thuốc chống nấm bôi: sử dụng liên tục tối đa trong 2 tuần, sau đó dùng 1 tuần/lần trong 6 tháng.
  • Thay thế thuốc chống nấm dạng bôi thành thuốc chống nấm dạng uống: các loại thuốc này có thể được sử dụng từ 2 – 3 liều mỗi đợt điều trị. Mặc dù đây là điều trị hiệu quả nhưng thường không được sử dụng cho phụ nữ mang thai.
  • Sử dụng liệu pháp kháng Azole (viên đặt âm đạo): dùng để điều trị nấm Candida.
Dùng thuốc đặt âm đạo cũng là một trong những phương pháp điều trị nấm hiệu quả
Dùng thuốc đặt âm đạo cũng là một trong những phương pháp điều trị nấm hiệu quả

3. Phương pháp tránh bị nấm ở vùng kín

Để giảm nguy cơ bị nấm ở vùng kín, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

  • Không dùng quần lót có đáy làm bằng chất liệu dễ khiến cho da nhạy cảm nên sử dụng chất liệu cotton.
  • Sử dụng quần lót tạo cảm giác thoải mái, tránh gây bó sát.
  • Hạn chế mặc quần áo ẩm ướt trong thời gian dài.
  • Sử dụng các sản phẩm sữa tắm, băng vệ sinh không gây kích ứng trên da.
  • Không được tự ý sử dụng các thuốc điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Khi tắm và vệ sinh vùng kín, chị em nên hạn chế sử dụng nước quá nóng.
  • Không thụt rửa âm đạo để tránh ảnh hưởng đến môi trường bên trong âm đạo.
Chị em không nên thụt rửa âm đạo để tránh tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển
Chị em không nên thụt rửa âm đạo để tránh tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển

4. Lời khuyên của bác sĩ

Bị nấm ở vùng kín không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không can thiệp kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai.

Khi có các triệu chứng, dấu hiệu bị nấm vùng kín, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và chăm sóc hiệu quả để điều trị triệt để nấm, tránh tình trạng tái nhiễm trong tương lai.

Người bệnh tuyệt đối không được tự ý điều trị tình trạng nấm vùng kín do có thể làm nặng thêm những triệu chứng bệnh, khiến thời gian điều trị dài thêm.

Khi có kế hoạch đi kiểm tra các bệnh lý phụ khoa, đặc biệt là những bất thường âm đạo, người bệnh không nên thụt rửa âm đạo vì có thể ảnh hưởng đến việc nhận định các triệu chứng bệnh của bác sĩ.

Cuối cùng, các dấu hiệu bị nấm vùng kín có thể rất mơ hồ, không trội lên thành những triệu chứng mà người bệnh có thể nhận biết. Vì vậy, chị em nên duy trì thói quen theo dõi những bất thường của cơ quan sinh dục như:

  • Âm đạo đỏ và sưng.
  • Dịch âm đạo có thể tích, màu sắc hoặc mùi bất thường.
  • Sốt trong thời gian dài.
  • Đau vùng kín kéo dài.

Ngoài ra, chị em cũng nên duy trì thói quen đi khám phụ khoa 6 tháng/lần để được phát hiện sớm những bệnh lý phụ khoa tiềm ẩn nhé.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về dấu hiệu nhận biết cũng như một số phương pháp điều trị khi bị nấm ở vùng kín hiệu quả.

Đây là bệnh lý dễ mắc vì vậy các chị em nên thực hiện một số biện pháp để phòng tránh tình trạng này. Khi xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo, chị em hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị nhé!

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Chậm kinh 4 ngày có thai không?

Chậm kinh 4 ngày có thai không? Chậm kinh có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như stress, thay đổi cân nặng hoặc rối loạn nội tiết.

Thông tin kiến thức
Soi cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Soi cổ tử cung giúp tầm soát sớm ung thư và bệnh phụ khoa, nhưng nhiều chị em còn lo lắng. Tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn.

Thông tin kiến thức
Cách xử lý rong kinh đau lưng hiệu quả

Rong kinh đau lưng có nguy hiểm không? Tại sao lại gặp tình trạng này? Cách xử lý như thế nào?

Thông tin kiến thức
Rau bám mép là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rau bám mép là một dạng của nhau tiền đạo, xảy ra khi nhau thai nằm ở rìa cổ tử cung. Triệu chứng phổ biến là chảy máu âm đạo vào nửa sau thai kỳ. 

All in one
Liên hệ