Bụng bầu 4 tháng thế nào là bình thường kèm hình ảnh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Bụng bầu 4 tháng với nhiều sự thay đổi. Đây là thời điểm thai nhi phát triển vượt bậc. Các mẹ cùng tìm hiểu bụng bầu 4 tháng như thế nào là bình thường.

Ở tháng thứ 4, các bà mẹ đã bắt đầu cảm nhận những sự thay đổi của cơ thể mình. Hình ảnh bụng bầu 4 tháng có thể to hơn hoặc nhỏ hơn so với các mẹ khác. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu hình ảnh bụng bầu 4 tháng qua bài viết sau.

1. Dấu hiệu thay đổi đến tháng thứ 4 của thai kỳ

Tháng thứ 4 là thời điểm tam cá nguyệt giữa. Trong giai đoạn này, cơ thể sẽ trải qua nhiều sự thay đổi. Bụng bầu 4 tháng cũng là bạn lúc cảm nhận được hình ảnh và nghe nhịp tim thai nhi. Siêu âm thai tại thời điểm này sẽ cho bố mẹ thấy những hình ảnh sống động nhất về người con của mình.

Bụng bầu 4 tháng có thể cảm nhận được hình ảnh và nghe được nhịp tim thai nhi thông qua siêu âm
Bụng bầu 4 tháng có thể cảm nhận được hình ảnh và nghe được nhịp tim thai nhi thông qua siêu âm

Các mẹ sẽ dần dần có những sự thay đổi về tâm sinh lý, thói quen sinh hoạt và ngoại hình bên ngoài. Điển hình như: 

  • Thèm ăn

Vào giai đoạn bụng bầu 4 tháng, các mẹ sẽ giảm bớt tình trạng ốm nghén. Các mẹ sẽ bắt đầu thèm ăn hơn, muốn ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn phải thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. 

Đặc biệt, nếu cảm thấy muốn ăn các loại đồ vật, như phấn, đá hoặc bột giặt, chị em hãy thăm khám ngay với bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của hội chứng pica – hội chứng thiếu máu.

  • Đau bụng âm ỉ

Trong quá trình mang thai, tử cung phát triển, giãn nở ra cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, các mẹ có thể đau bụng dưới âm ỉ. 

  • Viêm nướu

Nếu nướu bị sưng hoặc chảy máu khi đánh răng, đó có thể là dấu hiệu của viêm nướu. Hormone thai kỳ có thể khiến các mẹ dễ bị viêm nướu, và khiến nướu nhạy cảm hơn so với bình thường. 

Để làm giảm tình trạng khó chịu, các mẹ hãy sử dụng bàn chải có lông mềm, rửa sạch nướu với nước muối ấm. Ngoài ra, chị em cũng nên thăm khám với nha sĩ để kiểm tra định kỳ mỗi sáu tháng hoặc sớm hơn nếu cần.

  • Giãn tĩnh mạch

Vào thời điểm bụng bầu 4 tháng, tĩnh mạch có màu đỏ hoặc tím sẽ xuất hiện trên bề mặt da là dấu hiệu của việc giãn tĩnh mạch. Sự gia tăng lưu thông trong giai đoạn mang thai là nguyên nhân chính cho việc các mẹ dễ bị giãn tĩnh mạch. Tình trạng này thường sẽ tự mờ dần sau khi sinh con.

  • Rạn da

Khi bụng bầu 4 tháng, các mẹ sẽ bắt đầu có những vệt đỏ, nâu hoặc tím xuất hiện trên bề mặt da bụng, ngực, mông hoặc đùi vào thời điểm 4 tháng. 

