Bị viêm âm đạo có ra máu không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Nhiều chị em lo lắng về tình trạng bị viêm âm đạo có ra máu. Tình trạng này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu trong bài này nhé.

Viêm âm đạo có ra máu cần làm gì? Điều trị và cách phòng ngừa viêm âm đạo như thế nào? Tất cả câu hỏi trên đã được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan chia sẻ trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nào.

1. Tại sao lại có hiện tượng ra máu âm đạo?

Trường hợp chảy máu âm đạo bình thường còn được gọi là hành kinh, hiện tượng này thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày và lặp lại có tính chu kỳ hàng tháng. Khi chị em phụ nữ bị ra máu âm đạo bất thường không có những tính chất như trên sẽ được gọi là ra máu âm đạo bất thường.

Tình trạng ra máu âm đạo bất thường làm chị em mất tự tin và lo lắng
Tình trạng ra máu âm đạo bất thường làm chị em mất tự tin và lo lắng

Theo BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu âm đạo mà không phải hành kinh có thể kể đến như:

  • Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết:

Chảy máu âm đạo là biểu hiện thường gặp khi sử dụng thuốc tránh thai nội tiết trong vài tháng đầu. Một số trường hợp chị em bị ra máu âm đạo sau khi sử dụng thuốc tránh thai kết hợp, thuốc tránh thai chỉ có progestin, cấy que tránh thai và sử dụng vòng tránh thai nội tiết.

Ra máu âm đạo do dùng thuốc tránh thai nội tiết thường không nghiêm trọng và sẽ biến mất sau vài tháng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kèm theo các dấu hiệu khác như: đau bụng, ra máu nhiều và xảy ra nhiều lần trong một thời gian ngắn thì chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Một số phương pháp tránh thai nội tiết hiện nay
Một số phương pháp tránh thai nội tiết hiện nay

Ngoài ra, khi gặp căng thẳng hoặc stress cũng có thể ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết điều này cũng làm rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt vấn đề này hay gặp ở những em gái mới hành kinh hoặc phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt này có thể bị nhầm lẫn với chảy máu âm đạo bất thường.

  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc tình trạng viêm nhiễm phụ khoa

Do tình trạng viêm nhiễm như viêm âm đạo có ra máu, viêm niêm mạc tử cung,… rất hay gặp gây ra máu âm đạo bất thường. Ngoài ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chalmydia hay bệnh lậu, chị em cũng hay gặp triệu chứng ra máu âm đạo.

Khi gặp phải tình trạng trên, chị em nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm. Nếu không được xử trí kịp thời, tình trạng viêm nhiễm như viêm âm đạo ra máu tiến triển nặng hơn có thể dẫn đến viêm tử cung, viêm vòi trứng,… gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

  • Lạc nội mạc tử cung

Bệnh lý lạc nội mạc tử cung là tình trạng khi các mô nội mạc tử cung bị lạc chỗ, phát triển ở các vị trí bất thường bên ngoài lòng tử cung như ở cơ tử cung, vòi trứng, buồng trứng,… .

Do cũng chịu tác dụng của hormone nội tiết nên cứ đến chu kỳ kinh các mô này sẽ bong ra và gây chảy máu. Tình trạng này thường gây biểu hiện đau bụng dữ dội có thể trước hoặc trong hành kinh. Lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới. 

  • Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân hay gặp kể trên, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây tình trạng chảy máu âm đạo bất thường như polyp buồng tử cung, u xơ tử cung, thai ngoài tử cung hoặc tình trạng dọa sảy thai và sảy thai.

Tình trạng viêm âm đạo có ra máu, đặc biệt khi quan hệ tình dục trong tình trạng viêm nhiễm. Nó hay gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh bị khô âm đạo.

2. Viêm âm đạo có ra máu không?

Nhiều chị em thắc mắc với bác sĩ: Viêm âm đạo có ra máu không? Trên thực tế, tình trạng này cũng có thể xảy ra. Điển hình như tình trạng nhiễm trùng nấm men âm đạo. Vậy nhiễm trùng nấm men là gì?

Nhiễm trùng nấm men (còn gọi là nhiễm nấm Candida) là tình trạng viêm nhiễm khi nấm Candida phát triển quá mức. Khi nó phát triển ảnh hưởng đến âm đạo và các mô ở âm hộ (cửa dẫn vào âm đạo), được gọi là nhiễm trùng nấm men âm đạo.

BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan chia sẻ thêm, thực tế cơ thể con người luôn có nấm Candida và hệ thống miễn dịch sẽ kiểm soát sự phát triển của nó.

Nếu vì nguyên nhân nào đó mà tình trạng pH âm đạo bị thay đổi hoặc hệ miễn dịch suy giảm, điều này tạo điều kiện cho nấm men trong âm đạo phát triển quá mức và gây nên tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, tình trạng thay đổi nội tiết tố đặc biệt khi mang thai cũng hay gặp tình trạng nhiễm trùng nấm men.

