Bị viêm lộ tuyến thì nên đốt hay dùng thuốc ?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Bị viêm lộ tuyến thì nên đốt hay dùng thuốc? Hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu và giải thích về vấn đề này.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là vấn đề sức khỏe phụ nữ phổ biến và có thể gây ra nhiều phiền toái và khó chịu. Hiện tại, hai phương pháp điều trị chính là sử dụng thuốc và phương pháp đốt. Vậy bị viêm lộ tuyến thì nên đốt hay dùng thuốc?

1. Các phương pháp điều trị viêm lộ tuyến

Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng tế bào tuyến phát triển bên ngoài cổ tử cung (nơi mà bình thường chỉ có tế bào lát) nên dễ bị viêm nhiễm. Triệu chứng khi có viêm lộ tuyến bao gồm dịch âm đạo (khí hư) ra đổi màu, mùi hôi, ngứa ngáy và đau rát vùng kín, cũng như khó chịu trong quan hệ tình dục.

Để lâu không điều trị bệnh tiến triển nặng hơn theo các cấp độ cùng với các biến chứng khôn lường như viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, viêm niêm mạc tử cung hoặc viêm phần phụ (do viêm lan ngược lên theo đường sinh dục), thậm chí vô sinh…

Đau bụng dưới do viêm lộ tuyến
Bị đau bụng bệnh phải là bị gì?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể được điều trị bằng hai phương pháp chính là sử dụng thuốc và đốt viêm lộ tuyến. Ngoài ra còn phương pháp áp lạnh và phẫu thuật nhưng không thường được ưu tiên.

Tuy nhiên, bị viêm lộ tuyến thì nên đốt hay dùng thuốc phụ thuộc vào mức độ và tình trạng của bệnh. Dưới đây là một số thông tin về cả hai phương pháp điều trị:

1.1. Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng nấm, kháng sinh để giảm viêm và loại bỏ nhiễm trùng. Các thuốc này có thể dùng đường uống hoặc đặt trực tiếp vào âm đạo để điều trị viêm. Đồng thời, tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng là một phần quan trọng trong quá trình điều trị.

1.2. Điều trị bằng cách đốt

Đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung là một phương pháp điều trị ngoại khoa sau khi đã điều trị viêm ổn định, thông qua áp dụng nhiệt để loại bỏ các tế bào lộ tuyến và giảm nguy cơ tái phát các triệu chứng viêm như khí hư âm đạo nhiều hoặc chảy máu âm đạo không bình thường. Có hai phương pháp chính để đốt lộ tuyến:

  • Đốt điện: Sử dụng dòng điện cao tần để phá hủy các tế bào bị tổn thương trong vùng lộ tuyến.
  • Đốt laser: Sử dụng tia laser để chiếu vào các tế bào lộ tuyến, tiêu diệt các tế bào bị bệnh và kích thích tế bào biểu mô phục hồi nhanh chóng.

Điều trị: Cần đốt điện hoặc laser để loại bỏ tổn thương phối hợp cùng với việc uống thuốc theo kê đơn từ bác sĩ. Quá trình đốt viêm lộ tuyến được thực hiện dưới sự hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ chuyên gia.

2. Bị viêm lộ tuyến thì nên đốt hay dùng thuốc?

Bị viêm lộ tuyến thì nên đốt hay dùng thuốc? Tùy vào tình trạng cũng như mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị là sử dụng thuốc hay phải can thiệp bằng phương pháp đốt.

2.1. Khi nào sử dụng thuốc điều trị viêm lộ tuyến?

Trong trường hợp viêm lộ tuyến ở cấp độ 1 (viêm nhẹ, vùng lộ tuyến chiếm dưới ⅓ bề mặt cổ tử cung), thường không cần áp dụng phương pháp đốt. Thay vào đó, việc sử dụng thuốc đặt phụ khoa kết hợp với vệ sinh vùng kín đúng cách và hạn chế quan hệ tình dục trong quá trình điều trị có thể giúp kiểm soát bệnh.

Biểu hiện của bệnh ở cấp độ 1 có thể thấy như:

  • Xuất hiện khí hư bất thường (trắng đục, vàng hoặc xanh).
  • Mùi hôi khó chịu và có thể gây ngứa ngáy vùng âm đạo.

Ở cấp độ 2 hoặc 3 (vùng lộ tuyến chiếm từ ⅓ đến toàn bộ bề mặt cổ tử cung), trong một số trường hợp, bác sĩ cũng chỉ định thuốc điều trị viêm và có thể không phải sử dụng thêm phương pháp khác để diệt lộ tuyến, tuỳ thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân với điều trị nội khoa, nguy cơ tái phát và nhu cầu của mỗi bệnh nhân.

2.2. Khi nào sử dụng đốt điều trị viêm lộ tuyến?

Trong trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung diện rộng (từ độ 2 đến độ 3), bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phương pháp đốt lộ tuyến. Trước khi áp dụng phương pháp này, bệnh nhân cần được điều trị bằng phương pháp nội khoa để kiểm soát viêm nhiễm. Sau khi tình trạng viêm nhiễm được ổn định, bác sĩ có thể quyết định tiến hành điều trị đốt lộ tuyến.

