Bị ung thư cổ tử cung có đau không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Ung thư cổ tử cung có đau không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ung thư cổ tử cung có đau không là một trong những vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu ung thư cổ tử cung cũng như các lưu ý liên quan qua bài viết dưới đây, giải đáp cho câu hỏi của một bạn trong Group Hỏi đáp bệnh phụ khoa Hà Nội nhé!

1. Câu hỏi của người bệnh 

Một bạn giấu tên đã đặt câu hỏi trong group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI như sau “Bị ung thư cổ tử cung thì có cảm thấy đau đớn gì không ạ. Nếu có thì khi nào sẽ đau và thường đau ở vị trí nào ạ?”

“Bị ung thư cổ tử cung có đau không?” là thắc mắc của nhiều người
“Bị ung thư cổ tử cung có đau không?” là thắc mắc của nhiều người

2. Bác sĩ giải đáp: ung thư cổ tử cung có đau không?

 Với câu hỏi “Ung thư cổ tử cung có đau không” của bạn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu các dấu hiệu ung thư cổ tử cung để trả lời chính xác câu hỏi này nhé.

2.1. Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung

Cổ tử cung là cơ quan phía dưới của tử cung (cơ quan có chức năng điều tiết máu chảy mỗi chu kỳ kinh nguyệt và cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi trong suốt thai kỳ). Ung thư cổ tử cung là tình trạng mà các tế bào của cổ tử cung phát triển mạnh mẽ nhưng không chết theo chương trình tạo thành khối u ở vùng này.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, các dấu hiệu thường không rõ ràng, người bệnh có thể không cảm thấy bất thường gì. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi mà khối u lớn dần, gây ảnh hưởng tới các cơ quan lân cận. Câu hỏi ung thư cổ tử cung có đau không gần như không có dấu hiệu trong giai đoạn đầu. Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh lý này là:

  • Chảy máu vùng kín bất thường: xuất hiện máu sau khi quan hệ tình dục, giữa chu kỳ kinh nguyệt (thời gian mà không xảy ra ngày đèn đỏ) hoặc có thể gặp tình trạng kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường, máu ở chu kỳ kinh nhiều hơn bình thường.
  • Tiết dịch vùng kín bất thường: dịch có thể xuất hiện máu hoặc màu sắc bất thường như trắng đục, xanh hoặc nâu. Ngoài ra, dịch tiết còn có thể có mùi hôi.
  • Đau khi quan hệ tình dục: ở giai đoạn sớm, khi khối u vẫn chỉ tồn tại ở cổ tử cung, sau quan hệ, người bệnh có thể cảm thấy đau.
  • Đau vùng chậu: cảm giác đau âm ỉ vùng chậu thường xuất hiện ở giai đoạn khối u xâm lấn sang các vùng lân cận.
  • Phù chân: các tế bào di căn đến các hạch bạch huyết (các hạch chứa tế bào bạch huyết – hệ miễn dịch của cơ thể) có thể chặn đường di chuyển của các tế bào gây ra phù chân.
  • Triệu chứng khác: sụt cân, mệt mỏi, chán ăn, thay đổi đại tiểu tiện.
Chảy máu vùng kín là một trong những dấu hiệu thường gặp của ung thư cổ tử cung
Chảy máu vùng kín là một trong những dấu hiệu thường gặp của ung thư cổ tử cung

2.2. Ung thư cổ tử cung có đau không? 

Ung thư cổ tử cung có thể gây đau khi nó ở giai đoạn muộn, biểu hiện có thể gặp là đau khi quan hệ, ra máu sau quan hệ.