  • Đi tiểu đau

Nếu cảm thấy nóng rát khi đi tiểu, các mẹ có thể đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Đặc biệt là trong thời kỳ mang thai, tử cung phát triển tạo áp lực lên vùng bàng quang, khiến việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, nếu thấy đi tiểu đau, tiểu buốt, các mẹ hãy đến phòng khám Sản Phụ Khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Các triệu chứng mà mẹ có thể gặp qua các tháng của thai kỳ
Các triệu chứng mà mẹ có thể gặp qua các tháng của thai kỳ

2. Thai 4 tháng bụng to chưa?

Trong giai đoạn 4 tháng, cơ thể mẹ và bé sẽ trải qua nhiều sự thay đổi. Do đó, nhiều mẹ thắc mắc bụng bầu 4 tháng đã to chưa. Hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương tìm hiểu về hình ảnh bụng bầu 4 tháng nhé.

Vào tháng thứ 4, thai nhi sẽ có kích thước cỡ bằng quả xuân đào, khoảng 8,5cm. Các mẹ có thể cảm nhận được sự lớn dần lên của em bé trong bụng và những chuyển động của thai nhi trên siêu âm. Tuy nhiên, chuyển động hoặc vị trí của thai nhi vẫn còn nhẹ nên dường như sẽ không nhận thấy hoặc cảm nhận được.

Vào khoảng từ tuần thứ 12 (hay là cuối tháng thứ 3 của thai kỳ), tử cung sẽ nở to bằng nắm tay của đàn ông. Một tháng sau đó (tức tuần thứ 16), bụng bầu của mẹ có thể to gần bằng quả dưa hấu chín. 

Bụng bầu của mẹ có thể to gần bằng quả dưa hấu vào tuần 16
Bụng bầu của mẹ có thể to gần bằng quả dưa hấu vào tuần 16

3. Hình ảnh bụng bầu 4 tháng

Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người cùng với tình trạng sinh lý, mỗi thai nhi sẽ có sự phát triển khác nhau. Từ đó, mỗi mẹ cũng sẽ có một kích thước bụng bầu 4 tháng khác nhau. 

Sự khác biệt của bụng bầu 4 tháng so với các tháng khác
Sự khác biệt của bụng bầu 4 tháng so với các tháng khác
Mỗi mẹ sẽ có một hình ảnh bụng bầu khác nhau vào tháng thứ 4
Mỗi mẹ sẽ có một hình ảnh bụng bầu khác nhau vào tháng thứ 4

4. Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 4

Bụng bầu 4 tháng là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Giai đoạn này, bé thường chỉ nặng khoảng 100g và dài khoảng 15cm.

Em bé đã phát triển các đặc điểm trên khuôn mặt, tay và chân của thai nhi cũng đã được định hình rõ ràng. Các bộ phận khác như: xương, răng, mi mắt, lông mi, móng tay và thậm chí cả tóc cũng có thể được nhìn thấy qua hình ảnh siêu âm. Khi được 16 tuần, các bé sẽ thường được bao phủ bởi một lớp lông tơ mỏng.

Khi bụng bầu 4 tháng, hệ thần kinh và giác quan của em bé phát triển đầy đủ. Theo các chuyên gia y tế, thai nhi lúc này có thể cảm nhận và nghe được giọng nói của người mẹ.

Ở giai đoạn 4 tháng, giới tính cũng sẽ được chẩn đoán tương đối chính xác. Vì buồng trứng của bé gái sẽ di chuyển dần từ vùng bụng xuống vùng chậu trong khi tuyến tiền liệt sẽ bắt đầu phát triển ở bé trai. 

Khi đi siêu âm, bạn còn có thể nhìn rõ mặt con mình. Đặc biệt, công nghệ siêu âm Doppler còn giúp nghe được nhịp tim của thai nhi.

Nhau thai lúc này cũng sẽ phát triển cùng với nhu cầu về oxy và chất dinh dưỡng của bé. Dây rốn cũng sẽ to hơn và dài hơn để bé cảm thấy thoải mái hơn khi ở trong bụng mẹ. 