Biểu hiện tổn thương cấp độ 2 và 3 quan sát thấy:

  • Xuất hiện khí hư bất thường (trắng đục, vàng hoặc xanh).
  • Mùi hôi khó chịu và có thể gây ngứa ngáy vùng âm đạo.
  • Đau và xuất huyết sau quan hệ tình dục.
  • Xuất huyết nhưng không phải vào chu kỳ kinh nguyệt.
  • Cơ thể mệt mỏi, rối loạn kỳ kinh nguyệt, đau thắt bụng dưới như đau bụng kinh nhưng không phải chu kỳ.
  • Giảm ham muốn hay không hứng thú khi quan hệ tình dục.

Quyết định sử dụng phương pháp đốt lộ tuyến cần được đưa ra bởi bác sĩ chuyên khoa phụ khoa dựa trên đánh giá tổng thể về tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân.

Bị viêm lộ tuyến thì nên đốt hay dùng thuốc
Bị viêm lộ tuyến thì nên đốt hay dùng thuốc

3. Những ảnh hưởng không mong muốn của đốt viêm lộ tuyến

Phương pháp điều trị đốt lộ tuyến cổ tử cung có thể mang lại hiệu quả và được áp dụng rộng rãi trong việc điều trị viêm lộ tuyến bởi tính an toàn, nhanh và không gây đau đớn trong quá trình thực hiện thủ thuật.

Tuy nhiên, giống phương pháp điều trị khác, đốt lộ tuyến cũng có thể gây ra những tác động không mong muốn như:

  • Gây sẹo cứng: Nếu quá trình đốt lộ tuyến không được thực hiện đúng cách, có thể dẫn đến sẹo cứng và làm giảm tính đàn hồi của cổ tử cung. Điều này có thể gây rủi ro về vỡ rách cổ tử cung trong quá trình chuyển dạ sinh thường.
  • Chít hẹp cổ tử cung: Kỹ thuật đốt không chính xác có thể khiến cổ tử cung bị chít hẹp, gây ứ đọng máu kinh và cản trở quá trình thụ tinh. Điều này có thể gây vô sinh hay hiếm muộn.
  • Tái phát viêm lộ tuyến: Nếu quá trình đốt lộ tuyến không triệt để hoặc quá trình chăm sóc sau đốt lộ tuyến không đúng, bệnh có thể tái phát sau một thời gian ngắn, đòi hỏi việc đốt diệt tuyến nhiều lần.

4. Lời khuyên của bác sĩ

Khi bị viêm lộ tuyến, việc điều trị ngay từ những tình trạng nhẹ có thể giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và tránh tái phát sau này. Việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế và theo chỉ định của bác sĩ là quan trọng để đảm bảo điều trị hiệu quả và tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Bị viêm lộ tuyến thì nên đốt hay dùng thuốc? Nếu viêm lộ tuyến đã nặng, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp đốt lộ tuyến để điều trị.

Tuy nhiên, điều này cần được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và tại các phòng khám uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể dựa trên tình trạng bệnh của từng người và các yếu tố khác nhau.

Quan trọng nhất, chị em hãy tìm kiếm sự tư vấn và chăm sóc y tế từ các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo điều trị đúng cách và tránh biến chứng nguy hại có thể xảy ra.

Liên hệ tại đây để được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên Trưởng khoa Phụ ngoại bệnh viện Phụ sản Trung Ương tư vấn trực tiếp về tình trạng bệnh.

Địa chỉ Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa: số 26, ngõ 30, Nguyễn Đình Chiểu, Lê Đại Hành, Hà Nội.

Bài viết liên quan

Hỏi đáp bác sĩ
Cấy que tránh thai có bị nám da không?

Cấy que tránh thai có bị nám da không? Là câu hỏi nhiều chị em thắc mắc. Cấy que tránh thai có thể gây nám da do sự thay đổi hormone nội tiết.

Hỏi đáp bác sĩ
Cơ chế hoạt động của que tránh thai như thế nào?

Tìm hiểu cơ chế hoạt động của que tránh thai và tác dụng phụ. Khám phá cách que tránh thai ngăn ngừa thai và chống chỉ định với những đối tượng nào.

Hỏi đáp bác sĩ
Tiểu buốt và đau khi quan hệ có sao không?

Đau khi quan hệ cảnh báo điều gì? Cùng tìm hiểu tiểu buốt, đau rát sau quan hệ có nguy hiểm không qua bài viết dưới đây nhé!

Hỏi đáp bác sĩ
[Bác sĩ giải đáp] Quan hệ xong bị rong kinh có sao không?

Bị rong kinh sau khi quan hệ khiến chị em cảm thấy lo lắng và có tâm lý ngại gần gũi với bạn đời. Vậy quan hệ xong bị rong kinh có sao không? Phòng tránh như thế nào?

All in one
Liên hệ