Chị em nên làm gì khi bị rong kinh?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Bị rong kinh phải làm sao là câu hỏi được nhiều chị em đặt ra. Đây là tình trạng có thể xảy ra vào bất kỳ giai đoạn nào của người phụ nữ. Cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí rong kinh kéo dài qua bài viết dưới đây nhé!

1. Một số nguyên nhân và dấu hiệu thường gặp của rong kinh

1.1. Nguyên nhân gây rong kinh

Rong kinh là tình trạng thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu kinh chảy hơn 80ml/chu kỳ. Nguyên nhân khiến cho nhiều chị em xuất hiện tình trạng này liên quan đến nhiều vấn đề của cơ thể. Cụ thể:

  • Sự mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến tình trạng rối loạn hoạt động buồng trứng và khả năng tiết hormone. Hai giai đoạn thường gặp tình trạng này là độ tuổi dậy thì – khi buồng trứng đang hoàn thiện và giai đoạn tiền mãn kinh – khi chức năng buồng trứng suy yếu.
  • Tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc tránh thai hoặc vòng tránh thai.
  • Người bệnh trong trạng thái thừa cân, béo phì hoặc có chế độ ăn uống không khoa học ảnh hưởng đến sự cân  bằng nội tiết tố.
  • Căng thẳng, stress kéo dài.
  • Các bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan sinh dục như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, các khối u ở cổ tử cungtử cung.
  • Một số bệnh lý toàn thân như bệnh viêm tuyến giáp, đái tháo đường, rối loạn đông máu,…

1.2. Triệu chứng rong kinh

Khi bị rong kinh, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Thời gian thay băng vệ sinh nhanh hơn bình thường do máu kinh chảy nhanh và nhiều.
  • Số lượng băng vệ sinh sử dụng tăng đáng kể so với bình thường trong những ngày kinh.
  • Đau bụng dữ dội trong những ngày “đèn đỏ”, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Máu kinh xuất hiện cục máu đông, chiếm lượng lớn máu kinh ngày “đèn đỏ”.
  • Da dẻ nhợt nhạt, xanh xao, hoa mắt, chóng mặt, thở dốc.
Khi bị rong kinh, người bệnh sẽ có thể tích máu kinh nhiều hơn bình thường
Khi bị rong kinh, người bệnh sẽ có thể tích máu kinh nhiều hơn bình thường

2. Rong kinh có thể tự khỏi không?

Trước khi tìm hiểu về việc bị rong kinh phải làm sao, chúng ta cần hiểu rằng rong kinh không tự khỏi được nếu không tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu không can thiệp phù hợp, bệnh không chỉ không khỏi mà còn ngày càng kéo dài và gây những hệ lụy xấu cho sức khỏe.

Trong trường hợp dấu hiệu này xảy ra do các bệnh phụ khoa gây ra và không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể lan sang các vùng xung quanh và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe sinh sản, khiến phụ nữ mất đi khả năng làm mẹ.

3. Tác động của rong kinh kéo dài đến sức khỏe phụ nữ

Nếu chảy máu âm đạo kéo dài chỉ xảy ra một vài lần hoặc diễn ra trong thời gian ngắn thì các chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này thường xuyên tái diễn thì không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống mà còn đe dọa sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Do đó, việc tìm hiểu về cách giải quyết tình trạng này trở nên cấp thiết.

Rong kinh diễn ra trong thời gian dài có thể gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các chị em. Cụ thể:

  • Ra máu kinh nhiều và kéo dài gây khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống gia đình.
  • Rong kinh kéo dài làm cơ thể mất nhiều máu hơn bình thường, gây ra thiếu máu với các  triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, và choáng váng.
  • Vùng kín thường ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển. Điều này sẽ dẫn đến các bệnh lý phụ khoa.
  • Ra máu kinh kéo dài có thể là dấu hiệu báo hiệu về rối loạn rụng trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
  • Rong kinh có thể là do các bệnh lý bên trong cơ thể. Vì vậy, nếu không được điều trị kịp thời, sức khỏe người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Máu chảy âm đạo kéo dài trong kỳ kinh có thể gây ra thiếu máu
Máu chảy âm đạo kéo dài trong kỳ kinh có thể gây ra thiếu máu

4. Bị rong kinh phải làm sao?

Khi đối mặt với câu hỏi bị rong kinh phải làm sao, chị em cần thực hiện một số biện pháp sau:

4.1. Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học

Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học là một cách hữu ích giúp hạn chế kỳ kinh nguyệt kéo dài. Đối với phụ nữ gặp phải tình trạng này thì nên:

  • Nghỉ ngơi khi thấy máu kinh ra nhiều và tránh vận động mạnh.
  • Xây dựng một giấc ngủ thoải mái và khoa học.
  • Tránh xa những yếu tố gây ra stress kết hợp với tập những bài yoga hoặc thiền định.
  • Duy trì vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thay đổi băng vệ sinh đều đặn.
Khi bị rong kinh, chị em nên nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh
Khi bị rong kinh, chị em nên nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh

4.2. Ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi do mất máu nhiều, tái tạo năng lượng và cải thiện sức khỏe chung. Vào những ngày “đèn đỏ”, chị em nên thực hiện những gợi ý về chế độ ăn như sau:

  • Bổ sung trái cây tươi và rau xanh vào bữa ăn hàng ngày để cân bằng đường trong máu, giúp hạn chế nhiễm trùng và cân bằng nội tiết tố.
  • Tăng cường bổ sung ngũ cốc ít đường. Điều này giúp cân bằng nội tiết tố và giảm tình trạng máu kinh chảy trong thời gian dài.
  • Tăng cường các loại cá giàu chất béo để giảm quá trình viêm và hỗ trợ giảm đau.
  • Bổ sung các  thực phẩm chứa nhiều sắt và vitamin B6 để cung cấp nguyên liệu sản xuất tế bào máu cũng như giúp ổn định hệ thần kinh trong những ngày “đèn đỏ”.
Bổ sung đa dạng các loại hoa quả trong kỳ kinh giúp người bệnh nâng  cao sức đề kháng
Bổ sung đa dạng các loại hoa quả trong kỳ kinh giúp người bệnh nâng  cao sức đề kháng

4.3. Đi khám bác sĩ chuyên khoa

Đi khám bác sĩ sản phụ khoa là bước quan trọng để tìm hiểu nguyên nhân gây rong kinh và có phương án điều trị hiệu quả. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng và ảnh hưởng của tình trạng chảy máu kinh nguyệt kéo dài đến với cơ thể để đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp như:

  • Đối với những trường hợp rong kinh nhẹ và ngắn ngày, cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt, kết hợp nghỉ ngơi hợp lý và sử dụng thuốc cân bằng nội tiết (khi cần thiết) có thể giúp giải quyết tình trạng này.
  • Đối với những trường hợp mức độ của tình trạng chảy máu kinh nặng do bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Khi người bệnh tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ có thể cải thiện được tình trạng này trong những chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
Khi rong kinh, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác nguyên nhân
Khi rong kinh, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác nguyên nhân

5. Lời khuyên của bác sĩ

Rong kinh là một trong những dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm với sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Vì vậy, người bệnh nên đến các cơ sở y tế nếu gặp phải những bất thường sau:

  • Thể tích máu kinh nhiều hơn bình thường.
  • Thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, thường lớn hơn 7 ngày.
  • Xuất hiện những dấu hiệu thiếu máu như da nhợt nhạt, móng dễ gãy, tóc dễ gãy rụng, hay mệt mỏi.

Bình thường, các chị em cũng nên theo dõi sát sao chu kỳ kinh nguyệt để kịp thời phát hiện ra những bất thường trong những ngày “đèn đỏ”.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn câu trả lời cho câu hỏi bị rong kinh phải làm sao. Đây là tình trạng do nhiều nguyên nhân gây ra nên khi xuất hiện bất cứ bất thường nào, bạn có thể liên hệ Hotline hoặc đặt lịch để được bác sĩ Ngọc Lan thăm khám và điều trị trực tiếp nhé!

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Bị rong kinh hơn 10 ngày có cần lo lắng không?

Rong kinh hơn 10 ngày có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa. Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí khi bị rong kinh kéo dài.

Thông tin kiến thức
Uống Orgametril trị rong kinh tốt không?

Uống Orgametril trị rong kinh có tốt không? Cùng tìm hiểu công dụng, cách sử dụng, liều dùng và lưu ý khi dùng thuốc Orgametril trị rong kinh hiệu quả.

Thông tin kiến thức
U nang buồng trứng trái nguy hiểm không?

Để biết u nang buồng trứng trái có nguy hiểm không, bạn cần hiểu rõ các loại u nang, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của bệnh này.

Thông tin kiến thức
Trên 26 tuổi có tiêm HPV được không?

Trên 26 tuổi có tiêm HPV được không? Có thể tiêm vắc xin HPV trên 26 tuổi để phòng ngừa nhiễm virus gây u nhú sinh dục và ung thư cổ tử cung.

All in one
Liên hệ