Trong trường hợp ung thư di căn đến các cơ quan khác, bệnh sẽ gây triệu chứng ở cơ quan đấy. Ví dụ di căn ở bàng quang thì có thể thấy tiểu khó, tiểu máu, di căn vào trực tràng thì có thể đại tiện khó, đại tiện ra máu, di căn lên phổi thì có thể đau ngực, ho, ho máu, ho khan,… 

2.3. Phương pháp phát hiện ung thư cổ tử cung sớm 

Cách tốt nhất để phát hiện ung thư cổ tử cung ở những giai đoạn sớm là tiến hành khám phụ khoa kết hợp với tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên. Các xét nghiệm để tầm soát bệnh lý này gồm:

  • Xét nghiệm HPV
  • Xét nghiệm tế bào học cổ tử cung (phát hiện những thay đổi bất thường về mặt tế bào vùng cổ tử cung)

Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, chị em nên tuân thủ theo lịch tầm soát để phát hiện bệnh. Chị em nên bắt đầu tầm soát từ năm 25 tuổi. Bởi vì ở giai đoạn đầu, câu hỏi ung thư cổ tử cung có đau không thì gần như là không có dấu hiệu gì cả.

Với phụ nữ từ 25 đến 65 tuổi không có yếu tố nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung nên thực hiện xét nghiệm tầm soát 3-5 năm/lần, kể cả những người đã tiêm phòng HPV.

Một số trường hợp sẽ không tiếp tục tiến hành tầm soát như:

  • Người trên 65 tuổi có kết quả tầm soát bình thường và không có những yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư cổ tử cung.
  • Những người đã cắt cổ tử cung không phải do điều trị ung thư ở vùng này.
Tầm soát ung thư cổ tử cung là việc làm cần thiết đối với các chị em trong tuổi sinh sản
Tầm soát ung thư cổ tử cung là việc làm cần thiết đối với các chị em trong tuổi sinh sản

3. Lời khuyên từ bác sĩ 

Bất kì loại ung thư nào cũng đều có đặc điểm là diễn ra âm thầm ở giai đoạn đầu. Vì vậy việc khám sức khỏe định kỳ nói chung và khám sức khỏe định kỳ sinh sản nói riêng là việc hết sức cần thiết. Không như những loại ung thư khác, ung thư cổ tử cung có nguyên nhân gây bệnh.

Vì vậy, chị em có thể phòng bệnh bằng cách tiêm phòng HPV kết hợp tầm soát ung thư dễ dàng, giá rẻ và độ chính xác cao để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. 

Ngoài ra, chị em cũng nên xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh lý này. Cụ thể là:

  • Chung thủy 1 vợ 1 chồng.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
  • Đảm bảo vùng kín luôn khô sạch. 

Mong rằng bài viết đã trả lời cho bạn câu hỏi “ung thư cổ tử cung có đau không?”. Đây là một bệnh lý nguy hiểm nên các bạn nữ nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhé. 

Trong trường hợp gặp những dấu hiệu bất thường đáng lo ngại hoặc có những câu hỏi gấp, liên hệ tới hotline 0868 555 168 để được hỗ trợ sớm nhất

z5440103600324 c25ae4b7f90810a3a1650be4773e4b6f 1

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
7 nguyên nhân gây khí hư màu hồng nhạt trước kỳ kinh

Khí hư màu hồng nhạt trước kỳ kinh có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu 7 nguyên nhân thường gặp, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Thông tin kiến thức
Khi nào nên tháo que tránh thai? Có đau không?

Tháo que tránh thai là một quy trình đơn giản, nhanh chóng. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết về quy trình tháo que tránh thai để các chị em có góc nhìn rõ hơn.

Thông tin kiến thức
Cấy que tránh thai bị rong kinh? Có nguy hiểm không?

Cấy que tránh thai bị rong kinh, có nguy hiểm không là băn khoăn của các chị em. Bài viết sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp chị em có góc nhìn rõ hơn.

Thông tin kiến thức
Soi tươi huyết trắng để làm gì?

Nhiều chị em thắc mắc: “Soi tươi huyết trắng để làm gì?”. Đây là một xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý phụ khoa. Cùng bài viết tìm hiểu nhé.

All in one
Liên hệ