2.1. Nhiễm trùng nấm men có gây ra máu âm đạo không?

Nhiễm trùng nấm men có thể gây xuất huyết âm đạo bất thường. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do những vết cắt nhỏ, vết rạch hoặc vết loét ở mô âm đạo do tình trạng nhiễm trùng.

BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan cho biết, đa phần chảy máu âm đạo do nhiễm trùng nấm men là không đáng lo ngại. Nhưng nếu tình trạng này tái phát nhiều lần sẽ làm tình trạng chảy máu âm đạo nghiêm trọng hơn.

Dù tương tự nhau về triệu chứng nhưng điều trị viêm âm đạo có ra máu tùy từng trường hợp và nguyên nhân gây bệnh. Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm âm đạo, chị em nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.

2.2. Trong nhiễm trùng nấm men khi nào chảy máu âm đạo là bất thường?

Nếu tình trạng chảy máu âm đạo xảy ra khi nhiễm trùng nấm men kéo dài, số lượng ngày càng nhiều hoặc không cải thiện dù đã được điều trị tích cực. Điều này có thể là dấu hiệu của một nguyên nhân gây chảy máu âm đạo nghiêm trọng hơn.

Khi gặp phải tình trạng trên, chị em cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây chảy máu và xử trí kịp thời.

3. Bị viêm âm đạo có ra máu có sao không?

Theo bác sĩ BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương, viêm âm đạo có ra máu gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của chị em phụ nữ, có thể kể đến như:

  • Gây mất máu và thiếu máu: Viêm âm đạo có ra máu có thể gây mất máu và thiếu máu tùy theo mức độ bệnh. Nếu tình trạng chảy máu âm đạo kéo dài và không được điều trị đúng cách, có thể dẫn đến thiếu máu hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Viêm âm đạo ra máu có thể kèm theo biểu hiện ngứa, đau rát vùng kín. Những triệu chứng này làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của chị em.
  • Nhiễm trùng lan rộng: Nếu viêm âm đạo không được điều trị sớm và đúng cách, chị em có thể phải đối mặt với tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Tình trạng này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như viêm phần phụ, viêm tử cung, thậm chí gây vô sinh. 
  • Rối loạn kinh nguyệt: Viêm âm đạo có ra máu cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khó khăn trong theo dõi chu kỳ kinh nguyệt.
  • Ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng: Khi bị viêm âm đạo, sự khó chịu và mất tự tin của người vợ làm ảnh hưởng đến sự gần gũi vợ chồng, từ đó làm tình cảm vợ chồng xa cách.

Từ những ảnh hưởng của viêm âm đạo ra máu trên, BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan khuyên chị em nếu có tình trạng này cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh để lại hậu quả.

4. Viêm âm đạo có ra máu cần làm gì?

4.1. Xác định thời điểm ra máu

Thời điểm ra máu cũng rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh và định hướng các nguyên nhân. BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan chia sẻ, những nguyên nhân có thể nghĩ đến trong một số thời điểm dưới đây:

  • Sắp đến kỳ kinh: rối loạn kinh nguyệt, dấu hiệu của tiền mãn kinh hoặc tình trạng căng thẳng.
  • Ra máu sau quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục mạnh hoặc âm đạo khô, hay gặp ở chị em tiền mãn kinh.
  • Chậm kinh ra máu: máu báo có thai, dọa sảy thai, sảy thai.

Dù ở thời điểm nào đi nữa, khi có tình trạng ra máu âm đạo bất thường, chị em cũng nên đi khám ngay tại cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán về tình trạng cũng như đưa ra hướng xử trí kịp thời.

4.2. Chẩn đoán viêm âm đạo như thế nào?

Dựa vào quá trình thăm khám và khai thác bệnh sử kết hợp với làm xét nghiệm tìm nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán mức độ và nguyên nhân gây ra viêm âm đạo có ra máu. Cụ thể, BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan cho biết, các bước dưới đây giúp chẩn đoán viêm âm đạo:

  • Khai thác tiền sử, bệnh sử: Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh, triệu chứng gây khó chịu phải đi khám, tình trạng quan hệ tình dục, lối sống và các yếu tố liên quan. Qua đó giúp bác sĩ nhận định nguyên nhân có thể gây viêm âm đạo.
  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng chậu để kiểm tra xem âm đạo có dấu hiệu sưng đỏ, mẩn ngứa hay dịch âm đạo có bất thường hay không. 
  • Xét nghiệm tìm nguyên nhân: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu dịch âm đạo để làm xét nghiệm tìm nguyên nhân gây viêm, có thể là vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây bệnh. 
  • Xét nghiệm nước tiểu: Đôi khi biểu hiện của viêm âm đạo bị chồng lấp với nhiễm trùng tiết niệu. Nên việc xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán loại trừ hoặc chẩn đoán bệnh kèm theo.
  • Xét nghiệm HPV (Human Papillomavirus): Giúp đánh giá nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Dựa trên các kết quả thăm khám, hỏi bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán xác định về tình trạng viêm âm đạo cũng như nguyên nhân gây bệnh.