5. Thay đổi của cơ thể mẹ ở tháng thứ 4

Vào tháng thứ 4, ngực của mẹ sẽ to lên và xuất hiện quầng thâm để sẵn sàng cho quá trình bú sữa mẹ. Ngoài ra, những mạch máu trên da nổi lên dưới sự thay đổi của hormone thai kỳ. Do đó, một số mẹ sẽ xuất hiện các vết đỏ trên đùi và ngực, bắt đầu có những vết rạn da. Sau khi sinh con, các đường này sẽ mờ dần và biến mất. 

Ở tuần thai thứ 14, các triệu chứng khó chịu như ốm nghén sẽ dần biến mất, mẹ có thể ăn uống thoải mái hơn. Vì vậy, hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và bổ sung thêm vitamin và khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.

6. Lưu ý cho mẹ bụng bầu 4 tháng

Mẹ bầu trong giai đoạn này, nên chuẩn bị:

  • Chọn những bộ quần áo dành cho bà bầu thoải mái và phù hợp.
  • Hạn chế trang điểm khi mang thai, vì lúc này da rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
  • Đối với tình trạng thường xuyên rụng tóc, tóc xỉn màu và xơ xác, bạn nên bổ sung thêm vitamin A, B và uống thêm nhiều nước. 
  • Do sự gia tăng của các hormone thai kỳ, da của bạn có thể trở nên sạm hơn. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể dùng mặt nạ dưa chuột để đắp lên mặt.
  • Mẹ bầu tháng thứ tư nên hít thở không khí trong lành mỗi ngày. Đồng thời, cần tránh những bài tập cần giãn cơ để không gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Ăn uống điều độ với đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Việc ăn uống đầy đủ chất có thể giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất của cả mẹ và bé. 
  • Nạp thêm vitamin C để tăng độ bền của mạch máu, cải thiện tình trạng giãn mạch máu, giúp làm bền thành mạch. 
  • Ngủ nghiêng (về phía bên trái) và kê gối giữa hai chân giúp nhau thai nhận đủ máu và cải thiện chức năng thận.

Ở tháng thứ 4, các bà mẹ đã bắt đầu cảm nhận những sự thay đổi của cơ thể mình. Với chế độ ăn uống và cơ địa mà mỗi người sẽ có một hình ảnh bụng bầu 4 tháng khác nhau. Giữ cho mình tinh thần lạc quan, lối sống khỏe mạnh và chế độ ăn uống hợp lý chính là cách để bảo vệ sức khỏe không chỉ cho bản thân mẹ mà còn giúp cho sự phát triển toàn diện của bé. 

Tham gia group Hội mẹ bầu Hà Nội (Nhóm chính thức) - cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm mang thai và sinh con - để trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin cùng các mẹ bầu và hỏi đáp với bác sĩ

Hội mẹ bầu Hà Nội (Nhóm chính thức)

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Đa ối: 10 điều mẹ bầu cần biết

Đa ối là hiện tượng tích tụ dư thừa nước ối trong thai kỳ. Mẹ bầu cần biết dấu hiệu, nguyên nhân, nguy hiểm của bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

Thông tin kiến thức
Vì sao ai mang bầu cũng cần sàng lọc tiền sản giật?

Tiền sản giật là một bệnh lý gây nguy hiểm trong thai kỳ. Do vậy, phụ nữ mang thai ai cũng cần sàng lọc tiền sản giật để phòng ngừa biến chứng do bệnh gây ra.

Thông tin kiến thức
Bế sản dịch sau sinh: 7 điều cần biết

Bế sản dịch sau sinh là tình trạng sản dịch tồn đọng lại ở tử cung, gây các biến chứng nguy hiểm. Do đó, chị em cần nắm rõ nguyên nhân và cách phòng tránh.

Thông tin kiến thức
Cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo hiệu quả

Hướng dẫn cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo hiệu quả và an toàn nhất. Tìm hiểu nhau tiền đạo là gì và cách giảm nguy cơ biến chứng rau tiền đạo dưới đây.

All in one
Liên hệ