5. Điều trị viêm âm đạo có ra máu như thế nào?

Phụ thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể hay nói cách khác tùy thuộc mức độ bệnh, nguyên nhân gây viêm âm đạo có ra máu mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan cho biết, dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh được sử dụng hiện nay:

  • Thuốc chống nấm: Nếu căn nguyên được xác định do nấm Candida, thường được bác sĩ chỉ định dùng các thuốc chống nấm. Các thuốc này thường ở dạng kem, dạng viên hoặc thuốc xịt âm đạo. 
  • Thuốc kháng viêm và chống nhiễm khuẩn: Nếu căn nguyên được xác định do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ cho chị em sử dụng thuốc kháng viêm và kháng sinh để điều trị tình trạng vi khuẩn gây bệnh.
  • Điều chỉnh môi trường âm đạo: Viêm âm đạo càng làm cho môi trường âm đạo mất cân bằng, từ đó làm tình trạng viêm càng tiến triển xấu hơn. Vì vậy, điều chỉnh đưa pH âm đạo về pH sinh lí làm cải thiện triệu chứng viêm âm đạo. 
  • Sử dụng thuốc chống virus: Nếu căn nguyên được xác định do virus như Herpes simplex gây ra, việc chỉ định dùng thuốc chống virus sẽ được bác sĩ cân nhắc để điều trị.

6. Cách phòng ngừa viêm âm đạo có ra máu

Theo BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, viêm âm đạo hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp rất đơn giản như thực hiện các thói quen làm sạch và chăm sóc cho vùng âm đạo. Cụ thể như:

  • Duy trì vệ sinh cá nhân: Vệ sinh âm đạo hằng ngày bằng nước ấm và sạch. Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh như xà phòng, sữa tắm và dầu gội để rửa âm đạo. Vì nó làm mất cân bằng pH sinh lí âm đạo.
  • Sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp: Nên dùng các dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, tránh gây kích ứng. 
  • Tránh mặc quần chật: Lựa chọn quần áo lót kích cỡ rộng rãi, thoáng mát, thường những sản phẩm được làm bằng chất liệu bằng cotton giúp chị em cảm thấy thoải mái.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu và các chất gây kích thích khác. Vì chúng có thể gây mất cân bằng pH âm đạo
  • Quan hệ tình dục an toàn: Nên quan hệ tình dục một vợ một chồng, tránh sử dụng các đồ chơi tình dục dễ gây tình trạng viêm nhiễm. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục cũng là biện pháp quan trọng để bảo vệ chị em tránh khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục và tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
  • Tránh dùng khăn giấy một lần: Chị em nên sử dụng khăn sạch, vải mềm để lau vùng kín. Sau khi đi vệ sinh, chị em nên lau từ trước ra sau tránh để vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo.
  • Hạn chế stress: Căng thẳng, lo lắng cũng làm ảnh hướng đến sức khỏe. Điều này lại tạo điều kiện cho tình trạng viêm âm đạo phát triển. Vì vậy, chị em nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giảm stress bằng phương pháp tập luyện như yoga, thiền,… .
  • Chăm sóc sức khỏe tổng thể: Để có cơ thể khỏe mạnh, chị em cần duy trì lối sống khoa học, lành mạnh. Chị em cần ăn uống cân đối, đa dạng thực phẩm kết hợp với tập thể dục đều đặn,và ngủ đủ giấc.
  • Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần là rất quan trọng. Việc này giúp chị em có sức khỏe phụ khoa tốt mà còn giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.  

7. Lời khuyên của bác sĩ

Qua bài viết trên, chị em cần chú ý tuyệt đối không tự mua thuốc tự điều trị đặc biệt là thuốc đặt âm đạo mà cần được thăm khám và điều trị. Nếu đang gặp tình trạng viêm âm đạo có ra máu hãy bình tĩnh tìm cơ sở khám và điều trị uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng.

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương luôn là địa chỉ được nhiều chị em đặt niềm tin. Đặt lịch khám với bác sĩ ngay tại đây.

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Chậm kinh 4 ngày có thai không?

    Chậm kinh 4 ngày có thai không? Chậm kinh có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như stress, thay đổi cân nặng hoặc rối loạn nội tiết.

    Thông tin kiến thức
    Soi cổ tử cung bao lâu có kết quả?

    Soi cổ tử cung giúp tầm soát sớm ung thư và bệnh phụ khoa, nhưng nhiều chị em còn lo lắng. Tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn.

    Thông tin kiến thức
    Cách xử lý rong kinh đau lưng hiệu quả

    Rong kinh đau lưng có nguy hiểm không? Tại sao lại gặp tình trạng này? Cách xử lý như thế nào?

    Thông tin kiến thức
    Rau bám mép là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

    Rau bám mép là một dạng của nhau tiền đạo, xảy ra khi nhau thai nằm ở rìa cổ tử cung. Triệu chứng phổ biến là chảy máu âm đạo vào nửa sau thai kỳ. 

    All in one
    Liên hệ